Lấn, chiếm đất là nguyên nhân chính dẫn đến các tranh chấp đất đai. Đây là hành vi trái pháp luật và có thể bị xử lý về Tội chiếm đoạt đất đai. Vậy pháp luật quy định ra sao về tội này?
1. Lấn chiếm đất đai là gì?
Tại khoản 1, 2 Điều 3 Nghị định 91/2019/NĐ-CP quy định về hành vi lấn đất, chiếm đất như sau:
- Lấn đất là việc người sử dụng đất chuyển dịch mốc giới hoặc ranh giới thửa đất để mở rộng diện tích đất sử dụng mà không được cơ quan quản lý nhà nước về đất đai cho phép hoặc không được người sử dụng hợp pháp diện tích đất bị lấn đó cho phép.
- Chiếm đất là việc sử dụng đất thuộc một trong các trường hợp:
- Tự ý sử dụng đất mà không được cơ quan quản lý nhà nước về đất đai cho phép.
- Tự ý sử dụng đất thuộc quyền sử dụng hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác mà không được tổ chức, cá nhân đó cho phép.
- Sử dụng đất được Nhà nước giao, cho thuê đất đã hết thời hạn sử dụng mà không được Nhà nước gia hạn sử dụng, trừ trường hợp hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp sử dụng đất nông nghiệp.
2. Tội lấn chiếm đất đai bị xử lý thế nào?
Lấn, chiếm, hủy hoại đất đai là hành vi pháp luật nghiêm cấm do đó người sử dụng đất có hành vi này sẽ bị xử lý nghiêm theo quy định pháp luật.
Theo Điều 228 Bộ luật Hình sự 2015 thì người nào lấn chiếm đất, chuyển quyền sử dụng đất hoặc sử dụng đất trái với các quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng đất đai sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội vi phạm các quy định về sử dụng đất đai nếu:
- Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này; hoặc
- Đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.
Theo đó, khung hình phạt với người bị truy cứu hình sự đối với hành vi chấm, chiếm đất đai như sau:
- Khung 1:
Phạt tiền từ 50 - 500 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng - 03 năm.
- Khung 2:
Phạt tiền từ 500 triệu đồng - 02 tỷ đồng hoặc phạt tù từ 02 - 07 năm nếu phạm tội thuộc một trong các trường hợp:
- Có tổ chức;
- Phạm tội 02 lần trở lên;
- Tái phạm nguy hiểm.
Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10 - 50 triệu đồng.
3. Lấn chiếm đất chưa đến mức truy cứu hình sự, bị phạt bao nhiêu?
Trường hợp hành vi lấn chiếm đất chưa đến mức truy cứu hình sự sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính. Mức xử phạt đối với hành vi này được quy định rõ tại Điều 14 Nghị định 91/2019/NĐ-CP, cụ thể:
TT | Diện tích lấn, chiếm | Mức phạt tiền | |
Khu vực nông thôn | Khu vực đô thị | ||
Lấn, chiếm đất chưa sử dụng | |||
1 | Lấn, chiếm dưới 0,05 héc ta | Từ 02 - 03 triệu đồng | Mức xử phạt bằng 02 lần mức xử phạt đối với loại đất tương ứng tại khu vực nông thôn và mức phạt tối đa không quá 500 triệu đồng đối với cá nhân, không quá 01 tỷ đồng đối với tổ chức |
2 | Lấn, chiếm từ 0,05 đến dưới 0,1 héc ta | Từ 03 - 05 triệu đồng | |
3 | Lấn, chiếm từ 0,1 đến dưới 0,5 héc ta | Từ 05 - 15 triệu đồng | |
4 | Lấn, chiếm từ 0,5 đến dưới 01 héc ta | Từ 15 - 30 triệu đồng | |
5 | Lấn, chiếm từ 01 héc ta trở lên | Từ 30 - 70 triệu đồng | |
Lấn, chiếm đất nông nghiệp không phải là đất trồng lúa, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất | |||
1 | Lấn, chiếm dưới 0,05 héc ta | Từ 03 - 05 triệu đồng | Mức xử phạt bằng 02 lần mức xử phạt đối với loại đất tương ứng tại khu vực nông thôn và mức phạt tối đa không quá 500 triệu đồng đối với cá nhân, không quá 01 tỷ đồng đối với tổ chức |
2 | Lấn, chiếm từ 0,05 đến dưới 0,1 héc ta | Từ 05 - 10 triệu đồng | |
3 | Lấn, chiếm từ 0,1 đến dưới 0,5 héc ta | Từ 10 - 30 triệu đồng | |
4 | Lấn, chiếm từ 0,5 đến dưới 01 héc ta | Từ 30 - 50 triệu đồng | |
5 | Lấn, chiếm từ 01 héc ta trở lên | Từ 50 - 120 triệu đồng | |
Lấn, chiếm đất nông nghiệp là đất trồng lúa, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất | |||
1 | Lấn, chiếm dưới 0,02 héc ta | Từ 03 - 05 triệu đồng | Mức xử phạt bằng 02 lần mức xử phạt đối với loại đất tương ứng tại khu vực nông thôn và mức phạt tối đa không quá 500 triệu đồng đối với cá nhân, không quá 01 tỷ đồng đối với tổ chức |
2 | Lấn, chiếm từ 0,02 đến dưới 0,05 héc ta | Từ 05 - 07 triệu đồng | |
3 | Lấn, chiếm từ 0,05 đến dưới 0,1 héc ta | Từ 07 - 15 triệu đồng | |
4 | Lấn, chiếm từ 0,1 đến dưới 0,5 héc ta | Từ 15 - 40 triệu đồng | |
5 | Lấn, chiếm từ 0,5 đến dưới 01 héc ta | Từ 40 - 60 triệu đồng | |
6 | Lấn, chiếm từ 01 héc ta trở lên | Từ 60 - 150 triệu đồng | |
Lấn, chiếm đất phi nông nghiệp, trừ trường hợp lấn, chiếm đất thuộc hành lang bảo vệ an toàn công trình và đất công trình có hành lang bảo vệ, đất trụ sở làm việc và cơ sở hoạt động sự nghiệp của cơ quan, tổ chức | |||
1 | Lấn, chiếm dưới 0,05 héc ta | Từ 10 - 20 triệu đồng | Mức xử phạt bằng 02 lần mức xử phạt đối với loại đất tương ứng tại khu vực nông thôn và mức phạt tối đa không quá 500 triệu đồng đối với cá nhân, không quá 01 tỷ đồng đối với tổ chức |
2 | Lấn, chiếm từ 0,05 đến dưới 0,1 héc ta | Từ 20 - 40 triệu đồng | |
3 | Lấn, chiếm từ 0,05 đến dưới 0,1 héc ta | Từ 40 - 100 triệu đồng | |
4 | Lấn, chiếm từ 0,5 đến dưới 01 héc ta | Từ 100 - 200 triệu đồng | |
5 | Lấn, chiếm từ 0,5 đến dưới 01 héc ta | Từ 200 - 500 triệu đồng |
Trên đây là giải đáp về mức phạt tội chiếm đoạt đất đai. Mọi vấn đề còn vướng mắc vui lòng liên hệ 19006192 để được LuatVietnam hỗ trợ, giải đáp cụ thể.