Tổ chức hội nghị nhà chung cư lần đầu: Điều kiện và quy trình

Khi sống ở chung cư, hội nghị nhà chung cư lần đầu là một trong những cuộc họp mà cư dân phải tham gia. Vậy tổ chức hội nghị nhà chung cư lần đầu thế nào?

 

Điều kiện tổ chức hội nghị nhà chung cư lần đầu

Khoản 5 Điều 1 Thông tư 06/2019/TT-BXD quy định về điều kiện tổ chức hội nghị nhà chung cư lần đầu gồm:

Điều kiện tổ chức

- Được tổ chức trong 12 tháng kể từ ngày nhà chung cư được bàn giao đưa vào sử dụng và có tối thiểu 50% số căn hộ được bàn giao cho người mua, thuê mua. Nếu chưa có đủ 50% số căn hộ được bàn giao thì tổ chức hội nghị nhà chung cư sau khi có đủ 50% số căn hộ được bàn giao.

- Tổ chức hội nghị của cụm nhà chung cư khi có tối thiểu 50% số căn hộ của mỗi toà nhà trong cụm đã được bàn giao cho người mua hoặc thuê mua và có tối thiểu 50% đại diện chủ sở hữu căn hộ của từng toà đã nhận bàn giao đưa vào sử dụng đồng ý nhập toà nhà chung cư đó vào cụm nhà chung cư.

Điều kiện về số người tham gia

- Có tối thiểu 50% đại diện chủ sở hữu căn hộ nhận bàn giao tham gia. Nếu không đủ thì chủ đầu tư hoặc đại diện chủ sở hữu căn hộ có văn bản đề nghị Uỷ ban nhân dân cấp xã tổ chức.

- Đảm bảo đủ số lượng đồng ý nhập toà nhà vào cụm nhà chung cư (50% đại diện chủ sở hữu căn hộ đã nhận bàn giao tham dự). Nếu không đủ số người thì trong thông báo mời họp, chủ đầu tư có văn bản đề nghị Uỷ ban nhân dân cấp xã tổ chức trong thời hạn 07 ngày làm việc trừ trường hợp toà nhà trong cụm tổ chức riêng.

Như vậy, cần phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện nêu trên để hội nghị nhà chung cư lần đầu được tổ chức đúng quy định.

to chuc hoi nghi nha chung cu lan dau


Quy trình tổ chức hội nghị nhà chung cư lần đầu

Quy trình được quy định cụ thể tại khoản 5 Điều 1 Thông tư 06/2019/TT-BXD như sau:

Đối tượng tham gia

- Chủ đầu tư hoặc đại diện chủ đầu tư hoặc đại diện của Uỷ ban nhân dân cấp xã (nếu do Uỷ ban nhân dân cấp xã tổ chức hội nghị).

- Chủ sở hữu căn hộ chung cư. Nếu chủ sở hữu không có mặt thì người đang sử dụng căn hộ chung cư.

Nội dung cần chuẩn bị

- Dự thảo quy chế họp hội nghị nhà chung cư lần đầu.

- Những đề xuất sửa đổi, bổ sung dự kiến sẽ trình bày trong hội nghị về nội quy quản lý, sử dụng nhà chung cư (nếu có).

- Quy chế bầu Ban quản trị nhà chung cư (dự thảo) và đề xuất danh sách cũng như số lượng thành vien Bản quản trị…

- Một số đề xuất khác như: Mức giá dịch vụ quản lý vận hành nhà chung cư, kế hoạch bảo trì phần sở hữu chung của nhà chung cư, đề xuất đơn vị quản lý vận hành…

Những công việc phải thực hiện

Chủ đầu tư phải thực hiện các công việc sau trong hội nghị nhà chung cư:

- Họp trù bị để chuẩn bị nội dung hội nghị nhà chung cư chính thức (nếu có).

- Thông báo thời gian, địa điểm và các nội dung sẽ họp trong hội nghị.

- Kiểm tra, xác định tư cách đại diện chủ sở hữu của các căn hộ tham dự hội nghị.

- Thông báo giá dịch vụ phải trả cho các chủ sở hữu hoặc sử dụng căn hộ như phí bể bơi, phòng tập, siêu thị, các loại dịch vụ khác…

Nội dung quyết định của hội nghị nhà chung cư

- Quy chế họp hội nghị nhà chung cư.

- Quy chế bầu Ban quản trị nhà chung cư cùng với tên gọi, số lượng, danh sách thành viên Ban quản trị: Trưởng ban, Phó Trưởng ban quản trị…

- Các khoản kinh phí phải đóng góp trong quá trình sử dụng…

Trên đây là quy định về việc tổ chức hội nghị nhà chung cư lần đầu. Nếu còn thắc mắc, độc giả vui lòng liên hệ 1900.6192 để được hỗ trợ, giải đáp.

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Luật Đất đai 2024: Thêm cơ hội mua đất của Việt kiều

Luật Đất đai 2024: Thêm cơ hội mua đất của Việt kiều

Luật Đất đai 2024: Thêm cơ hội mua đất của Việt kiều

Luật Đất đai năm 2024 sửa đổi nhiều quy định và điều khoản, trong đó không thể không nhắc tới các quy định liên quan đến quyền mua đất của người Việt Kiều. Vậy sắp tới đây, quyền mua đất của Việt kiều theo Luật Đất đai 2024 sẽ được thay đổi như thế nào? 

Thẩm quyền, thủ tục khiếu nại khi bị từ chối cấp Sổ đỏ

Thẩm quyền, thủ tục khiếu nại khi bị từ chối cấp Sổ đỏ

Thẩm quyền, thủ tục khiếu nại khi bị từ chối cấp Sổ đỏ

Khi bị chậm, không giải quyết hoặc từ chối cấp Sổ đỏ mà có căn cứ cho rằng cơ quan hành chính nhà nước, người có thẩm quyền trong cơ quan đó làm sai thì có quyền khiếu nại. Muốn khiếu nại phải nắm rõ quy định về thẩm quyền, thủ tục khiếu nại khi bị từ chối cấp Sổ đỏ dưới đây.