Mức bồi thường nhà ở khi Nhà nước thu hồi đất

Khi Nhà nước thu hồi đất, ngoài tiền bồi thường về đất thì còn được bồi thường về nhà và công trình khác gắn liền với đất. Số tiền bồi thường nhà ở khi Nhà nước thu hồi đất có thể bằng giá trị xây mới hoặc theo mức độ thiệt hại khi tháo dỡ.


Tiền đền bù nhà ở thuộc sở hữu hộ gia đình, cá nhân


Theo Điều 89 Luật Đất đai năm 2013, khi Nhà nước thu hồi đất, tiền bồi thường về nhà ở và công trình khác gắn liền với đất được tính theo từng trường hợp cụ thể:

1 - Bồi thường về nhà ở, công trình phục vụ sinh hoạt

- Hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài là chủ sở hữu sẽ được bồi thường bằng giá trị xây mới nhà ở, công trình phục vụ sinh hoạt có tiêu chuẩn kỹ thuật tương đương khi:

+ Nhà nước thu hồi đất phải tháo dỡ toàn bộ nhà ở, công trình phục vụ sinh hoạt khác gắn liền với đất,

+ Hoặc một phần mà phần còn lại không bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật theo quy định của pháp luật.

- Bồi thường theo thiệt hại thực tế với phần còn lại của nhà ở, công trình vẫn bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật theo quy định.

Xem thêm: Mức tiền bồi thường đất khi Nhà nước thu hồi

2 - Bồi thường về nhà, công trình khác không phục vụ sinh hoạt

Theo Điều 9 Nghị định 47/2014/NĐ-CP nhà, công trình xây dựng khác khi Nhà nước thu hồi đất thì được bồi thường theo mức độ thiệt hại:

Trường hợp 1: Khi tháo dỡ toàn bộ hoặc phần còn lại không đảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật

Trường hợp này tiền đền bù tính như sau:

Mức bồi thường

=

Giá trị hiện có của nhà ở, công trình bị thiệt hại

+

Khoản tiền tính bằng tỷ lệ % theo giá trị hiện có của nhà, công trình bị thiệt hại

Trong đó,

- Giá trị hiện có của nhà, công trình bị thiệt hại được xác định bằng tỷ lệ % chất lượng còn lại của nhà, công trình đó nhân (x) với giá trị xây dựng mới của nhà, công trình có tiêu chuẩn kỹ thuật tương đương do Bộ quản lý chuyên ngành ban hành.

- Giá trị hiện có của nhà, công trình bị thiệt hại được xác định theo công thức sau:

Tgt

=

G1

-

G1

x

T1

T

Trong đó:

+ Tgt: Giá trị hiện có của nhà, công trình bị thiệt hại;

+ G1: Giá trị xây mới nhà, công trình bị thiệt hại có tiêu chuẩn kỹ thuật tương đương..

+ T: Thời gian khấu hao áp dụng đối với nhà, công trình bị thiệt hại;

+ T1: Thời gian mà nhà, công trình bị thiệt hại đã qua sử dụng.

- Khoản tiền tính bằng tỷ lệ % theo giá trị hiện có của nhà, công trình do UBND cấp tỉnh quy định, nhưng mức bồi thường không quá 100% giá trị xây dựng mới…

Trường hợp 2: Đối với nhà, công trình xây dựng khác bị phá dỡ một phần mà phần còn lại không còn sử dụng được thì bồi thường cho toàn bộ nhà, công trình (phần còn lại không sử dụng được có thể do diện tích nhỏ quá hoặc không phù hợp với thực tế sử dụng).

Trường hợp nhà, công trình xây dựng khác bị phá dỡ một phần, những vẫn tồn tại và sử dụng được phần còn lại thì bồi thường phần giá trị công trình bị phá dỡ và chi phí để sửa chữa, hoàn thiện phần còn lại theo tiêu chuẩn kỹ thuật tương đương của nhà, công trình trước khi bị phá dỡ.

Trường hợp 3: Nhà, công trình xây dựng không đủ tiêu chuẩn kỹ thuật theo quy định của Bộ quản lý chuyên ngành ban hành thì UBND cấp tỉnh quy định mức bồi thường cụ thể cho phù hợp với điều kiện thực tế tại địa phương.

3 - Công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hộị

Công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội gắn liền với đất đang sử dụng không thuộc trường hợp trên thì mức bồi thường tính bằng giá trị xây dựng mới…

Tiền bồi thường nhà ở khi Nhà nước thu hồi đất

Tiền bồi thường nhà ở khi Nhà nước thu hồi đất (Ảnh minh họa)


Tiền bồi thường nhà thuộc sở hữu Nhà nước

Theo Điều 14 Nghị định 47/2014/NĐ-CP người đang sử dụng nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước thì được bồi thường như sau:

- Người đang sử dụng nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước (nhà thuê hoặc nhà do tổ chức tự quản) nằm trong phạm vi thu hồi đất phải phá dỡ, thì người đang thuê nhà:

+ Không được bồi thường đối với diện tích nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước và diện tích cơi nới trái phép,

+ Được bồi thường chi phí tự cải tạo, sửa chữa, nâng cấp;

+ Mức bồi thường do UBND từng tỉnh quy định.

- Người đang sử dụng nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước bị phá dỡ thì người đang sử dụng được:

+ Thuê nhà ở tại nơi tái định cư; giá thuê nhà bằng với giá thuê nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước; nhà thuê tại nơi tái định cư được Nhà nước bán cho người đang thuê theo quy định của Chính phủ về bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước cho người đang thuê;

+ Trường hợp đặc biệt không có nhà tái định cư để bố trí thì được hỗ trợ bằng tiền để tự lo chỗ ở mới; mức hỗ trợ bằng 60% giá trị đất và 60% giá trị nhà đang thuê.

Trên đây là tiền bồi thường nhà ở khi Nhà nước thu hồi đất, ngoài ra để biết tiền bồi thường với các tài sản khác, bạn đọc hãy xem tại đây.

Xem thêm:

Đất không có Sổ đỏ có được bồi thường khi bị thu hồi?

Điều kiện bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất

Khi nào Nhà nước thu hồi đất mà không được bồi thường?

Khắc Niệm

Đánh giá bài viết:
(1 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Xây nhà trổ cửa sổ nhìn thẳng vào nhà người khác, được không?

Xây nhà trổ cửa sổ nhìn thẳng vào nhà người khác, được không?

Xây nhà trổ cửa sổ nhìn thẳng vào nhà người khác, được không?

Nhiều người cho rằng đã là đất của mình thì mình xây thế nào, làm gì trên đất đó cũng được, miễn không xâm phạm phần đất của hàng xóm. Tuy nhiên, chủ sở hữu phải tuân thủ các quy tắc liên quan đến xây dựng công trình nhà ở, đặc biệt là vấn đề trổ cửa sổ.