Khi thuê nhà có bắt buộc các bên phải lập hợp đồng bằng văn bản?

Việc thuê nhà rất phổ biến, nhất là tại các thành phố lớn với các mục đích như để ở, làm văn phòng, địa điểm kinh doanh… Vậy, khi thuê nhà có bắt buộc phải lập hợp đồng bằng văn bản hay không?


Phải lập hợp đồng thuê bằng văn bản?

* Hợp đồng là gì?

Điều 385 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định:

“Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự”

Theo quy định trên thì hợp đồng thuê nhà là sự thỏa thuận giữa bên cho thuê nhà và bên thuê về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ của các bên trong quan hệ thuê nhà.

* Thuê nhà phải lập thành văn bản?

Theo quy định chung của Bộ luật Dân sự thì hình thức hợp đồng được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể. Riêng với hợp đồng về nhà ở thì phải được lập thành văn bản (theo Điều 121 Luật Nhà ở năm 2014).

Căn cứ Điều 121 Luật Nhà ở năm 2014, hợp đồng thuê nhà do các bên thỏa thuận với các nội dung như sau:

- Họ và tên, địa chỉ của bên cho thuê và bên thuê nhà ở.

- Mô tả đặc điểm của nhà ở cho thuê như diện tích, số tầng...

- Mục đích thuê, thời hạn thuê, chấm dứt hợp đồng.

- Giá thuê, đặt cọc và phương thức thanh toán.

- Quyền và nghĩa vụ của bên cho thuê, bên thuê.

- Cam kết của các bên, giải quyết tranh chấp.

- Các thỏa thuận khác.

- Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng (do các bên thỏa thuận, nếu không có thỏa thuận thì thời điểm có hiệu lực của hợp đồng là thời điểm ký kết).

- Ngày, tháng, năm ký kết hợp đồng.

- Chữ ký và ghi rõ họ, tên của các bên, nếu là tổ chức thì phải đóng dấu (nếu có) và ghi rõ chức vụ của người ký.

Ngoài ra, theo khoản 1 Điều 129 Bộ luật Dân sự 2015, ngay cả khi hợp đồng thuê nhà không được lập thành văn bản vẫn có hiệu lực nếu:

- Một bên hoặc các bên đã thực hiện ít nhất 2/3 nghĩa vụ trong hợp đồng.

- Tòa án ra quyết định công nhận hiệu lực của hợp đồng thuê nhà trên cơ sở yêu cầu của một bên hoặc các bên.

** Thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu là 02 năm, kể từ ngày hợp đồng thuê nhà không tuân thủ về hình thức (không được lập thành văn bản) được xác lập; hết thời hiệu quy định 02 năm mà không có yêu cầu tuyên bố hợp đồng thuê nhà vô hiệu thì hợp đồng thuê nhà có hiệu lực (theo khoản 1, 2 Điều 132 Bộ luật Dân sự 2015).

thuê nhà có bắt buộc phải lập hợp đồngKhi thuê nhà có bắt buộc phải lập hợp đồng không? (Ảnh minh họa)

Hợp đồng thuê nhà không bắt buộc công chứng

Căn cứ Điều 122 Luật Nhà ở năm 2014, trường hợp mua bán, tặng cho, đổi, góp vốn, thế chấp nhà ở, chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở thương mại thì phải thực hiện công chứng hoặc chứng thực hợp đồng, trừ các trường hợp sau:

- Tổ chức tặng cho nhà tình nghĩa, nhà tình thương.

- Mua bán, cho thuê mua nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước.

- Mua bán, cho thuê mua nhà ở xã hội, nhà ở phục vụ tái định cư.

- Góp vốn bằng nhà ở mà có một bên là tổ chức.

- Cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ, ủy quyền quản lý nhà ở.

Trên đây là giải đáp thắc mắc về việc khi thuê nhà có bắt buộc phải lập hợp đồng bằng văn bản hay không? Theo đó, khi thuê nhà chỉ cần các bên thỏa thuận về giá thuê, kỳ hạn thanh toán... thì đã tồn tại hợp đồng, mặt khác hợp đồng về nhà ở phải được lập thành văn bản, trừ trường hợp tại khoản 1 Điều 129 Bộ luật Dân sự 2015. Để an toàn khi thuê các bên nên tải và thực hiện theo hướng dẫn tại mẫu hợp đồng thuê nhà với đầy đủ thông tin pháp lý.

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

2 trường hợp không có tên trong di chúc vẫn hưởng thừa kế nhà đất

2 trường hợp không có tên trong di chúc vẫn hưởng thừa kế nhà đất

2 trường hợp không có tên trong di chúc vẫn hưởng thừa kế nhà đất

Vì nhiều lý do khác nhau mà người lập di chúc không để lại tài sản của mình cho cha, mẹ, vợ, chồng, con chưa thành niên. Pháp luật dự liệu trước trường hợp này xảy ra trên thực tế nên quy định đối tượng không có tên trong di chúc vẫn hưởng thừa kế.