Thửa đất của nhiều người, cấp Sổ đỏ thế nào?

Một thửa đất thuộc quyền sử dụng của nhiều người, nhất là việc góp tiền cùng nhau mua khá phổ biến. Trong trường hợp này ai là người đứng tên Sổ đỏ, ai được giữ Sổ đỏ?


Cấp Sổ đỏ cho thửa đất của nhiều người

* Nguyên tắc cấp Giấy chứng nhận

Khoản 2 Điều 98 Luật Đất đai 2013 quy định nguyên tắc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất như sau:

“2. Thửa đất có nhiều người chung quyền sử dụng đất, nhiều người sở hữu chung nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất thì Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất phải ghi đầy đủ tên của những người có chung quyền sử dụng đất, người sở hữu chung nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất và cấp cho mỗi người 01 Giấy chứng nhận; trường hợp các chủ sử dụng, chủ sở hữu có yêu cầu thì cấp chung một Giấy chứng nhận và trao cho người đại diện”.

Theo đó, thửa đất có nhiều người chung quyền sử dụng đất, nhiều người sở hữu chung nhà ở thì Giấy chứng nhận phải:

- Ghi đầy đủ tên của những người có chung quyền sử dụng đất, chung quyền sở hữu nhà ở.

- Cấp cho mỗi người 01 Giấy chứng nhận và Giấy chứng nhận này có giá trị như nhau.

- Trường hợp các chủ sử dụng, chủ sở hữu có yêu cầu thì cấp chung một Giấy chứng nhận và trao cho người đại diện (người đại diện do các bên thỏa thuận như người góp tiền nhiều nhất hoặc người có uy tín nhất,…).

Trong trường hợp thửa đất có nhiều người chung quyền sử dụng đất thì hình thức sử dụng đất ghi trong Giấy chứng nhận là “sử dụng chung” (theo điểm b khoản 5 Điều 6 Thông tư 23/2014/TT-BTNMT).

Thửa đất của nhiều người cấp Sổ đỏ thế nào? (Ảnh minh họa)

* Mua chung nhưng muốn tách thửa để chia cho từng người

Trên thực tế, nhiều người khi nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất vì những lý do như diện tích thửa đất rộng, không đủ tiền,…nên nhiều người đã góp tiền để mua nhưng sau đó muốn chia mỗi người một phần và đứng sổ riêng. Về nội dung này, Luật Đất đai cũng quy định rõ.

Điểm b khoản 2 Điều 167 Luật Đất đai năm 2013 quy định:

"Trường hợp nhóm người sử dụng đất mà quyền sử dụng đất phân chia được theo phần cho từng thành viên trong nhóm, nếu từng thành viên trong nhóm muốn thực hiện quyền đối với phần quyền sử dụng đất của mình thì phải thực hiện thủ tục tách thửa theo quy định, làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và được thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất theo quy định của Luật này".

Như vậy, thửa đất có nhiều người chung quyền sử dụng đất mà từng người muốn thực hiện quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất đối với phần quyền sử dụng đất của mình thì phải thực hiện thủ tục tách thửa.

Trường hợp thửa đất có nhiều người chung quyền sử dụng đất mà những người sử dụng đất muốn chia thửa đất chung để mỗi người có một thửa đất riêng và Giấy chứng nhận ghi tên mình thì thực hiện thủ tục tách thửa nếu đủ điều kiện tách thửa theo quy định.

>> Điều kiện tách thửa và điều kiện tách Sổ đỏ 63 tỉnh thành

Khắc Niệm

Chia sẻ:
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Điều kiện mua nhà ở xã hội mới nhất 2024

Nhà ở xã hội là loại nhà ở thường có giá thấp hơn so với các loại nhà khác, là chính sách mà Nhà nước ban hành dành cho các đối tượng đặc biệt được hưởng chính sách về nhà ở. Vậy điều kiện mua nhà ở xã hội là gì?

Luật Đất đai 2024: Thêm cơ hội mua đất của Việt kiều

Luật Đất đai năm 2024 sửa đổi nhiều quy định và điều khoản, trong đó không thể không nhắc tới các quy định liên quan đến quyền mua đất của người Việt Kiều. Vậy sắp tới đây, quyền mua đất của Việt kiều theo Luật Đất đai 2024 sẽ được thay đổi như thế nào?