Thủ tục hợp thức hóa nhà xây dựng trái phép 2023 mới nhất

Khi bị xử phạt vi phạm hành chính và thuộc trường hợp được điều chỉnh giấy phép xây dựng thì tổ chức, hộ gia đình, cá nhân vi phạm phải chuẩn bị ngay hồ sơ và thực hiện thủ tục hợp thức hóa nhà xây dựng trái phép trong thời hạn 30 ngày.


1. Thời hạn hợp thức hóa nhà xây dựng trái phép

Khoản 1 Điều 81 Nghị định 16/2022/NĐ-CP quy định trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có hành vi xây dựng nhà ở không đúng với giấy phép xây dựng đã cấp (xây dựng trái phép) nếu có đủ điều kiện điều chỉnh giấy phép xây dựng thì phải hoàn thành hồ sơ đề nghị cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng điều chỉnh.

Như vậy, thời hạn hợp thức hóa nhà ở xây dựng trái phép không quá 30 ngày kể từ ngày ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính về hành vi xây dựng trái phép (trước ngày 28/01/2022 là 60 ngày theo quy định tại Nghị định 139/2017/NĐ-CP).

2. Hồ sơ hợp thức hóa nhà xây dựng trái phép

Căn cứ điểm a khoản 1 Điều 102 Luật Xây dựng 2014 và khoản 2 Điều 51 Nghị định 15/2021/NĐ-CP và khoản 1 Điều 81 Nghị định 16/2022/NĐ-CP, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân vi phạm cần chuẩn bị hồ sơ hợp thức hóa nhà ở xây dựng trái phép như sau:

* Số lượng hồ sơ cần chuẩn bị: 02 bộ.

* Thành phần hồ sơ, gồm:

(1) Đơn đề nghị điều chỉnh giấy phép xây dựng theo Mẫu số 02 ban hành kèm theo Nghị định 15/2021/NĐ-CP.

(2) Bản chính giấy phép xây dựng đã cấp.

(3) 02 bộ bản vẽ thiết kế xây dựng trong hồ sơ thiết kế xây dựng điều chỉnh triển khai sau thiết kế cơ sở được phê duyệt theo quy định, gồm:

- Bản vẽ mặt bằng công trình trên lô đất kèm theo sơ đồ vị trí công trình.

- Bản vẽ mặt bằng các tầng, các mặt đứng và mặt cắt chính của công trình.

- Bản vẽ mặt bằng móng và mặt cắt móng kèm theo sơ đồ đấu nối hệ thống hạ tầng kỹ thuật bên ngoài công trình gồm cấp nước, thoát nước, cấp điện.

- Đối với công trình xây dựng có công trình liền kề phải có bản cam kết bảo đảm an toàn đối với công trình liền kề.

(4) Giấy tờ chứng minh đã hoàn thành việc nộp phạt vi phạm hành chính (biên lai, chứng từ nộp phạt).

thu tuc hop thuc hoa nha xay dung trai phep

3. Thủ tục hợp thức hóa nhà xây dựng trái phép

Thủ tục hợp thức hóa nhà ở xây dựng trái phép gồm 02 thủ tục riêng, đó là thủ tục đề nghị cấp giấy phép xây dựng điều chỉnh và thủ tục sau khi có giấy phép xây dựng điều chỉnh, cụ thể:

* Thủ tục đề nghị cấp giấy phép xây dựng điều chỉnh

Bước 1: Nộp hồ sơ

Người vi phạm hoặc người được ủy quyền nộp hồ sơ tại Trung tâm phục vụ hành chính công hoặc Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính của Ủy ban nhân dân cấp huyện (huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương).

Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ

Bước 3: Giải quyết

- Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng phải tổ chức thẩm định hồ sơ, kiểm tra thực địa. Khi thẩm định hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền phải xác định tài liệu còn thiếu, tài liệu không đúng theo quy định hoặc không đúng với thực tế để thông báo một lần bằng văn bản cho chủ đầu tư bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ.

- Trường hợp hồ sơ bổ sung chưa đáp ứng được yêu cầu theo văn bản thông báo thì trong thời hạn 05 ngày làm việc, cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm thông báo bằng văn bản hướng dẫn cho chủ đầu tư tiếp tục hoàn thiện hồ sơ.

- Chủ đầu tư có trách nhiệm bổ sung, hoàn thiện hồ sơ theo văn bản thông báo. Trường hợp việc bổ sung hồ sơ vẫn không đáp ứng được các nội dung theo thông báo thì trong thời hạn 03 ngày làm việc, cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm thông báo đến chủ đầu tư về lý do không cấp giấy phép xây dựng điều chỉnh.

Bước 4: Trả kết quả

Thời hạn giải quyết: Không quá 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

* Thủ tục sau khi có giấy phép xây dựng

Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, người vi phạm phải xuất trình giấy phép xây dựng điều chỉnh cho người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính.

- Trong thời hạn tối đa 05 ngày kể từ ngày người có hành vi vi phạm xuất trình giấy phép xây dựng điều chỉnh, người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm tổ chức kiểm tra hiện trạng công trình xây dựng, lập biên bản ghi nhận sự phù hợp của hiện trạng công trình với giấy phép xây dựng điều chỉnh.

- Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân vi phạm chỉ được xây dựng tiếp nếu biên bản ghi nhận sự phù hợp của hiện trạng công trình với giấy phép xây dựng điều chỉnh.

- Trường hợp hiện trạng nhà ở không phù hợp với giấy phép xây dựng điều chỉnh thì trong thời hạn tối đa 15 ngày kể từ ngày lập biên bản kiểm tra, ghi nhận hiện trạng công trình, người có hành vi vi phạm buộc phá dỡ công trình, phần công trình không phù hợp; nếu không thực hiện sẽ bị cưỡng chế tháo dỡ.

Như vậy, ngay cả khi được cấp giấy phép xây dựng điều chỉnh và xuất trình đúng thời hạn thì vẫn bị phá dỡ công trình, phần công trình nếu không phù hợp với giấy phép xây dựng điều chỉnh.

Kết luận: Thủ tục hợp thức hóa nhà xây dựng trái phép không quá phức tạp nhưng có thể không được hợp thức hóa nếu không thuộc trường hợp được điều chỉnh giấy phép xây dựng.

Trong quá trình thực hiện nếu cần tư vấn hãy gọi ngay tổng đài 1900.6199 của LuatVietnam.

>> Xin giấy phép xây dựng nhà ở: Hồ sơ và thủ tục thực hiện

Đánh giá bài viết:
(1 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Xây nhà trổ cửa sổ nhìn thẳng vào nhà người khác, được không?

Xây nhà trổ cửa sổ nhìn thẳng vào nhà người khác, được không?

Xây nhà trổ cửa sổ nhìn thẳng vào nhà người khác, được không?

Nhiều người cho rằng đã là đất của mình thì mình xây thế nào, làm gì trên đất đó cũng được, miễn không xâm phạm phần đất của hàng xóm. Tuy nhiên, chủ sở hữu phải tuân thủ các quy tắc liên quan đến xây dựng công trình nhà ở, đặc biệt là vấn đề trổ cửa sổ.

4 chính sách mới ảnh hưởng đến thị trường bất động sản năm 2022

4 chính sách mới ảnh hưởng đến thị trường bất động sản năm 2022

4 chính sách mới ảnh hưởng đến thị trường bất động sản năm 2022

Ngay từ đầu năm 2022, Chính phủ đã ban hành một số Nghị định mới với nhiều thay đổi liên quan đến chính sách về bất động sản. Những chính sách này sẽ tác động thế nào đến thị trường bất động sản? cùng tìm hiểu thông tin này trong bài viết dưới đây.

Hợp thức hóa nhà ở xây dựng trái phép: Thủ tục và phí thực hiện

Hợp thức hóa nhà ở xây dựng trái phép: Thủ tục và phí thực hiện

Hợp thức hóa nhà ở xây dựng trái phép: Thủ tục và phí thực hiện

Nếu hộ gia đình, cá nhân nắm rõ quy định hợp thức hóa nhà ở xây dựng trái phép, nhà ở không phép thì có thể tự mình thực hiện thủ tục này để không bị tháo dỡ. Theo quy định mới thì người dân không có nhiều thời gian để hợp thức hóa nhà ở không phép, trái phép như trước đây.

Điều kiện hợp thức hóa nhà ở xây dựng không phép, trái phép

Điều kiện hợp thức hóa nhà ở xây dựng không phép, trái phép

Điều kiện hợp thức hóa nhà ở xây dựng không phép, trái phép

“Hợp thức hóa” nhà ở không phép, trái phép không phải là lách luật bởi vì nó chỉ được thực hiện nếu có đủ điều kiện hợp thức hóa nhà ở xây dựng không phép, trái phép. Bản chất hợp thức hóa là hoàn thiện về mặt giấy phép, còn thực tế đã "đủ" điều kiện để nhà ở tồn tại.