Sổ trắng là cách gọi phổ biến của người dân dùng để chỉ một số loại sổ tạm thời hoặc giấy tờ về quyền sử dụng đất. Để được chuyển nhượng, tặng cho thì người dân phải thực hiện thủ tục đổi Sổ trắng sang Sổ hồng.
Sổ trắng là gì? Một số mốc thời gian về Sổ trắng
* Sổ trắng là gì?
Sổ trắng là cách gọi phổ biến của người dân dùng để chỉ giấy tờ về nhà đất (không phải Giấy chứng nhận theo quy định hiện hành - không phải là thuật ngữ pháp lý) do các cơ quan thẩm quyền trong những giai đoạn trước đây cấp cho người dân, hiện nay không còn nhiều người dân sở hữu những loại giấy tờ này.
* Một số mốc thời gian về “Sổ trắng”
- Trước ngày 30/4/1975, Nhà nước ban hành văn tự đoạn mãi bất động sản, bằng khoán điền thổ để ghi nhận các giao dịch bất động sản nhà, đất.
- Sau ngày 30/4/1975, cơ quan thẩm quyền ban hành giấy phép mua bán nhà, giấy cho phép xây dựng, Giấy chứng nhận hoặc quyết định của UBND cấp huyện công nhận quyền sở hữu nhà ở,…
Khi Nghị định 84/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 của Chính phủ quy định bổ sung về việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai có hiệu lực thi hành thì tại khoản 1 Điều 66 Nghị định này quy định rõ về thời hạn thống nhất thực hiện các giao dịch về quyền sử dụng đất bằng Giấy chứng nhận như sau:
“1. Kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2008, người sử dụng đất phải có Giấy chứng nhận mới được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, tặng cho quyền sử dụng đất, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này”.
Theo quy định trên thì những loại giấy tờ mà người dân thường gọi là “Sổ trắng” như văn tự đoạn mãi, bằng khoán điền thổ… phải chuyển sang Giấy chứng nhận mới được chuyển nhượng, tặng cho (phải đề nghị cấp Giấy chứng nhận).
Mặc dù pháp luật thời điểm 2007, 2008 đã bắt buộc phải có Giấy chứng nhận mới được chuyển nhượng, tặng cho nhưng trên thực tế vẫn có nhiều trường hợp chuyển nhượng nhưng không có Giấy chứng nhận. Để công nhận những giao dịch này trên thực tế thì khoản 1 Điều 82 Nghị định 43/2014/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 01/2017/NĐ-CP quy định công nhận những giao dịch trong giai đoạn từ ngày 01/01/2008 đến trước ngày 01/7/2014 mà không có Giấy chứng nhận; tuy nhiên không phải chuyển nhượng nào không có Giấy chứng nhận cũng được công nhận mà phải mà có giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại Điều 100 của Luật đất đai và Điều 18 Nghị định 43/2014/NĐ-CP.
HIện nay, “Sổ trắng” là cách gọi phổ biến của người dân dùng để chỉ một số giấy tờ về quyền sử dụng đất được quy định tại Điều 100 Luật Đất đai 2013 và Điều 18 Nghị định 43/2014/NĐ-CP như:
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tạm thời được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp hoặc có tên trong Sổ đăng ký ruộng đất, Sổ địa chính trước ngày 15/10/1993.
- Giấy tờ thanh lý, hóa giá nhà ở gắn liền với đất ở; giấy tờ mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước theo quy định của pháp luật.
- Bằng khoán điền thổ.
- Văn tự đoạn mãi bất động sản (gồm nhà ở và đất ở) có chứng nhận của cơ quan thuộc chế độ cũ.
- Văn tự mua bán nhà ở, tặng cho nhà ở, đổi nhà ở, thừa kế nhà ở mà gắn liền với đất ở có chứng nhận của cơ quan thuộc chế độ cũ,…
Thủ tục đổi Sổ trắng sang Sổ hồng (Ảnh minh họa)
Có Sổ trắng không chuyển nhượng, tặng cho
Từ 01/7/2014 khi Luật Đất đai 2013 và Nghị định hướng dẫn thi hành có hiệu lực thi hành thì người sử dụng đất chỉ được thực hiện quyền chuyển nhượng, quyền tặng cho, thừa kế… khi có Giấy chứng nhận; nội dung này được quy định rõ tại khoản 1 Điều 188 Luật Đất đai 2013 như sau:
“1. Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất khi có các điều kiện sau đây:
a) Có Giấy chứng nhận, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 186 và trường hợp nhận thừa kế quy định tại khoản 1 Điều 168 của Luật này;
b) Đất không có tranh chấp;
c) Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;
d) Trong thời hạn sử dụng đất.”
Thủ tục đổi Sổ trắng sang Sổ hồng
Thủ tục đổi Sổ trắng sang Sổ hồng thực chất là thủ tục đề nghị cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất lần đầu theo quy định của pháp luật đất đai hiện hành. Để có Giấy chứng nhận người dân cần thực hiện theo thủ tục sau:
- Đơn đăng ký, cấp Giấy chứng nhận theo Mẫu số 04a/ĐK.
- Chứng từ thực hiện nghĩa vụ tài chính; giấy tờ liên quan đến việc miễn, giảm nghĩa vụ tài chính về đất đai, tài sản gắn liền với đất (nếu có).
- Một trong những loại giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại Điều 100 Luật Đất đai 2013 và Điều 18 Nghị định 43/2014/NĐ-CP (một số loại thường được người dân gọi là Sổ trắng).
Lưu ý: Khi nộp hồ sơ thì người dân có thể lựa chọn một số phương án nộp như sau:
- Nộp bản sao giấy tờ đã có công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật về công chứng, chứng thực.
- Nộp bản sao giấy tờ và xuất trình bản chính để người tiếp nhận hồ sơ kiểm tra đối chiếu và xác nhận vào bản sao.
- Nộp bản chính giấy tờ.
* Trình tự, thủ tục thực hiện
Bước 1: Nộp hồ sơ
Cách 1: Hộ gia đình, cá nhân nộp hồ sơ tại UBND cấp xã nơi có đất nếu có nhu cầu.
Cách 2: Không nộp tại UBND cấp xã
- Đối với địa phương đã tổ chức bộ phận một cửa để tiếp nhận và trả kết quả thủ tục hành chính thì nộp tại bộ phận một cửa cấp huyện.
- Hộ gia đình, cá nhân nộp hồ sơ tại Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai cấp huyện hoặc nộp tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện đối với nơi chưa thành lập Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai.
Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ
Bước 3: Giải quyết yêu cầu
Tại bước này người dân chỉ cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Khi nhận được thông báo của chi cục thuế thì hộ gia đình, cá nhân có nghĩa vụ đóng các khoản tiền theo thông báo.
- Khi nộp tiền xong thì giữ hóa đơn, chứng từ để xác nhận việc đã thực hiện nghĩa vụ tài chính và xuất trình khi nhận Giấy chứng nhận.
Bước 4. Trả kết quả
* Thời gian giải quyết
Căn cứ khoản 40 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP, thời gian cấp Giấy chứng nhận lần đầu không quá 30 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ; không quá 40 ngày với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
Thời gian trên không tính các khoảng thời gian các ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định của pháp luật; thời gian tiếp nhận hồ sơ tại xã; thời gian thực hiện nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất; thời gian xem xét xử lý đối với trường hợp sử dụng đất có vi phạm pháp luật; thời gian trưng cầu giám định.
Kết luận: Thủ tục đổi Sổ trắng sang Sổ hồng về thực chất là thủ tục đề nghị cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất lần đầu.
Nếu có vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ 1900.6192 để được hỗ trợ nhanh nhất.
Người trúng đấu giá quyền sử dụng đất nhưng không nộp tiền là vi phạm nghĩa vụ thanh toán và sẽ phải chịu những chế tài nhất định theo Nghị định 172. Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
LuatVietnam nhận được rất nhiều câu hỏi về vấn đề liệu có thể tận dụng chính căn hộ chung cư hoặc nhà của mình trong khu nhà tập thể để dạy thêm hay không? Cùng tìm hiểu câu trả lời trong bài viết dưới đây.
Hiện nay, mặc dù đã có quy định về mẫu Giấy chứng nhận mới với mã QR trên trang 01 nhưng cách tra cứu thông tin qua mã QR như thế nào, cách phân biệt Sổ đỏ thật hay giả thông qua mã QR trên Sổ đỏ mẫu mới vẫn là câu hỏi mà nhiều người đặt ra.
Đây là câu hỏi mà rất nhiều người dân đặt ra khi các tỉnh, thành phố đang thực hiện việc sắp xếp, sáp nhập lại đơn vị hành chính cấp huyện, xã. Cùng LuatVietnam tìm hiểu ngay “Có phải đổi sổ đỏ sang mẫu mới khi sắp xếp lại đơn vị hành chính?” không trong bài viết dưới đây.
Vừa qua, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành Công văn số 1805/CĐKDLTTĐĐ-CNDLTTĐĐ hướng dẫn tạo và trình bày thông tin mã QR trên Giấy chứng nhận. Vậy thông tin Sổ đỏ được thể hiện thế nào trong mã QR từ 01/01/2025?
Luật Xây dựng sửa đổi 2020 có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2021. Dưới đây, LuatVietnam sẽ thông tin tới bạn đọc một số điểm mới Luật Xây dựng sửa đổi 2020 thông qua qua việc so sánh với Luật Xây dựng 2014.
Không phải nộp tiền sử dụng đất là điều mà người dân nào cũng mong muốn khi làm Sổ đỏ vì đây thường là chi phí lớn nhất. Vậy, có phải có biên lai nộp thuế hàng năm sẽ được miễn sử dụng đất khi làm Sổ đỏ không?
Khi Nhà nước thu hồi đất bên cạnh việc có được bồi thường hay không và giá bồi thường là bao nhiêu thì phương án bồi thường bằng đất hay bằng tiền là vấn đề được người dân hết sức quan tâm.
Tách Sổ đỏ là thủ tục phổ biến hiện nay được nhiều người dân thực hiện. Tuy nhiên, có thể không phải ai cũng biết thủ tục tách Sổ đỏ gồm những hồ sơ, trình tự như thế nào? Cùng theo dõi chi tiết tại bài viết dưới đây.