Trình tự, thủ tục thu hồi đất do chấm dứt dự án 2024

Khi chấm dứt dự án đầu tư thì Nhà nước sẽ thực hiện thu hồi đất đã giao hoặc cho nhà đầu tư thuê trước đó. Vậy việc thu hồi đất do chấm dứt dự án được quy định thế nào?

1. Trường hợp nào nhà đầu tư chấm dứt dự án?

thu hồi đất do chấm dứt dự án
Trường hợp nào nhà đầu tư chấm dứt dự án? (Ảnh minh hoạ)

Căn cứ khoản 1 Điều 48 Luật Đầu tư 2020, nhà đầu tư được chấm dứt hoạt động của dự án nếu thuộc một trong các trường hợp sau:

- Nhà đầu tư quyết định chấm dứt dự án đầu tư: Trong trường hợp này, nhà đầu tư có toàn quyền tự chấm dứt hoạt động dự án dựa trên việc đánh giá hiệu quả và lợi ích cho nhà đầu tư, nguyên nhân có thể do kết quả kinh doanh không đạt hoặc thay đổi chiến lược kinh doanh, thay đổi môi trường kinh doanh,...

- Chấm dứt dự án theo các điều kiện chấm dứt được quy định tại hợp đồng và điều lệ của doanh nghiệp: Trong trường hợp điều lệ của doanh nghiệp hoặc hợp đồng quy định các điều kiện về chấm dứt dự án thì nhà đầu tư phải tuân thủ theo những quy định này.

- Khi hết thời hạn hoạt động của dự án: Các dự án được xác định thời hạn thực hiện ngay từ ban đầu và khi đến thời hạn mà nhà đầu tư không tiếp tục gia hạn thì dự án sẽ chấm dứt.

2. Trình tự, thủ tục thu hồi đất do chấm dứt dự án

Căn cứ quy định tại Điều 33 Nghị định 102/2024/NĐ-CP, trình tự, thủ tục thu hồi đất do chấm dứt dự án được thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Nhà đầu tư gửi văn bản chấm dứt dự án đầu tư đến cơ quan có chức năng quản lý đất đai;

Bước 2: Cơ quan có chức năng quản lý đất đai tiến hành trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện thu hồi đất, trong thời hạn 30 ngày từ ngày nhận được văn bản chấm dứt dự án đầu tư.

Bước 3: Ban hành quyết định thu hồi đất và tổ chức thực hiện quyết định. Chủ dự án có đất thu hồi có nghĩa vụ chấp hành quyết định và thực hiện bàn giao đất, giấy tờ về quyền sử dụng đất.

Ngoài ra, căn cứ khoản 3 Điều 33 dẫn chiếu đến khoản 6 Điều 32 Nghị định 102/2024/NĐ-CP thì UBND cấp có thẩm quyền nơi có đất thu hồi thực hiện:

- Thông báo thu hồi đất đến người sử dụng đất, đồng thời đăng tải lên trang thông tin điện tử của UBND cấp tỉnh, huyện.

- Chỉ đạo việc xử lý phần giá trị còn lại đối với giá trị đã được đầu tư vào đất hoặc tài sản gắn liền với đất.

- Chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp huyện tổ chức việc cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất và bố trí kinh phí thực hiện.

thu hồi đất do chấm dứt dự án
Trình tự, thủ tục thu hồi đất do chấm dứt dự án (Ảnh minh hoạ)

3. Xử lý tài sản gắn liền với đất khi chấm dứt dự án 

Căn cứ theo khoản 4, 5 Điều 48 Luật Đầu tư 2020 quy định:

4. Nhà đầu tư tự thanh lý dự án đầu tư theo quy định của pháp luật về thanh lý tài sản khi dự án đầu tư chấm dứt hoạt động, trừ trường hợp quy định tại khoản 5 Điều này.

5. Việc xử lý quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất khi chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Như vậy, khi chấm dứt dự án, nhà đầu tư thực hiện thanh lý tài sản, đối với tài sản gắn liền với đất sẽ được thực hiện theo quy định tại Luật Đất đai 2024 và các văn bản khác có liên quan.

Căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 35 Nghị định 102/2024/NĐ-CP, tài sản gắn liền với đất khi chấm dứt dự án sẽ được xử lý theo các quy định như sau:

- Chủ đầu tư được phép tiếp tục sử dụng đất trong vòng 24 tháng kể từ ngày dự án đầu tư bị chấm dứt hoạt động theo quy định pháp luật về đầu tư;

- Trong thời hạn 24 tháng từ ngày dự án đầu tư bị chấm dứt hoạt động thì chủ đầu tư được chuyển quyền sử dụng đất, bán tài sản gắn liền với đất cho tổ chức/cá nhân khác;

- Sau khi việc bán tài sản, chuyển quyền sử dụng đất đã được thực hiện thì người mua tài sản gắn liền với đất, nhận quyền sử dụng đất được phép tiếp tục thực hiện quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất để thực hiện tiếp tục dự án đầu tư hoặc đề xuất để thực hiện dự án đầu tư mới;

- Trường hợp khi hết thời hạn 24 tháng nêu trên mà chủ đầu tư không thực hiện việc chuyển quyền sử dụng đất hay chưa bán tài sản gắn liền với đất cho nhà đầu tư khác thì Nhà nước có quyền tiến hành thu hồi đất mà không bồi thường về đất, tài sản gắn liền với đất. Trong trường hợp bất khả kháng (Thiên tai, thảm họa, hỏa hoạn, chiến tranh,...) được quy định tại Điều 31 Nghị định 102/2024/NĐ-CP thì được xem xét gia hạn thời hạn nêu trên bằng với thời gian xảy ra tình trạng bất khả kháng.

- Chi phí thực hiện thu hồi đất và xử lý tài sản gắn liền với đất được ngân sách nhà nước bảo đảm thực hiện; nhà đầu tư được lựa chọn tiếp tục sử dụng đất thì có trách nhiệm phải nộp ngân sách nhà nước khoản chi này trước khi Nhà nước tiến hành giao đất, cho thuê đất.

Trên đây là những thông tin về trình tự thủ tục thu hồi đất do chấm dứt dự án. Nếu còn thắc mắc, hãy liên hệ đến ngay đến tổng đài: 19006192  để được giải đáp nhanh chóng.
Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

6 điểm mới tại Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn 2024, áp dụng từ 01/7/2025

6 điểm mới tại Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn 2024, áp dụng từ 01/7/2025

6 điểm mới tại Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn 2024, áp dụng từ 01/7/2025

Vừa qua, Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn đã chính thức thông qua, thay thế cho Luật Quy hoạch đô thị 2009 và sửa đổi, bổ sung một số văn bản liên quan. và bắt đầu có hiệu lực từ 01/7/2025. Cùng LuatVietnam cập nhật 06 điểm mới tại Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn 2024 ngay trong bài viết dưới đây.

Bị di dời mồ mả, được bồi thường thế nào?

Bị di dời mồ mả, được bồi thường thế nào?

Bị di dời mồ mả, được bồi thường thế nào?

Việc di chuyển mồ, mả, công trình thờ tự trên đất thường ít xảy ra do liên quan nhiều đến yếu tố tín ngưỡng, tâm linh. Vậy trường hợp buộc phải phải di dời mồ mả do Nhà nước thu hồi đất, các hộ gia đình có được đền bù? Bị di dời mồ mả được bồi thường thế nào? Cùng tìm hiểu.