Thông tin về thửa đất trong Sổ đỏ được ghi như thế nào?

Thông tin về thửa đất trong Sổ đỏ là một trong những nội dung cơ bản của Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Vậy thông tin này theo quy định mới nhất tại Thông tư 10/2024/TT-BNTMT như thế nào?

Thông tin về thửa đất trong Sổ đỏ được ghi như thế nào?

Thông tin về thửa đất là một trong các thông tin của Sổ địa chính. Theo đó, căn cứ Điều 8, Điều 9 Thông tư 10/2024/TT-BTNMT, thông tin về thửa đất gồm các nội dung và cách ghi như sau:

- Số hiệu thửa đất: Gồm số tờ bản đồ và số thửa đất. Trong đó, số tờ bản đồ là số thứ tự của tờ bản đồ địa chính/số hiệu mảnh trích đo bản đồ địa chính và số thửa là số thứ tự của thửa đất trên mỗi tờ bản đồ địa chính/số hiệu của thửa dất theo trích đo bản đồ địa chính.

- Diện tích thửa đất: Nội dung này được xác định theo mét vuông, làm tròn đến một chữ số thập phân. Nếu thuộc nhiều xã thì trong đó phải ghi rõ bao nhiêu diện tích thửa đất thuộc xã nào. Nếu có nhà chung cư thì thể hiện diện tích xây dựng nhà chung cư.

- Loại đất: Thông tin này gồm có tên loại đất và ký hiệu của loại đất đó. Trong đó, loại đất trong các nhóm đất nông nghiệp, phi nông nghiệp, chưa sử dụng đến…

Nếu thửa đất có nhiều loại đất thì ghi lần lượt từng loại đất và diện tích kèm theo.

Ví dụ: Đất ở tại nông thôn 50m2, đất trồng cây lâu năm 200m2…

- Thời hạn sử dụng đất:

  • Với trường hợp Nhà nước giao đất, cho thuê đất thì ghi theo Quyết định giao đất và Sổ đỏ sẽ có hai loại thời hạn là thời hạn sử dụng đất lâu dài, sẽ được ghi là “lâu dài” và có thời hạn thì sẽ ghi thông tin ngày tháng năm hết hạn sử dụng đất.
  • Với trường hợp còn lại thì cũng tương tự như hai cách ghi trên, lâu dài hoặc ngày tháng năm hết hạn sử dụng đất nếu sử dụng đất có thời hạn trừ trường hợp công nhận quyền sử dụng đất thì thể hiện thông tin “… năm” kể từ ngày cấp Giấy chứng nhận.
  • Với trường hợp sử dụng đất khi có nhiều loại đất có thời hạn sử dụng khác nhau thì ghi theo thời hạn trong văn bản giao đất. Nếu không có thì ghi “chưa xác định”.

- Hình thức sử dụng đất: Gồm hình thức sử dụng đất chung và hình thức sử dụng đất riêng. Trong đó:

  • Hình thức sử dụng đất chung: Áp dụng với trường hợp thửa đất thuộc quyền sử dụng đất chung của từ hai người sử dụng đất trở lên như nhiều cá nhân/tổ chức/của vợ và chồng/của các thành viên có chung quyền sử dụng đất của hộ gia đình.
  • Hình thức sử dụng đất riêng: Là hình thức sử dụng đất của một người sử dụng đất: Một cá nhân/tổ chức/cộng đồng dân cư, người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài…
  • Trường hợp thửa đất có cả hình thức sử dụng chung và riêng thì phần diện tích sử dụng riêng của từng người được thể hiện “… m2 sử dụng chung, … m2 sử dụng riêng”
  • Trường hợp thửa đất có nhiều loại đất với hình thức sử dụng chung riêng khác nhau thì lần lượt ghi hình thức sử dụng riêng, chung với từng loại đất và diện tích đất. Ví dụ: Sử dụng riêng: Đất ở 200m2, đất trồng cây lâu năm 200m2..

- Thông tin thửa đất: Gồm số nhà, tên đường/phố (nếu có), thôn, xốm… hoặc khu vực, xứ đồng, đơn vị hành chính cấp xã, huyện, tỉnh nơi có thửa đất.

- Thông tin về nghĩa vụ tài chính: Đã thực hiện nghĩa vụ tài chính thì ghi rõ loại nghĩa vụ, số tiền phải nộp, đã nộp và ngày tháng năm nộp; nếu Nhà nước cho thuê đất thì ghi nộp tiền thuê đất hằng năm/một lần…

Thông tin về thửa đất trong Sổ đỏ được ghi như thế nào?
Thông tin về thửa đất trong Sổ đỏ được ghi như thế nào? (Ảnh minh họa)

- Thông tin ranh giới thửa đất: Hình dạng, kích thước các cạnh, tọa độ của đỉnh thửa.

- Nguồn gốc sử dụng đất: Được xác định gồm các hình thức: Trả tiền sử dụng đất, thuê đất, Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyèn sử dụng đất… Với mỗi nguồn gốc khác nhau thì ghi tương ứng.

Ví dụ: Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất, Nhà nước cho thuê đất trả tiền một lần…

- Thông tin hạn chế quyền sử dụng đất: Được áp dụng với các trường hợp: Thửa đất/một phần thửa đất thuộc hành lang bảo vệ an toàn công trình, khu vực bảo vệ, vành đai an toàn hoặc trong quyết định giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất có hạn chế quyền sử dụng đất như không được chuyển nhượng, góp vốn, tặng cho, thế chấp…

- Thông tin về quyền đối với thửa đất liền kề: Ví dụ được hưởng quyền với thửa đất liền kề… và phải thể hiện vị trí, diện tích được cung cấp quyền trên bản đồ địa chính, mảnh trích đo bản đồ địa chính, sơ đồ thửa đất…

Thông tin về thửa đất nào được "thấy" trong mã QR của Sổ đỏ?

Theo khoản 7 Điều 33 Thông tư 10/2024/TT-BTNMT, các thông tin dưới đây sẽ được thể hiện tại mã QR của Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất:

  • Thửa đất, tờ bản đồ.
  • Diện tích thửa đất
  • Loại đất: Đất ở, đất trồng cây lâu năm…
  • Thời hạn sử dụng đất: Lâu dài hoặc có thời hạn
  • Hình thức sử dụng đất: Sử dụng chung hoặc sử dụng riêng
  • Địa chỉ thửa đất
  • Các thông tin khác về thửa đất…

Trên đây là giải đáp chi tiết về vấn đề: Thông tin về thửa đất trong Sổ đỏ.

Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 19006192 để được hỗ trợ.
Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

6 điểm mới tại Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn 2024, áp dụng từ 01/7/2025

6 điểm mới tại Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn 2024, áp dụng từ 01/7/2025

6 điểm mới tại Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn 2024, áp dụng từ 01/7/2025

Vừa qua, Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn đã chính thức thông qua, thay thế cho Luật Quy hoạch đô thị 2009 và sửa đổi, bổ sung một số văn bản liên quan. và bắt đầu có hiệu lực từ 01/7/2025. Cùng LuatVietnam cập nhật 06 điểm mới tại Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn 2024 ngay trong bài viết dưới đây.