Hướng dẫn xem thông tin nhà đất trong Sổ đỏ

Thông tin nhà đất trong Sổ đỏ hợp pháp là căn cứ xác định quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở. Đồng thời thông tin này là căn cứ để các bên tiến hành mua bán nhà, chuyển nhượng đất.

Theo Thông tư 23/2014/TT-BTNMT, thông tin về thửa đất, nhà ở được thể hiện rõ tại trang 02 của Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (gọi tắt là Giấy chứng nhận).

Thông tin về thửa đất tại trang 2 của Sổ đỏ

Căn cứ Điều 6 Thông tư 23/2014/TT-BTNMT, thông tin về thửa đất được thể hiện trên Giấy chứng nhận đối với tất cả các trường hợp như sau:

TT

Thông tin

Thông tin cụ thể

1

Số thửa đất

Là số hiệu của thửa đất trên bản đồ địa chính, nơi chưa có bản đồ địa chính thì ghi số hiệu thửa đất trên bản trích đo.

2

Số tờ bản đồ

Là số thứ tự tờ bản đồ địa chính có thửa đất cấp Giấy chứng nhận trong phạm vi mỗi đơn vị hành chính cấp xã. Trường hợp sử dụng bản trích đo địa chính thì ghi số hiệu tờ trích đo thửa đất.

3

Địa chỉ thửa đất

Ghi rõ tên khu vực (xứ đồng, điểm dân cư,...); số nhà, tên đường phố (nếu có), tên đơn vị hành chính cấp xã, cấp huyện, cấp tỉnh.

4

Diện tích

Ghi diện tích của thửa đất bằng số Ả Rập theo đơn vị m2.

5

Hình thức sử dụng

- Trường hợp toàn bộ diện tích thửa đất thuộc quyền sử dụng của một người sử dụng đất thì ghi "Sử dụng riêng".

- Trường hợp toàn bộ diện tích thửa đất thuộc quyền sử dụng của nhiều người sử dụng đất thì ghi "Sử dụng chung".

- Trường hợp thửa đất ở có vườn, ao mà diện tích đất ở được công nhận nhỏ hơn diện tích cả thửa đất và có hình thức sử dụng chung, sử dụng riêng đối với từng loại đất thì lần lượt ghi "Sử dụng riêng" và mục đích sử dụng, diện tích đất sử dụng riêng kèm theo; ghi "Sử dụng chung" và mục đích sử dụng, diện tích đất sử dụng chung kèm theo.

6

Mục đích sử dụng đất

- Mục đích sử dụng đất ghi thống nhất với sổ địa chính bằng tên gọi cụ thể với các loại đất.

Xem chi tiết tại: Hướng dẫn xem mục đích sử dụng đất trên Sổ đỏ

- Thửa đất được Nhà nước giao, cho thuê, công nhận quyền sử dụng đất cho một người sử dụng đất vào nhiều mục đích thì phải ghi đầy đủ các mục đích đó.

7

Thời hạn sử dụng đất

- Trường hợp được Nhà nước giao đất, cho thuê đất thì ghi thời hạn theo quyết định giao đất, cho thuê đất; trường hợp được Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất thì ghi thời hạn sử dụng được công nhận theo quy định của pháp luật về đất đai.

- Trường hợp sử dụng đất có thời hạn thì ghi thời hạn sử dụng đất đến ngày …/…/...

- Trường hợp thời hạn sử dụng đất là ổn định lâu dài thì ghi "Lâu dài".

- Trường hợp thửa đất ở có vườn, ao mà diện tích đất ở được công nhận là một phần thửa đất thì ghi thời hạn sử dụng đất theo từng mục đích sử dụng đất "Đất ở: Lâu dài; Đất... (ghi tên mục đích sử dụng theo hiện trạng thuộc nhóm đất nông nghiệp đối với phần diện tích vườn, ao không được công nhận là đất ở): Sử dụng đến ngày …/…/...".

8

Nguồn gốc sử dụng

Tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể mà thông tin về nguồn gốc sử dụng sẽ khác nhau như: Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất, Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, Công nhận QSDĐ như giao đất có thu tiền sử dụng đất, Công nhận QSDĐ như giao đất không thu tiền sử dụng đất,...


thông tin nhà đất trong Sổ đỏHướng dẫn xem thông tin nhà đất trong Sổ đỏ (Ảnh minh họa)

Thông tin về nhà ở tại trang 2 của Sổ đỏ

Theo Điều 7 Thông tư 23/2014/TT-BTNMT, thông tin về nhà ở tại trang 02 của Giấy chứng nhận có sự khác nhau giữa nhà ở riêng lẻ và căn hộ chung cư, cụ thể:

* Nếu là nhà ở riêng lẻ

- Loại nhà ở: Ghi loại nhà ở cụ thể theo quy định của pháp luật về nhà ở. Ví dụ: "Nhà ở riêng lẻ"; "Nhà biệt thự".

- Diện tích xây dựng: Diện tích được ghi rõ bằng số Ả Rập, theo đơn vị mét vuông, được làm tròn số đến một chữ số thập phân.

- Diện tích sàn: Ghi bằng số Ả Rập theo đơn vị mét vuông, được làm tròn số đến một chữ số thập phân. Đối với nhà ở một tầng thì ghi diện tích mặt bằng sàn xây dựng của nhà đó. Đối với nhà ở nhiều tầng thì ghi tổng diện tích mặt bằng sàn xây dựng của các tầng.

- Hình thức sở hữu: Ghi "Sở hữu riêng" đối với trường hợp nhà ở thuộc sở hữu của một chủ; ghi "Sở hữu chung" đối với trường hợp nhà ở thuộc sở hữu chung của nhiều chủ; trường hợp nhà ở có phần sở hữu riêng và có phần sở hữu chung thì ghi lần lượt từng hình thức sở hữu và diện tích kèm theo.

- Cấp (hạng) nhà ở: Xác định và ghi theo quy định phân cấp nhà ở của pháp luật về nhà ở, pháp luật về xây dựng.

- Thời hạn được sở hữu:

+ Trường hợp mua nhà ở có thời hạn theo quy định của pháp luật về nhà ở thì ghi ngày tháng năm hết hạn được sở hữu theo hợp đồng mua bán hoặc theo quy định của pháp luật về nhà ở.

+ Trường hợp được sở hữu nhà ở trên đất thuê, mượn của người sử dụng đất khác thì ghi ngày tháng năm kết thúc thời hạn thuê, mượn.

+ Các trường hợp còn lại không xác định thời hạn và ghi bằng dấu "-/-".

* Nhà ở là căn hộ chung cư

Theo khoản 3 Điều 7 Thông tư 23/2014/TT-BTNMT, thông tin căn hộ chung cư được thể hiện trong Giấy chứng nhận như sau:

- Loại nhà ở: Ghi "Căn hộ chung cư số…".

- Tên nhà chung cư: Ghi tên hoặc số hiệu của nhà chung cư, nhà hỗn hợp theo dự án đầu tư hoặc thiết kế, quy hoạch được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

- Diện tích sàn: Ghi diện tích sàn xây dựng căn hộ, diện tích sử dụng căn hộ theo hợp đồng mua bán căn hộ và phù hợp với quy định của pháp luật về nhà ở.

- Hình thức sở hữu: Ghi "Sở hữu riêng" đối với trường hợp căn hộ thuộc sở hữu của một chủ; ghi "Sở hữu chung" đối với trường hợp căn hộ thuộc sở hữu chung của nhiều chủ; trường hợp căn hộ có phần sở hữu riêng và có phần sở hữu chung thì ghi lần lượt từng hình thức sở hữu và diện tích kèm theo.

- Thời hạn được sở hữu như sau:

+ Trường hợp mua căn hộ chung cư có thời hạn theo quy định của pháp luật về nhà ở thì ghi ngày tháng năm hết hạn được sở hữu theo hợp đồng mua bán hoặc theo quy định của pháp luật về nhà ở.

+ Các trường hợp còn lại không xác định thời hạn và ghi bằng dấu "-/-".

+ Hạng mục được sở hữu chung ngoài căn hộ: Ghi tên từng hạng mục ngoài căn hộ chung cư và diện tích kèm theo (nếu có) mà chủ sở hữu căn hộ có quyền sở hữu chung với các chủ căn hộ khác theo hợp đồng mua, bán căn hộ đã ký.

Trên đây là thông tin nhà đất trong Sổ đỏ. Theo đó, khi mua bán nhà, chuyển nhượng quyền sử dụng đất cần tìm hiểu rõ các thông tin như mục đích sử dụng đất, thời hạn sử dụng đất, hình thức sở hữu,…để tránh những rủi ro, nhầm lẫn.

>> Phí thẩm định hồ sơ cấp Sổ đỏ 63 tỉnh, thành

Khắc Niệm

Đánh giá bài viết:
(2 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Xây nhà trổ cửa sổ nhìn thẳng vào nhà người khác, được không?

Xây nhà trổ cửa sổ nhìn thẳng vào nhà người khác, được không?

Xây nhà trổ cửa sổ nhìn thẳng vào nhà người khác, được không?

Nhiều người cho rằng đã là đất của mình thì mình xây thế nào, làm gì trên đất đó cũng được, miễn không xâm phạm phần đất của hàng xóm. Tuy nhiên, chủ sở hữu phải tuân thủ các quy tắc liên quan đến xây dựng công trình nhà ở, đặc biệt là vấn đề trổ cửa sổ.

Cập nhật: Toàn bộ chi phí xem thông tin về đất đai từ 01/8/2024

Cập nhật: Toàn bộ chi phí xem thông tin về đất đai từ 01/8/2024

Cập nhật: Toàn bộ chi phí xem thông tin về đất đai từ 01/8/2024

Thông tư 56/2024/TT-BTC của Bộ Tài chính đã cập nhật toàn bộ về mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý, sử dụng phí khai thác và sử dụng tài liệu đất đai từ Hệ thống thông tin Quốc gia về đất đai. Cùng LuatVietnam tổng hợp toàn bộ chi phí xem thông tin về đất đai từ 01/8/2024 ngay trong bài viết dưới đây.

5 điều người dân sử dụng đất chưa có Sổ đỏ cần biết để tránh bị thiệt thòi

5 điều người dân sử dụng đất chưa có Sổ đỏ cần biết để tránh bị thiệt thòi

5 điều người dân sử dụng đất chưa có Sổ đỏ cần biết để tránh bị thiệt thòi

Việc sử dụng đất chưa có Sổ đỏ mang lại nhiều thiệt thòi về quyền lợi cho người sử dụng đất. Tuy nhiên, người dân vẫn cần lưu ý 5 điều sau đây khi sử dụng đất chưa có Sổ được LuatVietnam cập nhật ngay trong bài viết dưới đây.

2 trường hợp không có tên trong di chúc vẫn hưởng thừa kế nhà đất

2 trường hợp không có tên trong di chúc vẫn hưởng thừa kế nhà đất

2 trường hợp không có tên trong di chúc vẫn hưởng thừa kế nhà đất

Vì nhiều lý do khác nhau mà người lập di chúc không để lại tài sản của mình cho cha, mẹ, vợ, chồng, con chưa thành niên. Pháp luật dự liệu trước trường hợp này xảy ra trên thực tế nên quy định đối tượng không có tên trong di chúc vẫn hưởng thừa kế.