Sau khi mua nhà ở xã hội bao lâu sẽ được bán?

Người có thu nhập thấp thường được ưu tiên mua nhà ở xã hội. Vậy nếu sau khi mua mà có nhu cầu muốn bán thì cần phải đáp ứng điều kiện gì? Sau bao lâu thì được bán?


Điều kiện chuyển nhượng nhà ở xã hội

Khoản 7 Điều 3 Luật Nhà ở năm 2014 giải thích định nghĩa nhà ở xã hội như sau:

Nhà ở xã hội là nhà ở có sự hỗ trợ của Nhà nước cho các đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở theo quy định của Luật này.

Có thể thấy, nhà ở xã hội là loại nhà mà chỉ có một số đối tượng được hỗ trợ mua. Do đó, không chỉ điều kiện để mua mà khi muốn bán nhà ở xã hội, cá nhân, tổ chức cũng phải đáp ứng điều kiện nhất định.

Xem thêm: Ai được mua chung cư nhà ở xã hội? Điều kiện mua là gì?

Theo đó, khoản 4 Điều 62 Luật Nhà ở năm 2014 nêu rõ:

Bên thuê mua, bên mua nhà ở xã hội không được bán lại nhà ở trong thời hạn tối thiểu là 05 năm, kể từ thời điểm thanh toán hết tiền thuê mua, tiền mua nhà ở; trường hợp trong thời hạn 05 năm, kể từ ngày bên mua, bên thuê mua đã thanh toán hết tiền mua, thuê mua nhà ở mà có nhu cầu bán nhà ở này thì chỉ được bán lại cho đơn vị quản lý nhà ở xã hội đó hoặc bán cho đối tượng thuộc diện được mua nhà ở xã hội nếu đơn vị này không mua với giá bán tối đa bằng giá bán nhà ở xã hội cùng loại tại cùng địa điểm, thời điểm bán và không phải nộp thuế thu nhập cá nhân.

Từ quy định này có thể kết luận như sau:

- Không được mua bán nhà ở xã hội trong thời hạn tối thiểu 05 năm kể từ thời điểm trả hết tiền mua nhà ở xã hội cho chủ đầu tư.

- Nếu chưa đủ 05 năm mà muốn bán thì chỉ có thể bán lại cho đơn vị quản lý nhà ở xã hội đó hoặc người thuộc diện được mua nhà ở xã hội.

Đặc biệt, chỉ được mua bán bình thường theo cơ chế thị trường sau 05 năm kể từ khi đã thanh toán hết tiền mua và đã được cấp Giấy chứng nhận nhưng phải nộp tiền sử dụng đất và thuế thu nhập cá nhân.

Nếu người mua là đối tượng thuộc diện được mua nhà ở xã hội thì giá bán tối đa chỉ bằng giá bán của nhà ở xã hội cùng loại tại cùng địa điểm, thời điểm bán và không phải nộp thuế thu nhập cá nhân.

Như vậy, sau thời hạn 05 năm kể từ khi đóng đủ tiền mua và được cấp Giấy chứng nhận, chủ sở hữu nhà ở xã hội sẽ được bán nhà ở xã hội theo cơ chế thị trường hoặc cho đối tượng thuộc diện được mua nhà ở xã hội.

thoi han duoc ban nha o xa hoi


Mua bán nhà ở xã hội chưa đủ 5 năm bị xử lý thế nào?

Mặc dù Luật có quy định cụ thể thời hạn bán nhà ở xã hội là sau 05 năm kể từ thời điểm nộp đủ tiền mua và được cấp Giấy chứng nhận nhưng thực tế có không ít trường hợp "lách luật" để mua bán nhà ở xã hội dù chưa đủ thời hạn theo quy định.

Để giải quyết trường hợp này, khoản 6 Điều 62 Luật Nhà ở năm 2014 khẳng định:

Mọi trường hợp cho thuê, cho thuê mua, bán nhà ở xã hội không đúng quy định của Luật này thì hợp đồng cho thuê, thuê mua, mua bán nhà ở không có giá trị pháp lý và bên thuê, thuê mua, mua phải bàn giao lại nhà ở cho đơn vị quản lý nhà ở xã hội; trường hợp không bàn giao lại nhà ở thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có nhà ở tổ chức cưỡng chế để thu hồi lại nhà ở đó.

Theo đó, nếu mua bán nhà ở xã hội không đúng quy định, khi chưa đủ thời hạn cho phép thì:

- Hợp đồng mua bán nhà ở xã hội không có giá trị pháp lý.

- Bên mua phải bàn giao lại nhà ở xã hội đó cho đơn vị quản lý. Nếu không thực hiện bàn giao thì Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh nơi có nhà ở sẽ tổ chức cưỡng chế để thu hồi lại nhà ở.

Trên đây là quy định về thời hạn được bán nhà ở xã hội. Nếu còn thắc mắc, độc giả vui lòng liên hệ 1900.6192 để được hỗ trợ, giải đáp.

>> Nhà ở xã hội: Đối tượng, điều kiện, hồ sơ và thủ tục mua

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Phương án sang tên Sổ đỏ mà người ở với cha mẹ dễ bị thiệt nhất

Phương án sang tên Sổ đỏ mà người ở với cha mẹ dễ bị thiệt nhất

Phương án sang tên Sổ đỏ mà người ở với cha mẹ dễ bị thiệt nhất

Việc cha mẹ tặng một phần đất cho con ra ở riêng, cho con gái khi lấy chồng và phần còn lại cho đứa con sống chung với mình rất phổ biến. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp đây là phương án sang tên Sổ đỏ mà người ở với cha mẹ dễ bị thiệt nhất.

Cách để chuyển đất nông nghiệp sang đất thổ cư nhiều nhất

Cách để chuyển đất nông nghiệp sang đất thổ cư nhiều nhất

Cách để chuyển đất nông nghiệp sang đất thổ cư nhiều nhất

Khi chuyển mục đích sử dụng đất sang đất ở (thổ cư) thì nhiều người muốn được chuyển càng nhiều càng tốt. Tuy nhiên, đa số trường hợp đều bị giới hạn bởi hạn mức đất ở tại địa phương. Do đó, có thể tham khảo cách để chuyển đất nông nghiệp sang đất thổ cư nhiều nhất dưới đây để áp dụng.