Theo Luật Đất đai năm 2024 sử dụng đất ổn định là gì?

Sử dụng đất ổn định là một trạng thái của hoạt động sử dụng đất trong pháp luật về đất đai. Vậy cụ thể, theo Luật Đất đai năm 2024 sử dụng đất ổn định là thế nào?

1. Theo Luật Đất đai năm 2024 sử dụng đất ổn định là thế nào?

Theo Luật Đất đai năm 2024 sử dụng đất ổn định là thế nào
Theo Luật Đất đai năm 2024 sử dụng đất ổn định là thế nào? (Ảnh minh hoạ)

Căn cứ theo Điều 171 Luật Đất đai số 31/2024/QH15, hiện nay có 11 loại đất được sử dụng ổn định lâu dài, cụ thể là:

(1) Đất ở.

(2) Đất nông nghiệp do cộng đồng dân cư sử dụng theo khoản 4 Điều 178 Luật Đất đai 2024, cụ thể:

  • Cộng đồng dân cư được giao/công nhận quyền sử dụng đất để thực hiện bảo tồn bản sắc dân tộc, gắn với các phong tục, tập quán và tín ngưỡng.

  • Cộng đồng dân cư được giao/công nhận quyền sử dụng đất có trách nhiệm bảo vệ đất được giao và không được chuyển sang mục đích sử dụng khác.

(3) Đất rừng đặc dụng, phòng hộ; đất rừng sản xuất được quản lý bởi tổ chức.

(4) Đất thương mại dịch vụ, cơ sở sản xuất phi nông nghiệp của cá nhân hiện đang sử dụng ổn định, được Nhà nước công nhận mà không phải đất được Nhà nước giao có thời hạn hoặc cho thuê.

(5) Đất để xây dựng trụ sở cơ quan theo khoản 1 Điều 199 Luật Đất đai 2024 (gồm đất để xây dựng trụ sở các cơ quan: Đảng Cộng sản, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức xã hội, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp và các tổ chức khác được Nhà nước giao nhiệm vụ, hỗ trợ kinh phí cho hoạt động thường xuyên).

Đất để xây dựng công trình sự nghiệp của các đơn vị sự nghiệp công lập: cơ sở văn hoá, xã hội, giáo dục đào tạo, y tế, thể dục thể thao, môi trường, khoa học công nghệ, ngoại giao, khí tượng thuỷ văn, công trình sự nghiệp khác, hoặc đất để xây dựng trụ sở của các đơn vị sự nghiệp công lập khác.

(6) Đất quốc phòng, an ninh.

(7) Đất tín ngưỡng.

(8) Đất tôn giáo theo khoản 2 Điều 213 Luật Đất đai 2024 (Nhà nước giao đất không thu tiền đối với đất dùng để xây dựng cơ sở tôn giáo, trụ sở của tổ chức tôn giáo và tôn giáo trực thuộc).

(9) Đất sử dụng cho mục đích công cộng, không vì mục đích kinh doanh.

(10) Đất nghĩa trang, cơ sở hỏa táng, nhà tang lễ; đất cơ sở để lưu giữ tro cốt.

(11) Đất theo khoản 3 Điều 173 Luật Đất đai 2024 (thời hạn sử dụng đất trong trường hợp chuyển mục đích từ đất phi nông nghiệp ổn định lâu dài sang đất phi nông nghiệp có thời hạn hoặc từ đất phi nông nghiệp có thời hạn sang đất phi nông nghiệp được sử dụng ổn định lâu dài là ổn định lâu dài) và theo khoản 2 Điều 174 Luật Đất đai 2024 (người nhận chuyển quyền sử dụng đất đối với đất được sử dụng ổn định lâu dài thì được sử dụng ổn định lâu dài).

2. Thời hạn sử dụng đất khi chuyển mục đích sử dụng từ phi nông nghiệp sang ổn định là bao lâu?

Căn cứ quy định tại khoản 3 Điều 173 Luật Đất đai 2024: “3. Thời hạn sử dụng đất đối với trường hợp chuyển mục đích sử dụng từ đất phi nông nghiệp sử dụng ổn định lâu dài sang đất phi nông nghiệp sử dụng có thời hạn hoặc từ đất phi nông nghiệp sử dụng có thời hạn sang đất phi nông nghiệp sử dụng ổn định lâu dài là ổn định lâu dài.”

Như vậy, thời hạn sử dụng đất khi chuyển mục đích sử dụng từ phi nông nghiệp sang ổn định là ổn định lâu dài.

3. 4 nguyên tắc sử dụng đất hiện nay

4 nguyên tắc sử dụng đất hiện nay
4 nguyên tắc sử dụng đất hiện nay (Ảnh minh hoạ)

Tại Điều 5 Luật Đất đai 2024 quy định có 4 nguyên tắc sử dụng đất hiện nay, đó là:

  • Sử dụng đúng mục đích.

  • Bền vững, tiết kiệm, hiệu quả đối với đất đai và tài nguyên ở trên bề mặt và trong lòng đất.

  • Bảo vệ đất, bảo vệ môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu, sử dụng đất không được lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật, phân hóa học gây ô nhiễm, thoái hoá đất.

  • Thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất trong thời hạn theo quy định pháp luật; không xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất liền kề và những người sử dụng đất xung quanh.

4. Quy định về phân loại đất theo Luật Đất đai hiện hành

Căn cứ Điều 9 Luật Đất đai 2024, căn cứ mục đích sử dụng thì đất đai được phân thành 03 loại đó là: Nhóm đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp và nhóm đất chưa sử dụng. Cụ thể như sau:

*Nhóm đất nông nghiệp:

  • Đất trồng cây hàng năm (bao gồm: đất trồng lúa, đất trồng cây hàng năm khác).

  • Đất trồng cây lâu năm.

  • Đất lâm nghiệp (đất rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và đất rừng sản xuất khác).

  • Đất để nuôi trồng thuỷ sản.

  • Đất để chăn nuôi tập trung.

  • Đất là muối.

  • Các đất nông nghiệp khác.

*Nhóm đất phi nông nghiệp

  • Đất ở (gồm có: đất ở nông thôn và đô thị).

  • Đất sử dụng để xây dựng trụ sở cơ quan.

  • Đất sử dụng cho mục đích an ninh và quốc phòng.

  • Đất để xây dựng công trình sự nghiệp: cơ sở văn hoá, xã hội, giáo dục đào tạo, y tế, thể dục thể thao, môi trường, khoa học công nghệ, ngoại giao, khí tượng thuỷ văn, công trình sự nghiệp khác, hoặc đất để xây dựng trụ sở của các đơn vị sự nghiệp công lập khác.

  • Đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp: Đất cụm/khu công nghiệp; đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp; đất thương mại dịch vụ; đất sử dụng trong hoạt động khoáng sản.

  • Đất được sử dụng cho mục đích công cộng: công trình giao thông, thuỷ lợi, cấp thoát nước; đất công trình phòng, chống thiên tai; đất có danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử - văn hoá, di sản thiên nhiên; đất công trình năng lượng và chiếu sáng công cộng; đất công trình xử lý nước thải; đất công trình hạ tầng bưu chính, công nghệ thông tin, viễn thông; đất chợ đầu mối, chợ dân sinh; đất khu vui chơi, giải trí, sinh hoạt cộng đồng.

  • Đất tôn giáo; đất tín ngưỡng.

  • Đất nghĩa trang, cơ sở hỏa táng, nhà tang lễ; đất cơ sở để lưu giữ tro cốt.

  • Đất có mặt nước chuyên dùng.

  • Các đất phi nông nghiệp khác.

*Nhóm đất chưa sử dụng: Là các loại đất chưa xác định mục đích sử dụng và chưa được giao/cho thuê.

Trên đây là những thông tin về vấn đề Theo Luật Đất đai năm 2024 sử dụng đất ổn định là?
Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 19006192 để được hỗ trợ.
Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Có phải đổi sổ đỏ sang mẫu mới khi sắp xếp lại đơn vị hành chính?

Có phải đổi sổ đỏ sang mẫu mới khi sắp xếp lại đơn vị hành chính?

Có phải đổi sổ đỏ sang mẫu mới khi sắp xếp lại đơn vị hành chính?

Đây là câu hỏi mà rất nhiều người dân đặt ra khi các tỉnh, thành phố đang thực hiện việc sắp xếp, sáp nhập lại đơn vị hành chính cấp huyện, xã. Cùng LuatVietnam tìm hiểu ngay “Có phải đổi sổ đỏ sang mẫu mới khi sắp xếp lại đơn vị hành chính?” không trong bài viết dưới đây.

Điểm mới của Nghị định 175 về quản lý hoạt động xây dựng so với Nghị định 15

Điểm mới của Nghị định 175 về quản lý hoạt động xây dựng so với Nghị định 15

Điểm mới của Nghị định 175 về quản lý hoạt động xây dựng so với Nghị định 15

Nghị định 175 đã tập trung sửa đổi những quy định mâu thuẫn, chồng chéo, cản trở phát triển kinh tế, bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật. Dưới đây là điểm mới của Nghị định 175 về quản lý hoạt động xây dựng so với Nghị định 15.

9 trường hợp bắt buộc phải đổi sang mẫu Sổ đỏ mới từ 01/01/2025

9 trường hợp bắt buộc phải đổi sang mẫu Sổ đỏ mới từ 01/01/2025

9 trường hợp bắt buộc phải đổi sang mẫu Sổ đỏ mới từ 01/01/2025

Từ 01/01/2025, mẫu Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất mới chính thức bắt đầu được áp dụng. Cùng LuatVietnam cập nhật 09 trường hợp bắt buộc phải đổi sang mẫu Sổ đỏ mới từ 01/01/2025 trong bài viết dưới đây.

Cách đọc thửa đất trên bản đồ địa chính từ 15/01/2025

Cách đọc thửa đất trên bản đồ địa chính từ 15/01/2025

Cách đọc thửa đất trên bản đồ địa chính từ 15/01/2025

Vừa qua, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành Thông tư 26/2024/TT-BTNMT quy định về kỹ thuật đo đạc lập bản đồ địa chính bắt đầu có hiệu lực từ 15/01/2025, thay thế cho Thông tư 25/2014/TT-BTNMT cũ. Vậy cách đọc thửa đất trên bản đồ địa chính từ 15/01/2025 theo Thông tư 26 như thế nào? Cùng tìm hiểu.