4 thay đổi liên quan đến Sổ đỏ từ 16/10/2023: Người dân cần biết ngay

Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa ban hành Thông tư số 14/2023/TT-BTNMT sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến Sổ đỏ. Dưới đây là tổng hợp các thay đổi liên quan đến Sổ đỏ từ 16/10/2023.

1. Được ghi số định danh lên Sổ đỏ từ 16/10/2023

Đây có lẽ là một trong những thay đổi liên quan đến Sổ đỏ từ 16/10/2023 đáng chú ý nhất tại Thông tư số 14/2023/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Cụ thể, khi cá nhân được cấp Sổ đỏ mà chưa có Chứng minh nhân dân (CMND) hoặc Căn cước công dân (CCCD) thì được ghi số của giấy khai sinh hoặc số định danh cá nhân là giấy tờ nhân thân trên Sổ đỏ (trước đây chỉ ghi số của giấy khai sinh) theo khoản 2 Điều 2 Thông tư 14/2023/TT-BTNMT.

Khi đó, thông tin về chủ sử dụng đất trên Sổ đỏ từ 16/10/2023 sẽ được ghi như sau: Ông/bà…. sau đó ghi họ và tên, năm sinh, tên và giấy tờ nhân thân của người đó (nếu có) cùng địa chỉ thường trú.

Mục giấy tờ nhân thân nêu tại Điều 5 Thông tư 23/2014/TT-BTNMT sẽ được ghi như sau:

  • Nếu có CMND thì ghi: CMND số…
  • Nếu là CCCD thì ghi: CCCD số…
  • Nếu là Chứng minh quân đội thì ghi: CMQĐ số…
  • Nếu chưa có CMND/CCCD thì ghi: Giấy khai sinh số… hoặc số định danh cá nhân số…
4 thay đổi liên quan đến Sổ đỏ từ 16/10/2023 cần biết ngay!
4 thay đổi liên quan đến Sổ đỏ từ 16/10/2023 cần biết ngay (Ảnh minh họa)

2. Thêm thủ tục liên quan Sổ đỏ thực hiện đồng thời đăng ký biến động

Điều 17 Thông tư 23/2014/TT-BTMNT đã được bổ sung trường hợp xác nhận thay đổi vào Sổ đỏ đã cấp đồng thời khi thực hiện thủ tục đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất là xác nhận thay đổi thông tin về số định danh cá nhân nếu có nhu cầu.

Cụ thể, trước đây, người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất chỉ đổi tên, xác nhận thay đỏi thông tin về pháp nhân, số CMND, số CCCD trên Sổ đỏ đã được cấp theo nhu cầu của họ hoặc trên Sổ đỏ đã cấp đồng thời với thủ tục đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất.

Thì nay, khoản 2 Điều 1 Thông tư số 14 năm 2023 đã bổ sung thêm trường hợp người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất có xác nhận thay đổi thông tin số định danh cá nhân hoặc muốn xác nhận thay đổi thông tin về số định danh đồng thời với thủ tục đăng ký biến động.

3. Quy định mới về hồ sơ đăng ký biến động trên Sổ đỏ

3.1 Bỏ yêu cầu cần sổ hộ khẩu giấy

Để phù hợp với quy định bỏ sổ hộ khẩu giấy từ ngày 01/7/2021 theo quy định của khoản 3 Điều 28 Luật Cư trú 2020, một số thủ tục liên quan đến Sổ đỏ cũng không còn yêu cầu nộp hoặc xuất trình sổ hộ khẩu giấy khi thực hiện thủ tục đăng ký biến động quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất khi:

  • Phân chia/hợp nhất quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất của tổ chức.
  • Thay đổi thông tin về người được cấp giấy chứng nhận;
  • Giảm diện tích thửa đất do sạt lở tự nhiên;
  • Thay đổi về hạn chế quyền sử dụng đất;
  • Thay đổi về nghĩa vụ tài chính;
  • Thay đổi về tài sản gắn liền với đất so với nội dung đã đăng ký

Thay vào đó, tùy từng trường hợp sẽ có yêu cầu khác nhau thay cho sổ hộ khẩu, như:

- Đất hộ gia đình: Văn bản thỏa thuận phải có thông tin của thành viên hộ gia đình có chung quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản tại thười điểm được giao đất, cho thuê đất, công nhận hoặc nhận chuyển quyền…

- Phân chia/hợp nhất quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất của vợ, chồng: Khai thác, sử dụng thông tin về tình trạng hôn nhân trong cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

3.2 Hồ sơ đăng ký biến động mới khi đổi số CCCD, CMND

Khoản 1 Điều 2 Thông tư 14/2023/TT-BTNMT khi thay đổi số CCCD, CMND trên Sổ đỏ làm thay đổi nhân thân của người có tên trên Sổ đỏ hoặc địa chỉ của Sổ đỏ đã được cấp thì có thể khai thác và sử dụng thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

Đồng thời, một số giấy tờ khác cần phải có gồm:

  • Đơn đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất
  • Bản gốc Sổ đỏ đã được cấp trước đó
  • Văn bản cho phép/công nhận việc thay đổi thông tin pháp nhân nếu thay đổi thông tin về pháp nhân của tổ chức đã ghi trên Sổ đỏ.

3.3 Trường hợp không cần nộp bản gốc Sổ đỏ

Bên cạnh việc sửa đổi hồ sơ liên quan đến các thủ tục về Sổ đỏ, một trong những thay đổi liên quan đến Sổ đỏ từ 16/10/2023 nêu tại khoản 1 Điều 2 Thông tư 14 năm 2023 là quy định trường hợp không phải nộp Sổ đỏ gốc trong hồ sơ đăng ký biến động do giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai, xử lý nợ thế chấp, góp vốn, kê biên, đấu giá…

Đó là, trường hợp thực hiện theo quyết định/bản án của Tòa án hoặc quyết định thi hành án đã có hiệu lực thi hành hoặc thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất theo yêu cầu của Tòa án, cơ quan thi hành án mà không thu hồi được bản gốc Sổ đỏ đã cấp.

Thay đổi nhiều loại giấy tờ đăng ký biến động từ 16/10/2023
Thay đổi nhiều loại giấy tờ đăng ký biến động từ 16/10/2023 (Ảnh minh họa)

4. Điều chỉnh đơn đăng ký biến động đất đai

Ngoài những thay đổi nêu trên, Thông tư 14 năm 2023 cũng sửa đổi một số biểu mẫu như sau:

- Mẫu đơn đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (mẫu 04a/ĐK): Thay thế “số giấy CMND”, “số giấy chứng minh nhân dân” thành “số CMND hoặc số CCCD hoặc số định danh cá nhân”.

- Mẫu danh sách người sử dụng chung thửa đất, chủ sở hữu chung tài sản gắn liền với đất (mẫu 04b/ĐK): Thay thế “giấy CMND” thành “CMND hoặc CCCD hoặc số định danh cá nhân”.

- Đơn đề nghị tách thửa đất, hợp thửa đất (mẫu 11/ĐK): Thay thế “giấy CMND” thành “CMND hoặc CCCD hoặc số định danh cá nhân.

Trên đây là toàn bộ thay đổi liên quan đến Sổ đỏ từ 16/10/2023 khi Thông tư 14/2023/TT-BTNMT chính thức có hiệu lực. Nếu còn thắc mắc, độc giả vui lòng liên hệ 19006192 để được hỗ trợ, giải đáp chi tiết.

Đánh giá bài viết:
(21 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Xây nhà trổ cửa sổ nhìn thẳng vào nhà người khác, được không?

Xây nhà trổ cửa sổ nhìn thẳng vào nhà người khác, được không?

Xây nhà trổ cửa sổ nhìn thẳng vào nhà người khác, được không?

Nhiều người cho rằng đã là đất của mình thì mình xây thế nào, làm gì trên đất đó cũng được, miễn không xâm phạm phần đất của hàng xóm. Tuy nhiên, chủ sở hữu phải tuân thủ các quy tắc liên quan đến xây dựng công trình nhà ở, đặc biệt là vấn đề trổ cửa sổ.

Theo Luật 2023, thế nào là đất ở không hình thành đơn vị ở?

Theo Luật 2023, thế nào là đất ở không hình thành đơn vị ở?

Theo Luật 2023, thế nào là đất ở không hình thành đơn vị ở?

Pháp luật hiện hành chưa có quy định nêu cụ thể thế nào là "Đất ở không hình thành đơn vị ở" nhưng trên thực tế loại đất lại hết sức phổ biến. Vậy khái niệm “đất ở không hình thành đơn vị ở” được hiểu như thế nào, hãy cùng LuatVietnam tìm hiểu rõ.

Đất nông nghiệp quỹ I, quỹ II là gì? Quản lý đất nông nghiệp quỹ I, quỹ II thế nào?

Đất nông nghiệp quỹ I, quỹ II là gì? Quản lý đất nông nghiệp quỹ I, quỹ II thế nào?

Đất nông nghiệp quỹ I, quỹ II là gì? Quản lý đất nông nghiệp quỹ I, quỹ II thế nào?

Hiện nay, khái niệm “đất nông nghiệp quỹ I, quỹ II” chưa được sử dụng phổ biến và rộng rãi. Tuy nhiên, việc tìm hiểu rõ về khái niệm “đất nông nghiệp quỹ I quỹ II” là rất quan trọng để giúp người dân hiểu rõ về các loại quỹ đất.

Đất ngoài chỉ giới có được xây nhà ở, công trình không?

Đất ngoài chỉ giới có được xây nhà ở, công trình không?

Đất ngoài chỉ giới có được xây nhà ở, công trình không?

Chỉ giới xây dựng là một trong những vấn đề mà người sử dụng đất cần phải lưu ý khi xây nhà ỏ, công trình trên đất để tránh bị phạt. Vậy trường hợp đất ngoài chỉ giới xây dựng có bị phạt không? Bài viết sau của LuatVietnam sẽ giúp bạn đọc tìm hiểu rõ vấn đề này.

Đã trả tiền mua đất nhưng không được sang tên, phải làm gì?

Đã trả tiền mua đất nhưng không được sang tên, phải làm gì?

Đã trả tiền mua đất nhưng không được sang tên, phải làm gì?

Đã trả tiền mua đất nhưng không được sang tên không phải không phải là trường hợp hiếm gặp. Việc sử dụng đất khi chưa làm thủ tục sang tên có thể khiến người mua gặp nhiều rủi ro. Vậy, đã thanh toán tiền đất nhưng không được sang tên, người mua phải làm gì?