So sánh Nghị định 15/2021 và 59/2015 về quản lý dự án đầu tư xây dựng

Nghị định 15/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 03/3/2021 thay thế Nghị định 59/2015/NĐ-CP về quản lý dự án đầu tư xây dựng. Dưới đây là bảng so sánh Nghị định 15/2021 và Nghị định 59/2015.

Nghị định 15/2021/NĐ-CP

(Có hiệu lực từ ngày 03/3/2021)

Nghị định 59/2015/NĐ-CP

(Có hiệu lực từ ngày 05/8/2015)

1. Giải thích từ ngữ

“Công trình xây dựng theo tuyến”

Khoản 3 Điều 3 Nghị định 15/2021/NĐ-CP quy định:

Công trình xây dựng theo tuyến bao gồm cả đập đầu mối công trình thủy lợi, thủy điện; kênh dẫn nước tưới, tiêu; đê, kè.

Công trình xây dựng theo tuyến chỉ bao gồm công trình được xây dựng theo hướng tuyến trong một hoặc nhiều khu vực địa giới hành chính, như: Đường bộ; đường sắt; đường dây tải điện; đường cáp viễn thông; đường ống dẫn dầu, dẫn khí, cấp thoát nước; và các công trình tương tự khác.

“Công trình hiệu quả năng lượng”

Khoản 4 Điều 3:

Khái niệm mới

Không quy định

“Công trình tiết kiệm tài nguyên”

Khoản 5 Điều 3:

Khái niệm mới

Không quy định

“Công trình xanh”

Khoản 6 Điều 3:

Khái niệm mới

Không quy định

“Dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn nhà nước ngoài đầu tư công”

Khoản 9 Điều 3

Khái niệm mới

Không quy định

“Thiết kế kỹ thuật tổng thể”

Khoản 11 Điều 3:

Khái niệm mới

Không quy định

“Người đề nghị thẩm định”

Khoản 18 Điều 3:

Khái niệm mới

Không quy định

2. Trình tự đầu tư xây dựng

Khoản 2 Điều 4 Nghị định 15/2021/NĐ-CP quy định: “Theo tính chất của dự án và điều kiện cụ thể, việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư được thực hiện tại giai đoạn chuẩn bị dự án hoặc thực hiện dự án, đảm bảo phù hợp trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật về đất đai.”.

Không quy định

3. Bổ sung dự án chỉ cần yêu cầu lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng

Tên dự án được nêu rõ tại điểm c khoản 3 Điều 5

Không quy định

4. Bổ sung quy định ứng dụng mô hình thông tin công trình và các giải pháp công nghệ số

Điều 6 Nghị định 15/2021/NĐ-CP

Không quy định

5. Quy định về áp dụng tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực, tiêu chuẩn nước ngoài (gọi chung là tiêu chuẩn nước ngoài); tiêu chuẩn cơ sở; vật liệu và công nghệ mới trong hoạt động xây dựng

Điều 8

Quy định mới

Không quy định

6. Phương án thiết kế sơ bộ của Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng

Khoản 2 Điều 9 Nghị định 15/2021/NĐ-CP quy định rõ nội dung phương án thiết kế sơ bộ của Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng, cụ thể:

- Bản vẽ thiết kế sơ bộ gồm: Sơ đồ vị trí, địa điểm khu đất xây dựng; sơ bộ tổng mặt bằng của dự án; bản vẽ thể hiện giải pháp thiết kế sơ bộ công trình chính của dự án;

- Thuyết minh về quy mô, tính chất của dự án; hiện trạng, ranh giới khu đất; thuyết minh về sự phù hợp với quy hoạch (nếu có), kết nối giao thông, hạ tầng kỹ thuật xung quanh dự án; thuyết minh về giải pháp thiết kế sơ bộ;

- Bản vẽ và thuyết minh sơ bộ về dây chuyền công nghệ và thiết bị công nghệ (nếu có).

Trước đây, tại khoản 2 Điều 7 Nghị định 59/2015/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 2 Điều 1 Nghị định 42/2017/NĐ-CP chỉ đưa ra nội dung phương án thiết kế sơ bộ, không chỉ rõ nội dung trong phương án đó.

7. Nội dung Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi

Khoản 4 Điều 9 Nghị định 15/2021/NĐ-CP chỉ rõ nội dung Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi thực hiện theo quy định tại Điều 53 của Luật Xây dựng năm 2014 được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 11 Điều 1 của Luật số 62/2020/QH14, trong đó,  theo yêu cầu của từng dự án mà thuyết minh Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi cần có một số nội dung cụ thể như diện tích đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng cần chuyển mục đích sử dụng đất để làm dự án đầu tư xây dựng (nếu có)

Không quy định cụ thể

8. Làm rõ hơn nội dung Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng đối với một số loại dự án

Riêng đối với dự án đầu tư xây dựng nhà ở, khu đô thị, Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng phải thuyết minh rõ một số nội dung theo quy định tại khoản 2 Điều 11 Nghị định 15/2021.

Không quy định cụ thể

9. Quy định mới trong quy trình thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng

Khoản 8 Điều 15 Nghị định này quy định cụ thể, trong quá trình thẩm định, trường hợp cần thiết, cơ quan chuyên môn về xây dựng được yêu cầu người đề nghị thẩm định lựa chọn tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện năng lực để thẩm tra các nội dung cần thiết phục vụ thẩm định.

Việc lựa chọn tổ chức, cá nhân thẩm tra thiết kế xây dựng thực hiện theo hình thức chỉ định thầu và theo quy trình chỉ định thầu rút gọn được quy định tại pháp luật về đấu thầu;

…”

Khoản 5 Điều 11 chỉ quy định, khi thẩm định dự án, thẩm định thiết kế cơ sở nếu không đủ điều kiện thực hiện công tác thẩm định thì cơ quan chuyên môn về xây dựng yêu cầu chủ đầu tư lựa chọn trực tiếp đơn vị tư vấn thẩm tra có đủ điều kiện năng lực phù hợp đã đăng ký công khai thông tin năng lực hoạt động xây dựng trên Trang thông tin điện tử của Bộ Xây dựng, Sở Xây dựng.

10. Bổ sung một số nội dung quyết định đầu tư xây dựng

Theo khoản 3 Điều 18 Nghị định 15/2021/NĐ-CP, quyết định đầu tư xây dựng được bổ sung một số nội dung như: Người quyết định đầu tư; loại, nhóm dự án; loại, cấp công trình chính; thời hạn sử dụng theo thiết kế của công trình chính; dự kiến bố trí kế hoạch vốn theo tiến độ thực hiện dự án; phân kỳ đầu tư (nếu có), thời hạn hoạt động của dự án (nếu có)

Không quy định

11. Các trường hợp cơ quan chuyên môn về xây dựng thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi điều chỉnh của dự án đầu tư xây dựng điều chỉnh

Khoản 2 Điều 19 Nghị định 15/2021/NĐ-CP quy định rõ các trường hợp dự án đầu tư xây dựng điều chỉnh mà cơ quan chuyên môn về xây dựng phải thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi điều chỉnh, gồm:

- Khi điều chỉnh dự án có thay đổi về mục tiêu, quy mô sử dụng đất, quy mô đầu tư xây dựng;

- Khi có thay đổi về chỉ tiêu quy hoạch, kiến trúc của dự án tại quy hoạch chi tiết xây dựng, quy hoạch có tính chất kỹ thuật chuyên ngành khác hoặc quyết định/chấp thuận chủ trương đầu tư được phê duyệt;

- Khi điều chỉnh làm tăng tổng mức đầu tư dự án đối với dự án sử dụng vốn đầu tư công, dự án sử dụng vốn nhà nước ngoài đầu tư công;

- Khi có thay đổi về giải pháp bố trí các công năng chính trong công trình dẫn đến yêu cầu phải đánh giá lại về giải pháp thiết kế bảo đảm an toàn xây dựng, phòng, chống cháy, nổ, bảo vệ môi trường, sự tuân thủ quy chuẩn kỹ thuật của dự án.

Mặc dù có quy định về trình tự thẩm định dự án, thẩm định thiết kế cơ sở nhưng không chỉ rõ các trường hợp phải thực hiện.

12. Một số trường hợp không bắt buộc phải lựa chọn hình thức quản lý dự án là “Ban quản lý dự án”

Điểm b khoản 1 Điều 20 Nghị định 15/2021/NĐ-CP quy định: “Trong trường hợp không áp dụng hình thức quản lý dự án theo điểm a khoản này, người quyết định đầu tư quyết định áp dụng hình thức Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng một dự án hoặc chủ đầu tư tổ chức thực hiện quản lý dự án hoặc thuê tư vấn quản lý dự án.”.

Không quy định

13. Lựa chọn nhà thầu tư vấn quản lý dự án

Căn cứ khoản 4 Điều 24 Nghị định 15/2021/NĐ-CP, khi áp dụng hình thức thuê tư vấn quản lý dự án, Nghị định đã nêu rõ chủ đầu tư khi lựa chọn tổ chức tư vấn quản lý dự án, phải tuân thủ pháp luật đấu thầu (nghĩa là phải có kế hoạch, đấu thầu/chỉ định thầu…).

Không quy định

14. Thuê tư vấn quản lý dự án đầu tư xây dựng

Khoản 2 Điều 24 Nghị định 15/2021/NĐ-CP quy định: Tổ chức tư vấn quản lý dự án được lựa chọn không còn phải thành lập văn phòng quản lý dự án tại khu vực thực hiện dự án.

Khoản 4 Điều 20 Nghị định 59/2015/NĐ-CP quy định: Tổ chức tư vấn quản lý dự án được lựa chọn phải thành lập văn phòng quản lý dự án tại khu vực thực hiện dự án

15. Yêu cầu năng lực của Chủ đầu tư khi tổ chức thực hiện quản lý dự án

Căn cứ Điều 23 Nghị định 15/2021/NĐ-CP, khi áp dụng hình thức quản lý dự án là Chủ đầu tư tổ chức thực hiện quản lý dự án, điều kiện năng lực đã được quy định rõ ràng hơn, cá nhân đảm nhận chức danh “Giám đốc quản lý dự án” phải có chứng chỉ hành nghề quản lý dự án (giống quy định của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành, Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng khu vực), trừ trường hợp dự án chỉ lập Báo cáo Kinh tế - Kỹ thuật.

Tại khoản 1 Điều 21 Nghị định 59/2015/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 8 Điều 1 Nghị định 42/2017/NĐ-CP thì chủ đầu tư sử dụng tư cách pháp nhân của mình và bộ máy chuyên môn trực thuộc có đủ điều kiện, năng lực để trực tiếp quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình có tổng mức đầu tư dưới 15 tỷ đồng;

16. Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng một dự án

Điều 22 Nghị định 15/2021/NĐ-CP chỉ quy định chung chung: Chủ đầu tư được thành lập Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng một dự án để tổ chức quản lý một hoặc một số dự án đầu tư xây dựng thuộc thẩm quyền quản lý

Trước đây, tại khoản 1 Điều 19 Nghị định 59/2015/NĐ-CP quy định: “Chủ đầu tư quyết định thành lập Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng một dự án để quản lý thực hiện dự án quy mô nhóm A có công trình xây dựng cấp đặc biệt, dự án áp dụng công nghệ cao được Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ xác nhận bằng văn bản, dự án về quốc phòng, an ninh có yêu cầu bí mật nhà nước, dự án sử dụng vốn khác.”

17. Khảo sát xây dựng

Đây là nội dung mới, được quy định chi tiết tại mục 1 Chương III (từ điều 25 cho đến Điều 30), gồm:

- Điều 25. Trình tự thực hiện khảo sát xây dựng

- Điều 26. Nhiệm vụ khảo sát xây dựng

- Điều 27. Phương án kỹ thuật khảo sát xây dựng

- Điều 28. Quản lý công tác khảo sát xây dựng

- Điều 29. Nội dung báo cáo kết quả khảo sát xây dựng

- Điều 30. Phê duyệt báo cáo kết quả khảo sát xây dựng

Không quy định

18. Thiết kế xây dựng

* Các bước thiết kế xây dựng

Điều 31 Nghị định 15/2021/NĐ-CP:

Tùy theo quy mô, tính chất của dự án, số bước thiết kế xây dựng được xác định tại quyết định phê duyệt dự án đầu tư xây dựng.

Theo khoản 1 Điều 23, số bước thiết kế xây dựng được ấn định gồm: Thiết kế sơ bộ (trường hợp lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi), thiết kế cơ sở, thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công và các bước thiết kế khác (nếu có) theo thông lệ quốc tế do người quyết định đầu tư quyết định khi quyết định đầu tư dự án.

* Nhiệm vụ thiết kế xây dựng

Căn cứ: Điều 32 Nghị định 15/2021/NĐ-CP quy định rõ người lập, yêu cầu đối với nhiệm vụ thiết kế xây dựng và nội dung thiết kế xây dựng, cụ thể:

Người lập: Chủ đầu tư lập hoặc thuê tổ chức, cá nhân có năng lực phù hợp lập nhiệm vụ thiết kế xây dựng.

Yêu cầu: Nhiệm vụ thiết kế xây dựng phải phù hợp với chủ trương đầu tư và là căn cứ để lập dự án đầu tư xây dựng, lập thiết kế xây dựng. Chủ đầu tư có thể thuê tổ chức tư vấn, chuyên gia góp ý hoặc thẩm tra nhiệm vụ thiết kế khi cần thiết.

Nội dung chính của nhiệm vụ thiết kế xây dựng bao gồm:

- Các căn cứ để lập nhiệm vụ thiết kế xây dựng;

- Mục tiêu xây dựng công trình;

- Địa điểm xây dựng công trình;

- Các yêu cầu về quy hoạch, cảnh quan và kiến trúc của công trình;

- Các yêu cầu về quy mô và thời hạn sử dụng công trình, công năng sử dụng và các yêu cầu kỹ thuật khác đối với công trình.

Nhiệm vụ thiết kế xây dựng được sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với điều kiện thực tế để đảm bảo hiệu quả dự án đầu tư xây dựng công trình.

Không quy định

19. Giấy phép xây dựng và quản lý trật tự xây dựng

* Điều kiện cấp giấy phép xây dựng

Công trình thuộc dự án đầu tư xây dựng không yêu cầu lập quy hoạch chi tiết xây dựng theo quy định của pháp luật về quy hoạch, công trình thuộc dự án đầu tư xây dựng do một chủ đầu tư tổ chức thực hiện có quy mô nhỏ hơn 05 héc ta (nhỏ hơn 02 héc ta đối với dự án đầu tư xây dựng nhà ở chung cư) thì quy hoạch phân khu xây dựng là cơ sở để xem xét cấp giấy phép xây dựng (khoản 2 Điều 41)

Không quy định

* Quy định chung về hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng

Điều 42 Nghị định 15/2021/NĐ-CP đưa ra quy định chung về hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng như:

- Hồ sơ đề nghị cấp phép xây dựng được gửi trực tiếp đến cơ quan có thẩm quyền cấp phép hoặc thông qua cổng dịch vụ công trực tuyến theo quy định.

- Các văn bản, giấy tờ, bản vẽ thiết kế trong hồ sơ đề nghị cấp phép xây dựng là bản chính hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao điện tử.

- Bản vẽ thiết kế xây dựng trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng phải tuân thủ quy định về quy cách hồ sơ thiết kế xây dựng.

- Khi nộp hồ sơ dưới dạng bản sao điện tử, chủ đầu tư chỉ cần nộp 01 bộ hồ sơ bản vẽ thiết kế xây dựng.

Không quy định

* Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng

Căn cứ Điều 43, 44, 45, 46 và Điều 47 Nghị định 15/2021/NĐ-CP, hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng được quy định chặt chẽ, chi tiết về thành phần hồ sơ, số lượng bản vẽ đối với từng loại công trình cụ thể.

Mặc dù có quy định theo từng loại nhưng không quy định chi tiết.

* Các trường hợp miễn giấy phép xây dựng đối với công trình hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động

Điều 49.

Quy định mới

Không quy định

Trên đây là bảng so sánh Nghị định 15/2021 và Nghị định 59/2015, qua đó giúp bạn đọc thấy được một số điểm mới cơ bản của Nghị định 15/2021/NĐ-CP hướng dẫn một số nội dung quản lý dự án đầu tư xây dựng với Nghị định 59/2015/NĐ-CP.

​Nếu bạn đọc có vướng mắc vui lòng liên hệ 1900.6192 để được hỗ trợ nhanh nhất.

>> So sánh Nghị định 10/2021 và 68/2019 về chi phí đầu tư xây dựng
Quý khách vui lòng đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem chi tiết phân tích so sánh này. Nếu Quý khách chưa có tài khoản, vui lòng đăng ký tại đây!
Chia sẻ:
Đánh giá bài viết:
(3 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Xây nhà trổ cửa sổ nhìn thẳng vào nhà người khác, được không?

Nhiều người cho rằng đã là đất của mình thì mình xây thế nào, làm gì trên đất đó cũng được, miễn không xâm phạm phần đất của hàng xóm. Tuy nhiên, chủ sở hữu phải tuân thủ các quy tắc liên quan đến xây dựng công trình nhà ở, đặc biệt là vấn đề trổ cửa sổ.