Sổ đỏ cấp theo mẫu cũ còn giá trị pháp lý không?

Sổ đỏ cấp theo mẫu cũ là giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được Nhà nước cấp cho người dân trước ngày 10/12/2009 và sổ có bìa màu đỏ. Vậy, Sổ đỏ cấp theo mẫu cũ còn giá trị pháp lý không?


1. Sổ đỏ theo mẫu cũ được cấp khi nào?

Căn cứ Nghị định 88/2009/NĐ-CP và Thông tư 17/2009/TT-BTNMT, Sổ đỏ theo mẫu cũ là sổ được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho người sử dụng đất trước ngày 10/12/2009. Sổ theo mẫu cũ có tên gọi pháp lý là “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất”.

Từ ngày 10/12/2009 đến nay, giấy chứng nhận được cấp theo mẫu giấy chứng nhận mới có tên gọi pháp lý là Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (có bìa màu hồng).

Trước ngày 10/12/2009, ở Việt Nam có các loại Giấy chứng nhận như:

- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;

- Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở;

- Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở.

Mỗi loại giấy chứng nhận này được sử dụng để chứng nhận quyền sử dụng, quyền sở hữu của từng loại tài sản khác nhau, đó là nhà, đất và do các cơ quan ban hành khác nhau (Bộ Tài nguyên và Môi trường và Bộ Xây dựng).

Để khắc phục những bất cập, từ ngày10/12/2009 Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành mẫu Giấy chứng nhận mới áp dụng chung trên phạm vi cả nước với tên gọi pháp lý là Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (có bìa màu hồng cánh sen). Theo đó, nếu xét về màu bìa sổ thì sổ mới có tên gọi là Sổ hồng (mẫu mới không có màu đỏ).

2. Sổ đỏ cấp theo mẫu cũ còn giá trị pháp lý không?

Sổ đỏ theo mẫu cũ vẫn còn giá trị pháp lý, nghĩa là người sử dụng đất hoàn toàn có quyền sử dụng sổ này để chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế, thế chấp,… quyền sử dụng đất.

Đồng thời trường hợp người sử dụng đất có nhu cầu cấp đổi sang mẫu giấy chứng nhận mới (mẫu có bìa màu hồng cánh sen) thì được cấp đổi.

Nội dung này được quy định rõ tại khoản 2 Điều 97 Luật Đất đai 2013 như sau:

“2. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng đã được cấp theo quy định của pháp luật về đất đai, pháp luật về nhà ở, pháp luật về xây dựng trước ngày 10 tháng 12 năm 2009 vẫn có giá trị pháp lý và không phải đổi sang Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; trường hợp người đã được cấp Giấy chứng nhận trước ngày 10 tháng 12 năm 2009 có nhu cầu cấp đổi thì được đổi sang Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của Luật này.”.

so do cap theo mau cu con gia tri phap ly khong

3. Muốn đổi Sổ đỏ sang mẫu mới thực hiện thế nào?

* Hồ sơ cần chuẩn bị

Căn cứ khoản 1 Điều 10 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT, hộ gia đình, cá nhân có yêu cầu cấp đổi sang mẫu giấy chứng nhận mới phải chuẩn bị 01 bộ hồ sơ, gồm:

- Đơn đề nghị cấp đổi theo Mẫu số 10/ĐK;

- Bản gốc Giấy chứng nhận đã cấp;

Lưu ý: Trường hợp cấp đổi Giấy chứng nhận sau khi dồn điền đổi thửa, đo đạc lập bản đồ địa chính mà Giấy chứng nhận đã cấp đang thế chấp tại tổ chức tín dụng thì phải có bản sao hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất thay cho bản gốc Giấy chứng nhận đã cấp.

* Trình tự, thủ tục thực hiện

Bước 1. Nộp hồ sơ

Cách 1: Hộ gia đình, cá nhân nộp hồ sơ tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất nếu có nhu cầu.

Cách 2: Không nộp tại Ủy ban nhân dân cấp xã

- Hộ gia đình, cá nhân nộp hồ sơ tại Chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai cấp huyện (huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương) hoặc nộp tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện đối với nơi chưa thành lập Chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai.

- Đối với địa phương đã tổ chức bộ phận một cửa để tiếp nhận và trả kết quả thủ tục hành chính thì nộp tại bộ phận một cửa cấp huyện.

Bước 2. Tiếp nhận hồ sơ

Bước 3. Giải quyết yêu cầu

Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất có trách nhiệm:

- Kiểm tra hồ sơ, xác nhận vào đơn đề nghị về lý do cấp đổi Giấy chứng nhận;

- Lập hồ sơ trình cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;

- Cập nhật, chỉnh lý hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai.

Bước 4: Trả kết quả

Trao trực tiếp hoặc gửi Ủy ban nhân dân cấp xã để trao đối với trường hợp nộp hồ sơ tại cấp xã.

* Thời gian thực hiện: Không quá 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ. Trường hợp cấp đổi đồng loạt cho nhiều người sử dụng đất do đo vẽ lại bản đồ là không quá 50 ngày.

Đối với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn thì thời gian thực hiện được tăng thêm 10 ngày.

Thời gian này không tính thời gian tiếp nhận hồ sơ tại xã, thời gian thực hiện nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất; không tính thời gian xem xét xử lý đối với trường hợp sử dụng đất có vi phạm pháp luật, thời gian trưng cầu giám định.

Trên đây là bài viết trả lời cho vướng mắc: Sổ đỏ cấp theo mẫu cũ còn giá trị pháp lý không? Nếu cần giải đáp hãy gặp tổng đài viên thông qua tổng đài 1900.6192 .

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Chú ý: 6 chính sách mới tác động đến thị trường bất động sản

Chú ý: 6 chính sách mới tác động đến thị trường bất động sản

Chú ý: 6 chính sách mới tác động đến thị trường bất động sản

Nhằm thúc đẩy thị trường bất động sản (BĐS) phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững trong giai đoạn mới, sắp tới, Chính phủ sẽ áp dụng loạt quy định và chính sách mới về đất đai, nhà ở. Thông tin chi tiết sẽ được LuatVietnam đề cập trong bài viết sau đây.

Được tự ý bán nhà đất khi có vợ/chồng là người nước ngoài?

Được tự ý bán nhà đất khi có vợ/chồng là người nước ngoài?

Được tự ý bán nhà đất khi có vợ/chồng là người nước ngoài?

Nhà đất là tài sản chung của vợ chồng khi chuyển nhượng, tặng cho tài sản chung đó phải có sự đồng ý bằng văn bản của vợ chồng mà không được tự ý thực hiện. Vậy, trường hợp nào được tự ý bán nhà đất khi có vợ chồng là người nước ngoài?

Ra ở riêng được chia đất, khi cha mẹ chết có còn được hưởng thừa kế?

Ra ở riêng được chia đất, khi cha mẹ chết có còn được hưởng thừa kế?

Ra ở riêng được chia đất, khi cha mẹ chết có còn được hưởng thừa kế?

Cha mẹ tặng cho nhà đất khi con cái ra ở riêng là việc rất phổ biến nhưng trong nhiều trường hợp tiềm ẩn những rủi ro, tranh chấp khi cha, mẹ chết. Một trong số đó là vướng mắc con ra ở riêng được chia đất khi cha mẹ chết có được hưởng thừa kế hay không?