Sổ địa chính là gì? Nội dung và giá trị pháp lý của sổ địa chính

Sổ địa chính là loại sổ thông dụng trong quản lý đất đai, trong đó chứa đựng nhiều thông tin về thửa đất và tài sản gắn liền với đất. Vậy, sổ địa chính là gì, nội dung và giá trị pháp lý của sổ địa chính như thế nào?


1. Sổ địa chính là gì?

Sổ địa chính là thành phần quan trọng của hồ sơ địa chính. Luật Đất đai hiện hành và các văn bản hướng dẫn không có định nghĩa cụ thể về Sổ địa chính.

Tuy nhiên, theo quy định tại Điều 17 Thông tư 10/2024/TT-BTNMT thì có thể hiểu Sổ địa chính được lập theo từng đơn vị hành chính cấp xã hoặc theo đơn vị hành chính cấp huyện nơi không thành lập đơn vị hành chính cấp xã; thể hiện kết quả đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất theo từng thửa đất, đối tượng địa lý hình tuyến; thông tin của mỗi thửa đất được thể hiện vào 01 trang sổ riêng.

Hình thức của sổ địa chính được thể hiện như sau:

(1) Sổ địa chính được lập ở dạng số

Sổ địa chính được lập ở dạng số theo Mẫu số 01/ĐK của Phụ lục số 06 ban hành kèm theo Thông tư 10/2024/TT-BTNMT, được Giám đốc Văn phòng đăng ký đất đai hoặc Giám đốc Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai ký duyệt bằng chữ ký điện tử theo quy định.

(2) Sổ địa chính dạng giấy

Việc quản lý sổ địa chính dạng giấy được quy định tại khoản 2 Điều 23 Thông tư 10/2024/TT-BTNMT, cụ thể:

2. Quản lý hồ sơ địa chính dạng giấy:

a) Văn phòng đăng ký đất đai thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường quản lý các tài liệu gồm:

...

- Hệ thống sổ địa chính đang sử dụng, được lập cho các đối tượng đăng ký thuộc thẩm quyền;

b) Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai quản lý các tài liệu gồm:

...

- Hệ thống sổ địa chính đang sử dụng, được lập cho các đối tượng đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất thuộc thẩm quyền;

c) Ủy ban nhân dân cấp xã (trực tiếp là công chức làm công tác địa chính cấp xã) quản lý bản đồ địa chính, mảnh trích đo bản đồ địa chính, sổ địa chính, sổ mục kê đất đai.

2. Nội dung của sổ địa chính

Điều 4 Thông tư 10/2024/TT-BTNMT quy định nội dung của sổ địa chính gồm các dữ liệu sau:

(1) Thông tin về thửa đất hoặc đối tượng địa lý hình tuyến.

(2) Thông tin về người được Nhà nước giao đất để quản lý, người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất.

(3) Thông tin về tài sản gắn liền với đất.

(4) Thông tin về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất, quyền được giao đất để quản lý.

(5) Thông tin về biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất.

3. Giá trị pháp lý của sổ địa chính

Căn cứ vào mục đích lập sổ địa chính và giá trị pháp lý của hồ sơ địa chính (sổ địa chính là thành phần quan trọng của hồ sơ địa chính) thì giá trị pháp lý của sổ địa chính được thể hiện như sau:

(1) Sổ địa chính làm cơ sở để xác định tình trạng pháp lý của thửa đất.

(2) Sổ địa chính làm cơ sở để xác định, bảo hộ các quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất.

Người sử dụng đất có các quyền như được cấp Giấy chứng nhận (Sổ đỏ, Sổ hồng) nếu đủ điều kiện; hưởng thành quả lao động, kết quả đầu tư trên đất; được Nhà nước bảo hộ khi người khác xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp về đất đai của mình; quyền chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế,…

Đối với trường hợp người sử dụng đất chưa được cấp Giấy chứng nhận lần đầu thì sổ địa chính là cơ sở quan trọng để xác định tình trạng pháp lý về thửa đất, trên cơ sở đó xem xét điều kiện cấp Giấy chứng nhận cho người đang sử dụng đất.

(3) Sổ địa chính làm cơ sở để xác định, bảo hộ các quyền và nghĩa vụ chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất.

(4) Làm cơ sở để xác định quyền và nghĩa vụ của người được Nhà nước giao quản lý đất theo quy định pháp luật đất đai.

Lưu ý: Sổ địa chính dạng giấy, dạng số đều có giá trị pháp lý như nhau.

Trên đây là quy định trả lời cho câu hỏi: Sổ địa chính là gì và những nội dung cũng như giá trị pháp lý của sổ địa chính. Nếu cần tìm hiểu thêm thông tin về Sổ địa chính hoặc các vấn đề khác về đất đai hãy gọi ngay tổng đài tư vấn miễn phí  19006192 của LuatVietnam.

Chia sẻ:
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Xây nhà trổ cửa sổ nhìn thẳng vào nhà người khác, được không?

Nhiều người cho rằng đã là đất của mình thì mình xây thế nào, làm gì trên đất đó cũng được, miễn không xâm phạm phần đất của hàng xóm. Tuy nhiên, chủ sở hữu phải tuân thủ các quy tắc liên quan đến xây dựng công trình nhà ở, đặc biệt là vấn đề trổ cửa sổ.