Ra ở riêng được chia đất, khi cha mẹ chết có còn được hưởng thừa kế?

Cha mẹ tặng cho nhà đất khi con cái ra ở riêng là việc rất phổ biến nhưng trong nhiều trường hợp tiềm ẩn những rủi ro, tranh chấp khi cha, mẹ chết. Một trong số đó là vướng mắc con ra ở riêng được chia đất khi cha mẹ chết có được hưởng thừa kế hay không?

Khi con cái ra ở riêng được chia đất, sau đó cha, mẹ chết thì hoàn toàn có thể được hưởng thửa kế nói chung và hưởng thừa kế là nhà đất nói riêng, cụ thể:

Cha mẹ tặng quyền sử dụng đất cho con

Cha mẹ tặng cho quyền sử dụng đất cho con là một dạng tặng cho tài sản, việc tặng cho quyền sử dụng đất được thực hiện theo ý chí của người có quyền sử dụng đất là cha mẹ.

Cha mẹ có thể tặng cho cả thửa đất hoặc tách một phần thửa đất để sang tên cho con.

Đồng thời cũng cần nhấn mạnh rằng việc tặng cho quyền sử dụng đất không liên quan, không ảnh hưởng gì tới quyền hưởng thừa kế của người con.

Cha mẹ chết con có thể được hưởng thừa kế

Căn cứ Bộ luật Dân sự 2015, cha, mẹ chết con có thể được hưởng thừa kế là quyền sử dụng đất cho dù trước đó đã nhận tặng quyền sử dụng đất từ cha mẹ.

LuatVietnam sử dụng từ “có thể” thay vì khẳng định 100% được hưởng thừa kế, nghĩa là có trường hợp được hưởng hoặc cũng có thể không được hưởng thừa kế, cụ thể:

* Thừa kế theo di chúc

(1) Được hưởng theo đúng nội dung của di chúc: Áp dụng khi cha, mẹ có di chúc hợp pháp, nội dung của di chúc ghi rõ quyền hưởng thừa kế của con thì hưởng thừa kế theo đúng nội dung của di chúc, trừ trường hợp (2).

Đồng thời cũng có thể không được hưởng thừa kế nếu cha, mẹ lập di chúc cho người khác hưởng di sản.

(2) Hưởng thừa kế theo di chúc nhưng không được hưởng như đúng nội dung của di chúc nếu có người người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc.

Điều 644 Bộ luật Dân sự 2015 quy định rõ về vấn đề này như sau:

“1. Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó:

a) Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;

b) Con thành niên mà không có khả năng lao động.

2. Quy định tại khoản 1 Điều này không áp dụng đối với người từ chối nhận di sản theo quy định tại Điều 620 hoặc họ là những người không có quyền hưởng di sản theo quy định tại khoản 1 Điều 621 của Bộ luật này.”.

Theo quy định trên, con vẫn được hưởng nếu cha, mẹ cho hưởng thừa kế theo di chúc. Tuy nhiên, phần di sản mà con được hưởng không theo đúng nội dung của di chúc (không theo đúng ý chí của người lập di chúc) nếu có người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc.

Để hiểu làm rõ vấn đề này, LuatVietnam có ví dụ minh họa sau:

Anh A khi ra ở riêng được cha mẹ tặng cho 01 thửa đất làm nhà, sau đó cha chết và có lập di chúc để lại toàn bộ di sản nói chung và nhà đất nói riêng (tổng trị giá 1,8 tỷ đồng) cho A nhưng không để cho vợ (ông bà nội của A đã chết, hàng thừa kế thứ nhất chỉ còn A và mẹ).

Trường hợp này A vẫn hưởng thừa kế theo di chúc nhưng phần di sản phải xác định lại, cụ thể.

Bước 1. Xác định suất thừa kế theo pháp luật

Suất thừa kế theo pháp luật = 1,8 tỷ đồng/2 = 900 triệu đồng.

Bước 2. Xác định phần di sản mà A và mẹ A được hưởng

Phần di sản của mẹ anh A được hưởng = 2/3 suất di sản thừa kế theo pháp luật, nghĩa là 600 triệu đồng.

Phần di sản anh A được hưởng là 1,3 tỷ đồng.

(3) Không có tên trong di chúc nhưng vẫn được hưởng di sản nếu thuộc trường hợp người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc theo Điều 644 Bộ luật Dân sự 2015 (tuy nhiên nếu người con thuộc trường hợp này thì hầu hết cha mẹ sẽ không cho ra ở riêng nên LuatVietnam không phân tích trường hợp này).

Ra ở riêng được chia đất khi cha mẹ chết có được hưởng thừa kế?
Ra ở riêng được chia đất khi cha mẹ chết có được hưởng thừa kế? (Ảnh minh họa)

* Thừa kế theo pháp luật

Căn cứ Điều 650 Bộ luật Dân sự 2015, mặc dù con cái đã nhận tặng cho quyền sử dụng đất từ cha mẹ nhưng khi cha, mẹ chết thì vẫn có quyền hưởng di sản thừa kế theo pháp luật.

Điều 650 Bộ luật Dân sự 2015 quy định những trường hợp thừa kế theo pháp luật như sau:

“1. Thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong trường hợp sau đây:

a) Không có di chúc;

b) Di chúc không hợp pháp;

c) Những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế;

d) Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

2. Thừa kế theo pháp luật cũng được áp dụng đối với các phần di sản sau đây:

a) Phần di sản không được định đoạt trong di chúc;

b) Phần di sản có liên quan đến phần của di chúc không có hiệu lực pháp luật;

c) Phần di sản có liên quan đến người được thừa kế theo di chúc nhưng họ không có quyền hưởng di sản, từ chối nhận di sản, chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; liên quan đến cơ quan, tổ chức được hưởng di sản theo di chúc, nhưng không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.”.

Có thể thấy rất nhiều trường hợp hưởng thừa kế theo pháp luật. Đồng thời cũng cần nhấn mạnh rằng việc hưởng thừa kế theo pháp luật phải đáp ứng đủ các điều kiện đó là:

(1) Thuộc diện thừa kế: Cá nhân phải có quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng (con nuôi, cha nuôi, mẹ nuôi,..) với người chết.

(2) Thuộc hàng thừa kế: Có 03 hàng thừa kế; cùng hàng thừa kế có quyền hưởng di sản bằng nhau; những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

Tóm lại, con ra ở riêng đã được chia đất khi cha mẹ chết vẫn có thể được hưởng thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật hoặc vừa theo di chúc vừa theo pháp luật. Chính vì không nắm rõ hoặc không lường trước được trường hợp này nên thực tế rất nhiều tranh chấp xảy ra khi cha, mẹ chết, cụ thể:

Nhà có nhiều con và khi con cái lấy vợ, gả chồng cha mẹ tặng cho đất cho người ra ở riêng nhưng không lập di chúc để phần còn lại cho người con ở với mình. Nếu cha, mẹ không lập di chúc và những người con ra ở riêng không từ chối nhận di sản sẽ gây thiệt thòi rất lớn cho người ở với cha mẹ.

Trên đây là bài viết trả lời rõ cho vướng mắc: Con ra ở riêng được chia đất khi cha mẹ chết có được hưởng thừa kế hay không? Nếu bạn đọc cần tư vấn hãy gọi đến tổng đài 1900.6192 của LuatVietnam.

Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

6 điểm mới tại Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn 2024, áp dụng từ 01/7/2025

6 điểm mới tại Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn 2024, áp dụng từ 01/7/2025

6 điểm mới tại Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn 2024, áp dụng từ 01/7/2025

Vừa qua, Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn đã chính thức thông qua, thay thế cho Luật Quy hoạch đô thị 2009 và sửa đổi, bổ sung một số văn bản liên quan. và bắt đầu có hiệu lực từ 01/7/2025. Cùng LuatVietnam cập nhật 06 điểm mới tại Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn 2024 ngay trong bài viết dưới đây.