Quy trình đền bù giải phóng mặt bằng như thế nào? [Mới nhất]

Việc đền bù, giải phóng mặt bằng thực tế diễn ra tương đối phức tạp. Cùng tìm hiểu về quy trình đền bù giải phóng mặt bằng để hiểu rõ hơn về vấn đề này qua bài viết dưới đây.

Trường hợp nào được đền bù giải phóng mặt bằng khi thu hồi đất?

Giải phóng mặt bằng là quá trình thực hiện các công việc liên quan đến việc di dời nhà cửa, cây cối, các công trình xây dựng và bộ phận dân cư trên một phần đất nhất định được quy hoạch cho việc cải tạo, mở rộng hoặc xây dựng một công trình mới.

Bồi thường giải phóng mặt bằng là một trong những giải pháp nhằm bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất khi Nhà nước ra quyết định thu hồi đất.

Đền bù giải phóng mặt bằng thực tế diễn ra tương đối phức tạp, cần phải cân bằng lợi ích của cả chủ đầu tư và người dân nếu không sẽ dễ dẫn đến tranh chấp.

Theo quy định của pháp luật hiện hành, việc giải phóng mặt bằng được thực hiện khi nhà nước có quyết định thu hồi đất trong các trường hợp:

- Thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh;

- Thu hồi đất vì mục đích phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng;

- Thu hồi đất do chấm dứt việc sử dụng đất theo pháp luật, có nguy cơ đe dọa tính mạng con người.

Quy trình đền bù giải phóng mặt bằng
Quy trình đền bù giải phóng mặt bằng như thế nào? (Ảnh minh họa)

Quy trình đền bù giải phóng mặt bằng diễn ra thế nào?

Theo quy định hiện nay, các hình thức đền bù giải phóng mặt bằng gồm:

- Đền bù bằng tiền mặt cho cho người dân trong diện phải giải phóng mặt bằng;

- Đề bù bằng đất;

- Đền bù bằng cách hỗ trợ người dân mua lại đất trong dự án tái định cư khác với giá Nhà nước đang quy định hoặc hỗ trợ giá.

Theo đó, quy trình đền bù giải phóng mặt bằng diễn ra như sau:

Bước 1: Thông báo thu hồi đất

- Trước khi ra Quyết định thu hồi đất, chậm nhất 90 ngày, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phải có thông tin thu hồi đất đối với đất nông nghiệp và 180 ngày đối với đất phi nông nghiệp.

- Thông báo sẽ được gửi đến tất cả người dân có đất thu hồi thôn qua các phương tiện thông tin đại chúng như loa phát thanh, truyền hình trong khu vực và niêm yết tại Trụ sở Ủy ban nhân dân xã.

Bước 2: Thu hồi đất

Căn cứ Điều 66 Luật Đất đai 2013, thẩm quyền thu hồi đất được quy định như sau:

- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh: Có thẩm quyền thu hồi đất nông nghiệp thuộc quỹ đất công ích của xã, phường, thị trấn, đối với tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam ổn định gia đình ở nước ngoài, tổ chức nước ngoài có tính năng ngoại giao, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

- Ủy ban nhân dân cấp huyện: Có thẩm quyền thu hồi đất đối với các hộ gia đình, các nhân, cộng đồng dân cư, đất của người Việt đang ổn định gia đình tại nước ngoài.

Bước 3: Thống kê tài sản có trên đất

- Ủy ban nhân dân cấp xã phối hợp với cơ quan có thẩm quyền thực hiện kiểm tra, thống kê tài sản đất đai. Chủ sở hữu và chủ sử dụng phải có trách nhiệm phối hợp, để công tác thống kê tài sản được diễn ra nhanh chóng và thuận lợi.

- Nếu sau 10 ngày không nhận được sự hợp tác, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện sẽ lập hồ sơ và có biên bản cưỡng chế tiến hành kiểm đếm bắt buộc.

Bước 4: Lập kế hoạch bồi thường

Đơn vị lập phương án bồi thường giải phóng mặt bằng là đơn vị tổ chức có trách nhiệm bồi thường thiệt hại.

Bước 5: Thu thập ý kiến của dân

Trong quá trình đền bù giải phóng mặt bằng phải tổ chức trưng cầu ý kiến ​​của người dân, đảm bảo việc bồi thường phải hợp lý, thỏa đáng và đúng quy định pháp luật.

Bước 6: Hoàn thành hồ sơ bồi thường

Phê duyệt kế hoạch bồi thường, tiến hành kiểm tra thực hiện.

Bước 7: Tiến hành chi trả, bồi thường

- Sau 30 ngày, cơ quan, đơn vị có thẩm quyền có trách nhiệm chi trả, bồi thường, hỗ trợ cho người có đất nằm trong diện thu hồi sau khi có quyết định thu hồi đất.

- Trường hợp diện tích đất thu hồi có tranh chấp thì số tiền đền bù sẽ được chuyển vào kho bạc nhà nước. Cơ quan nhà nước sẽ tiếp tục trả tiền cho những người có đất bị thu hồi sau khi tranh chấp được giải quyết.

Bước 8: Bàn giao địa điểm cho chủ đầu tư

Sau khi nhận xong tiền bồi thường đúng theo quy định, các đơn vị, cá nhân sẽ tiến hành giao mặt bằng cho chủ đầu tư. Trong thời hạn bàn giao đất mà người sử dụng đất không giao đất thì thực hiện cưỡng chế theo quy định.

Trên đây là giải đáp về Quy trình đền bù giải phóng mặt bằng. Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ 1900.6192 để được LuatVietnam hướng dẫn cụ thể.

Đánh giá bài viết:
(2 đánh giá)
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

6 điểm mới tại Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn 2024, áp dụng từ 01/7/2025

6 điểm mới tại Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn 2024, áp dụng từ 01/7/2025

6 điểm mới tại Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn 2024, áp dụng từ 01/7/2025

Vừa qua, Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn đã chính thức thông qua, thay thế cho Luật Quy hoạch đô thị 2009 và sửa đổi, bổ sung một số văn bản liên quan. và bắt đầu có hiệu lực từ 01/7/2025. Cùng LuatVietnam cập nhật 06 điểm mới tại Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn 2024 ngay trong bài viết dưới đây.