Quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch xây dựng khác nhau thế nào?

Trên thực tế có không ít người còn nhầm lẫn giữa quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch xây dựng mặc dù đây là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc phân biệt rõ quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch xây dựng.

1. Quy hoạch sử dụng đất là gì?

Theo khoản 2 Điều 3 Luật Đất đai 2013 quy định quy hoạch sử dụng đất là việc phân bổ và khoanh vùng đất đai theo không gian sử dụng cho các mục tiêu sau trên cơ sở tiềm năng đất đai và nhu cầu sử dụng đất của các ngành, lĩnh vực đối với từng vùng kinh tế - xã hội và đơn vị hành chính trong một khoảng thời gian xác định.:

- Phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh;

- Bảo vệ môi trường và thích ứng biến đổi khí hậu trên cơ sở tiềm năng đất đai và nhu cầu sử dụng đất của các ngành, lĩnh vực đối với từng vùng kinh tế - xã hội và đơn vị hành chính trong một khoảng thời gian xác định.

Tại khoản 1 Điều 37 Luật Đất đai 2013 được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 6 Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch 2018, thời kỳ quy hoạch sử dụng đất là 10 năm và bao gồm:

- Quy hoạch sử dụng đất quốc gia;

- Quy hoạch sử dụng đất cấp huyện;

- Quy hoạch sử dụng đất quốc phòng;

- Quy hoạch sử dụng đất an ninh.

Đối với cấp tỉnh, phương án phân bổ và khoanh vùng đất đai theo khu chức năng và theo loại đất đến từng đơn vị hành chính cấp huyện là một nội dung của quy hoạch tỉnh.

quy-hoach-su-dung-dat-va-quy-hoach-xay-dung
Quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch xây dựng khác nhau thế nào? (Ảnh minh họa)

2. Quy hoạch xây dựng là gì?

Quy hoạch xây dựng không được quy định tại Luật Đất đai mà được điều chỉnh tại Luật Xây dựng 2014. Theo khoản 30 Điều 3 Luật Xây dựng 2014 được sửa đổi bởi điểm b khoản 18 Điều 28 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch 2019 quy định, có thể hiểu quy hoạch xây dựng là việc:

- Tổ chức không gian của đô thị, nông thôn và khu chức năng;

- Tổ chức hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội;

- Tạo lập môi trường thích hợp cho người dân sống tại các vùng lãnh thổ, bảo đảm kết hợp hài hòa giữa lợi ích quốc gia với lợi ích cộng đồng, đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu.

Theo đó, quy hoạch xây dựng được thể hiện thông qua đồ án quy hoạch xây dựng gồm sơ đồ, bản vẽ, mô hình và thuyết minh.

3. Quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch xây dựng khác nhau thế nào?

Dưới đây là những tiêu chí để phân biệt quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch xây dựng:

Tiêu chí

Quy hoạch sử dụng đất

Quy hoạch xây dựng

Căn cứ pháp lý

- Luật Quy hoạch 2017

- Luật Đất đai 2013

- Luật Quy hoạch 2017

- Luật Xây dựng 2014

Phân loại

  • Quy hoạch sử dụng đất quốc gia;
  • Quy hoạch sử dụng đất cấp huyện;
  • Quy hoạch sử dụng đất quốc phòng;
  • Quy hoạch sử dụng đất an ninh;

  • Quy hoạch xây dựng vùng;
  • Quy hoạch xây dựng khu chức năng đặc thù;
  • Quy hoạch xây dựng nông thôn;

Thời hạn

10 năm, trong đó:

- Tầm nhìn là 30 - 50 năm: Đối với quy hoạch sử dụng đất quốc gia;

- Tầm nhìn 20 - 30 năm: Đối với quy hoạch sử dụng đất cấp huyện.

- 20 - 25 năm (tầm nhìn 50 năm): Đối với quy hoạch vùng;

- 20 - 25 năm: Đối với quy hoạch khu chức năng đặc thù;

- Thời hạn của quy hoạch xây dựng nông thôn căn cứ theo kế hoạch đầu tư và nguồn lực thực hiện.

Không gian quy hoạch

Theo từng vùng, địa bàn hành chính

- Theo từng dự án;

- Hoặc theo từng khu vực;

- Hoặc theo phân khu;

Cơ quan lập, phê duyệt quy hoạch

- Chính phủ tổ chức lập, Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì giúp Chính phủ thực hiện: Quy hoạch sử dụng đất quốc gia;

- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh: Tổ chức lập phương án phân bổ và khoanh vùng đất đai theo khu chức năng và theo loại đất đến từng đơn vị hành chính cấp huyện. Cơ quan chuyên môn cấp tỉnh chịu trách nhiệm lập quy hoạch;

- Ủy ban nhân dân cấp huyện: Lập quy hoạch sử dụng đất cấp huyện;

- Bộ Quốc phòng: Lập quy hoạch sử dụng đất quốc phòng;

- Bộ Công an: Lập quy hoạch sử dụng đất an ninh.

- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh: Tổ chức lập đồ án quy hoạch xây dựng vùng liên huyện thuộc đơn vị hành chính do mình quản lý, lập đồ án quy hoạch chung xây dựng khu chức năng/đồ án quy hoạch phân khu xây dựng khu chức năng;

- Ủy ban nhân dân cấp huyện: Tổ chức lập đồ án quy hoạch xây dựng vùng huyện, đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng khu vực được giao quản lý;

- Chủ đầu tư dự án: Lập quy hoạch chi tiết khu vực được giao đầu tư;

- Ủy ban nhân dân cấp xã: Chủ trì tổ chức việc lập đồ án quy hoạch nông thôn;

- Bộ Xây dựng: Tổ chức lập đồ án quy hoạch chung xây dựng khu chức năng do Thủ tướng Chính phủ giao;


Trên đây là giải đáp về Quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch xây dựng khác nhau thế nào? Mọi vấn đề còn vướng mắc vui lòng liên hệ 19006192 để được LuatVietnam hỗ trợ, giải đáp.
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Xây nhà trổ cửa sổ nhìn thẳng vào nhà người khác, được không?

Xây nhà trổ cửa sổ nhìn thẳng vào nhà người khác, được không?

Xây nhà trổ cửa sổ nhìn thẳng vào nhà người khác, được không?

Nhiều người cho rằng đã là đất của mình thì mình xây thế nào, làm gì trên đất đó cũng được, miễn không xâm phạm phần đất của hàng xóm. Tuy nhiên, chủ sở hữu phải tuân thủ các quy tắc liên quan đến xây dựng công trình nhà ở, đặc biệt là vấn đề trổ cửa sổ.