Quy định về cấp Sổ đỏ cho nhà ở xây dựng trên đất người khác

Xây nhà trên đất của người khác là tình trạng khá phố biến. Vậy, điều kiện, thủ tục cấp Sổ đỏ cho nhà ở xây dựng trên đất người khác như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu quy định dưới đây.

Căn cứ:

- Nghị định 43/2014/NĐ-CP hướng dẫn Luật Đất đai;

- Thông tư 24/2014/TT-BTNMT về hồ sơ địa chính;

- Nghị định 01/2017/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định hướng dẫn Luật đất đai;

- Thông tư 33/2017/TT-BTNMT hướng dẫn Nghị định 01/2017/NĐ-CP.

Xây nhà ở trên đất người khác có được cấp Sổ đỏ?

Xây nhà trên đất của người khác gồm 02 trường hợp:

Trường hợp 1. Xây nhà ở trên đất của người khác mà không có sự đồng ý của người đó như lấn, chiếm.

- Trường hợp này không được cấp Giấy chứng nhận.

Trường hợp 2. Xây nhà ở trên đất của người khác mà có sự đồng ý của người đó.

Hiện nay, việc có nhà ở mà chủ sở hữu không đồng thời là người sử dụng đất (có nhà ở trên đất của người khác) là việc xảy ra khá phổ biến, nhất là trường hợp cha mẹ cho đất cho con để xây nhà nhưng không sang tên Giấy chứng nhận (mà chỉ cho mượn).

Trong trường hợp này, để được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (gọi chung là Giấy chứng nhận) thì người có nhà ở phải đủ điều kiện.

Điều kiện được cấp Giấy chứng nhận

Nhà ở xây dựng trên đất của người khác để được chứng nhận quyền sở hữu thì phải có đủ các điều kiện sau:

1 - Có một trong các giấy tờ chứng minh việc tạo lập hợp pháp về nhà ở;

Xem chi tiết tại: Điều kiện cấp Giấy chứng nhận cho nhà ở.

2 - Có văn bản chấp thuận cho xây dựng nhà ở của người sử dụng đất (chủ đất);

3 - Đất phải có Giấy chứng nhận hoặc đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận.

Cấp Sổ đỏ cho nhà ở xây dựng trên đất người khác (Ảnh minh họa)

Thủ tục cấp Giấy chứng nhận cho nhà ở trên đất của người khác

1. Chuẩn bị hồ sơ

Theo khoản 3 Điều 8 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT (sửa đổi bởi khoản 1 Điều 7 Thông tư 33/2017/TT-BTNMT) hồ sơ gồm:

- Đơn đăng ký, cấp Giấy chứng nhận theo Mẫu số 04a/ĐK;

- Một trong các giấy tờ chứng minh việc tạo lập hợp pháp về nhà ở (bản sao giấy tờ đã công chứng hoặc chứng thực hoặc bản sao giấy tờ và xuất trình bản chính để người tiếp nhận hồ sơ kiểm tra đối chiếu và xác nhận vào bản sao hoặc bản chính);

- Chứng từ thực hiện nghĩa vụ tài chính; giấy tờ liên quan đến việc miễn, giảm nghĩa vụ tài chính về tài sản gắn liền với đất (nếu có);

- Hợp đồng thuê đất hoặc hợp đồng góp vốn hoặc hợp đồng hợp tác kinh doanh hoặc văn bản chấp thuận của người sử dụng đất đồng ý cho xây dựng, tạo lập tài sản được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật và bản sao giấy tờ về quyền sử dụng đất.

Ngoài ra, khi nộp hồ sơ mang theo chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân xuất trình khi có yêu cầu.

Trình tự thực hiện

Bước 1. Nộp hồ sơ

- Nộp hồ sơ tại Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai cấp huyện, với địa phương thành lập Bộ phận một cửa thì nộp hồ sơ tại Bộ phận một cửa.

- Hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư nộp hồ sơ tại UBND cấp xã nếu có nhu cầu.

- Trường hợp nhận hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ thì trong thời gian tối đa 03 ngày, cơ quan tiếp nhận, xử lý hồ sơ phải thông báo và hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định.

Bước 2. Tiếp nhận hồ sơ

- Cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm ghi đầy đủ thông tin vào sổ tiếp nhận hồ sơ và trao phiếu tiếp nhận cho người nộp hồ sơ.

Bước 3. Giải quyết

Bước 4. Trả kết quả

- Trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày có kết quả giải quyết thì Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai trao Giấy chứng nhận cho người được cấp đã nộp chứng từ hoàn thành nghĩa vụ tài chính hoặc gửi Giấy chứng nhận cho UBND cấp xã để trao cho người được cấp đối với trường hợp hộ gia đình, cá nhân nộp hồ sơ tại cấp xã.

Thời hạn giải quyết:

- Không quá 30 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ; không quá 40 ngày đối với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

- Thời gian này không tính thời gian các ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định của pháp luật; không tính thời gian tiếp nhận hồ sơ tại xã, thời gian thực hiện nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất; không tính thời gian xem xét xử lý đối với trường hợp sử dụng đất có vi phạm pháp luật, thời gian trưng cầu giám định.

Lưu ý: Thủ tục trên đây chỉ áp dụng cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam.

>> Toàn bộ chi phí làm Sổ đỏ của 63 tỉnh thành

Khắc Niệm

Chia sẻ:
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Xây nhà trổ cửa sổ nhìn thẳng vào nhà người khác, được không?

Nhiều người cho rằng đã là đất của mình thì mình xây thế nào, làm gì trên đất đó cũng được, miễn không xâm phạm phần đất của hàng xóm. Tuy nhiên, chủ sở hữu phải tuân thủ các quy tắc liên quan đến xây dựng công trình nhà ở, đặc biệt là vấn đề trổ cửa sổ.