Phương án sang tên Sổ đỏ mà người ở với cha mẹ dễ bị thiệt nhất

Việc cha mẹ tặng một phần đất cho con ra ở riêng, cho con gái khi lấy chồng và phần còn lại cho đứa con sống chung với mình rất phổ biến. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp đây là phương án sang tên Sổ đỏ mà người ở với cha mẹ dễ bị thiệt nhất.


Phương án sang tên Sổ đỏ người ở với cha mẹ dễ bị thiệt

* Phương án tặng cho nhà đất phổ biến của các hộ gia đình

Khi gia đình có con trai lấy vợ ra ở riêng, con gái lấy chồng thì cha mẹ thường cho con một mảnh đất để xây dựng nhà ở. Trường hợp con trai ra ở riêng, con gái đi lấy chồng mà cha mẹ tặng cho quyền sử dụng đất thì những người này trở thành “chủ đất” đối với phần đất được tặng cho.

Tuy nhiên, rất nhiều trường hợp người con sống chung với cha mẹ (phổ biến là con trai út) không được cha mẹ tặng cho hoặc có tặng cho nhưng tặng cho bằng lời nói (nhà đất vẫn đứng tên cha mẹ).

Như vậy, có thể thấy dù cha mẹ không cố tình nhưng nếu thực hiện theo phương án này dẫn tới thực trạng như sau:

(1) Người con ra ở riêng, con gái đi lấy chồng được cha mẹ tặng cho quyền sử dụng đất, thông thường việc tặng cho này đã hoàn tất và có hiệu lực, người đứng tên trên Sổ đỏ, Sổ hồng là người con ra ở riêng, con gái đi lấy chồng.

(2) Người con sống chung với cha mẹ lại không được đứng tên Sổ đỏ, Sổ hồng vì cha mẹ chủ yếu tặng cho bằng lời nói. Khi đó việc tặng cho chưa có hiệu lực, dưới góc độ pháp lý đất vẫn là tài sản riêng của cha, mẹ hoặc là tài sản chung của cha mẹ.

* Lý do người ở với cha mẹ dễ bị thiệt nếu xảy ra tranh chấp

Như đã phân tích ở trên, người con sống chung với cha mẹ không phải là người sử dụng đất, không có bất kỳ quyền gì đối với thửa đất mà mình đang ở, sản xuất kinh doanh.

Phương án sang tên như trên tiềm ẩn những rủi ro nhất định, mà người sống chung với cha mẹ dễ bị thiệt nếu xảy ra tranh chấp, cụ thể:

Khi cha, mẹ chết hoặc cả hai người chết thì phần đất mà người con sống chung với cha mẹ đang ở được xác định là di sản thừa kế. Nếu những người thừa kế khác từ chối nhận di sản thì quyền của người sống chung với cha mẹ được bảo đảm tối đa.

Tuy nhiên, trên thực tế không ít trường hợp người thừa kế yêu cầu chia di sản dù trước đây khi ra ở riêng hoặc khi đi lấy chồng đã được cha mẹ tặng cho một phần đất.

Người có quyền yêu cầu chia thừa kế trong trường hợp này là người thừa kế theo di chúc, người thừa kế theo pháp luật.

Trên thực tế đa số là người thừa kế theo pháp luật (người thuộc hàng thừa kế thứ nhất, đó là vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết).

Ngay cả khi người con ra ở riêng, con gái đi lấy chồng (con của người chết) từ chối nhận di sản thì vẫn có thể xảy ra thêm trường hợp là người thừa kế thế vị yêu cầu chia di sản (người thừa kế thế vị là người con của người ra ở riêng, con của người con gái đi lấy chồng nếu những người này chết trước hoặc chết cùng thời điểm mới người để lại di sản - theo Điều 652 Bộ luật Dân sự 2015).

Nếu những người thừa kế không từ chối nhận di sản thì chắc chắn nhà đất trong trường hợp này sẽ phải chia theo quy định. Khi đó, người con sống chung với cha mẹ là người bị thiệt, dù việc chia thừa kế đúng quy định.

phuong an sang ten so do ma nguoi o voi cha me de bi thiet

Phương án sang tên Sổ đỏ an toàn, khó xảy ra tranh chấp

Để tránh xảy ra tranh chấp, bảo đảm quyền lợi cho người con sống chung thì cha mẹ nên sử dụng một trong hai phương án sau:

Phương án 1: Tặng cho quyền sử dụng đất cho người con sống chung với mình theo đúng quy định.

Nghĩa là, sau khi tặng cho đất cho người con ra ở riêng hoặc tặng cho con gái khi đi lấy chồng thì cha mẹ thực hiện thủ tục tặng cho phần đất còn lại hoặc tặng cho một phần quyền sử dụng đất cho người con sống chung với mình để bảo đảm tính công bằng.

Phương án này có một số ưu và nhược điểm như sau:

Ưu điểm: Bảo đảm sự công bằng giữa những người con, bảo đảm quyền lợi của người con sống chung với cha mẹ, ngay cả khi cha mẹ chết.

Nhược điểm: Nếu tặng cho toàn bộ nhà đất cho con thì trong không ít trường hợp con cái không thực hiện tốt nghĩa vụ của mình như không phụng dưỡng cha mẹ, thậm chí đuổi cha mẹ ra khỏi nhà.

Phương án 2: Lập di chúc để lại phần đất của mình cho người con sống chung với mình.

Nếu cha, mẹ lập di chúc để lại phần đất còn lại cho người con sống chung sẽ bảo vệ quyền hưởng di sản của người con sống chung với mình mà không bị các đồng thừa kế khác yêu cầu chia.

Tóm lại, để bảo đảm quyền được chia, hưởng phần nhà đất còn lại sau khi chia nhà đất cho người con ra ở riêng, cho con gái đi lấy chồng thì cha mẹ nên tặng cho hoặc lập di chúc cho người con sống chung với mình (việc tặng cho hoặc lập di chúc phải thực hiện theo đúng quy định của pháp luật để bảo đảm có hiệu lực pháp lý, không nên tặng cho bằng lời nói vì “có cũng như không”).

Trên đây là phương án sang tên Sổ đỏ mà người ở với cha mẹ dễ bị thiệt nhất và phương án xử lý. Có thể thấy việc sang tên theo phương án này ngày càng dễ xảy ra tranh chấp do giá đất ngày một tăng, đồng thời mỗi cá nhân chúng ta không thể lường trước được tương lai sẽ như thế nào nên tốt nhất phải tự bảo vệ mình và những mối quan hệ trong gia đình theo quy định của pháp luật.

Nếu bạn đọc có vướng mắc hãy gọi đến tổng đài 1900.6192 để được tư vấn.

>> Sang tên Sổ đỏ cho con: Nên tặng cho hay để thừa kế?

Đánh giá bài viết:
(6 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Xây nhà trổ cửa sổ nhìn thẳng vào nhà người khác, được không?

Xây nhà trổ cửa sổ nhìn thẳng vào nhà người khác, được không?

Xây nhà trổ cửa sổ nhìn thẳng vào nhà người khác, được không?

Nhiều người cho rằng đã là đất của mình thì mình xây thế nào, làm gì trên đất đó cũng được, miễn không xâm phạm phần đất của hàng xóm. Tuy nhiên, chủ sở hữu phải tuân thủ các quy tắc liên quan đến xây dựng công trình nhà ở, đặc biệt là vấn đề trổ cửa sổ.

Cách để chuyển đất nông nghiệp sang đất thổ cư nhiều nhất

Cách để chuyển đất nông nghiệp sang đất thổ cư nhiều nhất

Cách để chuyển đất nông nghiệp sang đất thổ cư nhiều nhất

Khi chuyển mục đích sử dụng đất sang đất ở (thổ cư) thì nhiều người muốn được chuyển càng nhiều càng tốt. Tuy nhiên, đa số trường hợp đều bị giới hạn bởi hạn mức đất ở tại địa phương. Do đó, có thể tham khảo cách để chuyển đất nông nghiệp sang đất thổ cư nhiều nhất dưới đây để áp dụng.

3 đối tượng không được làm chứng lập di chúc thừa kế nhà đất

3 đối tượng không được làm chứng lập di chúc thừa kế nhà đất

3 đối tượng không được làm chứng lập di chúc thừa kế nhà đất

Di chúc bằng văn bản có người làm chứng hoặc không có người làm chứng vẫn có giá trị pháp lý nếu có đủ điều kiện. Riêng với di chúc thừa kế nhà đất bằng văn bản có người làm chứng thì ai cũng có thể làm chứng, trừ những đối tượng không được làm chứng lập di chúc thừa kế nhà đất dưới đây.