Phí quản lý chung cư gồm những gì? Cách tính phí ra sao?

Phí quản lý chung cư là khoản phí cố định mà bất cứ ai sinh sống ở chung cư phải đóng. Bài viết dưới đây của LuatVietnam sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về mục đích sử dụng cũng như cách xác định loại phí này.

1. Phí quản lý chung cư là gì? Được sử dụng vào mục đích nào?

Căn cứ khoản 1 Điều 30 Thông tư 05/2024/TT-BXD, phí quản lý chung cư hay phí quản lý vận hành chung cư là khoản phí do các chủ sở hữu, người sử dụng nhà chung cư đóng để đơn vị quản lý vận hành thực hiện các công việc quy định tại Điều 7 Thông tư này gồm:

- Điều khiển, duy trì hoạt động, bảo dưỡng thường xuyên hệ thống thang máy, máy bơm nước, máy phát điện, hệ thống báo cháy tự động, hệ thống chữa cháy, dụng cụ chữa cháy, các thiết bị dự phòng và các thiết bị khác thuộc phần sở hữu chung, sử dụng chung của tòa nhà chung cư, cụm nhà chung cư;

- Chi trả cho các dịch vụ: Bảo vệ, vệ sinh môi trường, thu gom rác thải, chăm sóc vườn hoa, cây cảnh, diệt côn trùng và các dịch vụ khác bảo đảm cho nhà chung cư hoạt động bình thường;

- Các công việc khác có liên quan do Hội nghị nhà chung cư quyết định.

Theo đó, phí quản lý chung cư được đóng hàng tháng hoặc theo định kỳ (gồm cả trường hợp đã nhận bàn giao căn hộ, diện tích khác trong nhà chung cư mà chưa sử dụng). Chủ sở hữu nhà chung cư có trách nhiệm đóng góp đầy đủ, đúng hạn kinh phí quản lý vận hành nhà chung cư theo quy định của pháp luật hoặc theo thỏa thuận với nhà cung cấp dịch vụ.

Trường hợp chủ sở hữu không đóng kinh phí quản lý vận hành thì bị xử lý theo thỏa thuận trong hợp đồng dịch vụ quản lý vận hành nhà chung cư mà Ban quản trị nhà chung cư đã ký với đơn vị quản lý vận hành.

Phí quản lý chung cư là khoản cố định mà bất cứ ai sống ở chung cư phải đóng
Phí quản lý chung cư là khoản cố định mà bất cứ ai sống ở chung cư phải đóng (Ảnh minh họa)

2. Xác định phí dịch vụ quản lý nhà chung cư thế nào?

Theo Điều 121 Luật Nhà ở 2024, giá dịch vụ quản lý vận hành nhà chung cư không bao gồm các loại chi phí sau:

- Phí bảo trì phần sở hữu chung;

- Chi phí trông giữ xe;

- Chi phí sử dụng nhiên liệu, năng lượng, nước sinh hoạt, dịch vụ truyền hình, thông tin liên lạc;

- Các chi phí dịch vụ khác phục vụ cho việc sử dụng riêng của chủ sở hữu, người sử dụng nhà chung cư.

Đối với nhà chung cư có nhiều chủ sở hữu thì giá dịch vụ quản lý vận hành nhà chung cư được quy định như sau:

- Trường hợp chưa tổ chức được Hội nghị nhà chung cư lần đầu: Giá dịch vụ quản lý vận hành nhà chung cư thực hiện theo thỏa thuận trong hợp đồng mua bán, thuê mua nhà ở;

- Trường hợp đã tổ chức được Hội nghị nhà chung cư: Giá dịch vụ quản lý vận hành nhà chung cư do Hội nghị nhà chung cư quyết định.

Đối với nhà chung cư có một chủ sở hữu thì giá dịch vụ quản lý nhà chung cư được thực hiện theo thỏa thuận giữa chủ sở hữu và người sử dụng nhà chung cư. Trường hợp nhà chung cư thuộc sở hữu nhà nước thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành khung giá dịch vụ nhà chung cư.

Lưu ý, theo khoản 1 Điều 29 Thông tư 05/2016/TT-BXD giá dịch vụ quản lý vận hành nhà chung cư không thay đổi trong 12 tháng, kể từ ngày hợp đồng có hiệu lực.

3. Cách tính phí quản lý nhà chung cư

Theo khoản 2 Điều 30 Thông tư 05/2024/TT-BXD, kinh phí quản lý vận hành nhà chung cư được tính theo công thức:

Phí quản lý chung cư = Giá dịch vụ quản lý chung cư trên 1 mét vuông (m2) x diện tích sử dụng (m2)

Trong đó:

- Nếu được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì diện tích sử dụng được tính làm cơ sở để tính phí dịch vụ.

- Nếu chưa được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì diện tích sử dụng được tính làm cơ sở để tính phí quản lý chung cư là diện tích thuộc phần sở hữu riêng của người sử hữu.

Trên đây là giải đáp cho vấn đề Phí quản lý chung cư gồm những gì? Cách tính phí ra sao? Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ 1900.6192 của LuatVietnam để được hỗ trợ, giải đáp.

Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Điểm mới của Nghị định 175 về quản lý hoạt động xây dựng so với Nghị định 15

Điểm mới của Nghị định 175 về quản lý hoạt động xây dựng so với Nghị định 15

Điểm mới của Nghị định 175 về quản lý hoạt động xây dựng so với Nghị định 15

Nghị định 175 đã tập trung sửa đổi những quy định mâu thuẫn, chồng chéo, cản trở phát triển kinh tế, bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật. Dưới đây là điểm mới của Nghị định 175 về quản lý hoạt động xây dựng so với Nghị định 15.

9 trường hợp bắt buộc phải đổi sang mẫu Sổ đỏ mới từ 01/01/2025

9 trường hợp bắt buộc phải đổi sang mẫu Sổ đỏ mới từ 01/01/2025

9 trường hợp bắt buộc phải đổi sang mẫu Sổ đỏ mới từ 01/01/2025

Từ 01/01/2025, mẫu Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất mới chính thức bắt đầu được áp dụng. Cùng LuatVietnam cập nhật 09 trường hợp bắt buộc phải đổi sang mẫu Sổ đỏ mới từ 01/01/2025 trong bài viết dưới đây.

Cách đọc thửa đất trên bản đồ địa chính từ 15/01/2025

Cách đọc thửa đất trên bản đồ địa chính từ 15/01/2025

Cách đọc thửa đất trên bản đồ địa chính từ 15/01/2025

Vừa qua, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành Thông tư 26/2024/TT-BTNMT quy định về kỹ thuật đo đạc lập bản đồ địa chính bắt đầu có hiệu lực từ 15/01/2025, thay thế cho Thông tư 25/2014/TT-BTNMT cũ. Vậy cách đọc thửa đất trên bản đồ địa chính từ 15/01/2025 theo Thông tư 26 như thế nào? Cùng tìm hiểu.

Từ 01/8, người bị thu hồi đất, chưa được bố trí tái định cư thì ở đâu?

Từ 01/8, người bị thu hồi đất, chưa được bố trí tái định cư thì ở đâu?

Từ 01/8, người bị thu hồi đất, chưa được bố trí tái định cư thì ở đâu?

Nhiều người lo lắng rằng nếu bị thu hồi đất và không còn nhà nào khác để ở mà phải chờ được cấp tái định cư thì sẽ mất rất nhiều thời gian. Vậy từ 01/8, người bị thu hồi đất, chưa được bố trí tái định cư thì ở đâu?