Tiêu chí phân hạng nhà chung cư mới nhất 2023 thế nào?

Tiêu chí phân hạng nhà chung cư là nội dung quan trọng để phân hạng các loại chung cư, từ đó xác định giá trị nhà chung cư theo hạng cụ thể. Vậy, tiêu chí phân hạng nhà chung cư thế nào? Bài viết sau sẽ giải đáp cụ thể vấn đề này.

1. Nhà chung cư là gì? Tiêu chí phân hạng nhà chung cư thế nào?

Nhà chung cư là hình thức nhà ở tương đối phổ biến hiện nay, nhất là tại các khu đô thị. Khoản 3 Điều 3 Luật Nhà ở 2014 quy định về nhà chung cư như sau:

3. Nhà chung cư là nhà có từ 2 tầng trở lên, có nhiều căn hộ, có lối đi, cầu thang chung, có phần sở hữu riêng, phần sở hữu chung và hệ thống công trình hạ tầng sử dụng chung cho các hộ gia đình, cá nhân, tổ chức, bao gồm nhà chung cư được xây dựng với mục đích để ở và nhà chung cư được xây dựng có mục đích sử dụng hỗn hợp để ở và kinh doanh.

Theo Thông tư 31/2016/TT-BXD thì nhà chung cư được phân thành 3 hạng: hạng A, hạng B, hạng C dựa trên 04 nhóm tiêu chí gồm: Quy hoạch - kiến trúc; Hệ thống thiết bị kỹ thuật; Dịch vụ, hạ tầng xã hội và Chất lượng, quản lý, vận hành.

phân hạng nhà chung cư
Việc phân hạng nhà chung cư để xác định giá trị của loại chung cư (Ảnh minh họa)

Cụ thể tiêu chí phân loại, đánh giá nhà chung cư như sau:

1.1 Nhà chung cư hạng A

Nhà chung cư hạng A là nhà chung cư đáp ứng đầy đủ các yêu cầu để được phân hạng và phải đạt tối thiểu 18/20 tiêu chí đánh giá sau:

- Về quy hoạch, kiến trúc:

Vị trí

- Có hệ thống giao thông thuận tiện, cách đường phố chính (cấp đô thị, cấp khu vực) dưới 0.5 km;

- Có thể tiếp cận phương tiện giao thông công cộng đô thị (cách ga, bến độ, trạm dừng xe bus, tàu điện ngầm, tàu điện trên cao) trong phạm vi dưới 0.5 km.

Mật độ xây dựng

Tối đa 45%

Sảnh căn hộ

- Được bố trí độc lập với lối vào khu vực để xe, khu vực dịch vụ, thương mại và khu vực công cộng khác;

- Có quầy lễ tân, có phòng hoặc khu vực bố trí bàn ghế tiếp khách.

Hành lang

Có chiều rộng tối thiểu 1,8 m.

Diện tích căn hộ

Bình quân diện tích sử dụng căn hộ trên số phòng ngủ tối thiểu là 35m2. Tính theo công thức TDtCh /TsPn >= 35 m2

Trong đó:

- TDtCh là Tổng diện tích sử dụng các căn hộ

- TsPn là tổng số phòng ngủ các căn hộ.

Phòng vệ sinh

- Bình quân tổng số phòng vệ sinh trên tổng số phòng ngủ của các căn hộ >= 0.7. 

- Tính theo công thức: TsPwc/TsPn >= 0.7 

Trong đó:

TsPwc là tông số phòng vệ sinh các căn hộ.

TsPn là tổng số phòng ngủ các căn hộ.

Thang máy

Mỗi thang máy phục vụ tối đa 40 căn hộ (tổng số căn hộ chia cho tổng số thang máy phục vụ căn hộ tối đa 40)

Chỗ để xe

Ít nhất 01 chỗ để ô tô (có mái che)/căn hộ

 

- Về hệ thống thiết bị kỹ thuật

Cấp điện

Có máy phát điện dự phòng đủ công suất và hệ thống cấp điện đảm bảo cho sinh hoạt trong căn hộ và hoạt động của các thiết bị, chiếu sáng chung của tòa nhà khi mất điện lưới hoặc nguồn cấp điện bình thường khác của tòa nhà.

Cấp nước

Dung tích bể chứa nước sinh hoạt cho căn hộ trên tổng số căn hộ tối thiểu đạt 1.600 lít (đảm bảo cấp 200 lít/người/ngày-đêm trong 2 ngày)

Thông tin liên lạc

Có hệ thống cung cấp dịch vụ truyền hình cáp, điện thoại, internet tốc độ cao đến từng căn hộ

Phòng cháy chữa cháy

Có hệ thống, thiết bị chữa cháy tự động khu vực công cộng và trong căn hộ

 

- Về dịch vụ, hạ tầng xã hội

  • Có trung tâm thương mại hoặc siêu thị trong bán kính 01 km.
  • Có 02 trong các tiện ích phục vụ thể thao sau: Phòng tập gym, bể bơi, dân tennis, sân thể thao khác... dành riêng, nằm trong công trình hoặc trong tổng thể quy hoạch hoặc trong bán kính 200 m.
  • Có sân chơi trẻ em và cư dân dành riêng hoặc trong tổng thể quy hoạch hoặc trong bán kinh 200 m.
  • Có bệnh viện, phòng khám trong bán kính 0.5 km
  • Có trường mầm non, tiểu học trong bán kính 0.5 km

- Về chất lượng, quản lý, vận hành

  • Thang máy, đèn chiếu sáng công cộng, máy bơm, máy phát điện, thiết bị báo cháy, chữa cháy và các thiết bị khác (nếu có) như điều hòa, cấp gas, cấp nước nóng còn trong thời hạn bảo hành của nhà sản xuất hoặc đơn vị cung cấp thiết bị;

Trường hợp hết thời hạn bảo hành thì không quá 10 năm kể từ thời điểm hết thời hạn bảo hành và phải được kiểm định đảm bảo chất lượng, vận hành tốt; công trình được hoàn thiện (ốp, lát, trát, sơn...) đạt chất lượng cao.

  • Có đơn vị quản lý, vận hành chuyên nghiệp; thường xuyên quét dọn, lau rửa, hút bụi các khu vực công cộng, chăm sóc cây xanh, sân, vườn, đường nội bộ đảm bảo vệ sinh sạch đẹp.
  • Có hệ thống camera kiểm soát trong bãi đỗ xe, sảnh, hành lang, cầu thang; kiểm soát ra vào (bằng thẻ từ, vân tay, mã điện tử...)

1.2 Nhà chung cư hạng B

Nhà chung cư được xếp hạng B khi đáp ứng đầy đủ các yêu cầu để được phân hạng và phải đạt tối thiểu 18/20 tiêu chí đánh giá sau:

- Về quy hoạch, kiến trúc:

Vị trí

- Có hệ thống giao thông thuận tiện, cách đường phố chính (cấp đô thị, cấp khu vực) dưới 0,5 km;

- Có thể tiếp cận phương tiện giao thông công cộng đô thị (cách ga, bến độ, trạm dừng xe bus, tàu điện ngầm, tàu điện trên cao ) trong phạm vi dưới 1 km.

Mật độ xây dựng

Tối đa 55%

Sảnh căn hộ

Được bố trí độc lập với lối vào khu vực để xe, khu vực dịch vụ, thương mại và khu vực công cộng khác;

 

Hành lang

Có chiều rộng tối thiểu 1,5 m.

Diện tích căn hộ

Bình quân diện tích sử dụng căn hộ trên số phòng ngủ tối thiểu là 30m2. Tính theo công thức TDtCh /TsPn >= 30 m2

Trong đó:

- TDtCh là Tổng diện tích sử dụng các căn hộ

- TsPn là tổng số phòng ngủ các căn hộ.

Phòng vệ sinh

- Bình quân tổng số phòng vệ sinh trên tổng số phòng ngủ của các căn hộ >= 0.5

- Tính theo công thức: TsPwc/TsPn >= 0.5 

Trong đó:

TsPwc là tông số phòng vệ sinh các căn hộ.

TsPn là tổng số phòng ngủ các căn hộ.

Thang máy

Mỗi thang máy phục vụ tối đa không quá 50 căn hộ (tổng số căn hộ chia cho tổng số thang máy phục vụ căn hộ <= 50)

Chỗ để xe

Ít nhất 01 chỗ để ô tô (có mái che)/02 căn hộ

 

- Về hệ thống thiết bị kỹ thuật

Cấp điện

Có máy phát điện dự phòng đủ công suất và hệ thống cấp điện đảm bảo cho sinh hoạt trong căn hộ và hoạt động của các thiết bị, chiếu sáng chung của tòa nhà khi mất điện lưới hoặc nguồn cấp điện bình thường khác của tòa nhà.

Cấp nước

Dung tích bể chứa nước sinh hoạt cho căn hộ trên tổng số căn hộ tối thiểu đạt 1.200 lít (đảm bảo cấp 150 lít/người/ngày-đêm trong 2 ngày)

Thông tin liên lạc

Có hệ thống cung cấp dịch vụ truyền hình cáp, điện thoại, internet tốc độ cao đến từng căn hộ

Phòng cháy chữa cháy

Có hệ thống, thiết bị chữa cháy tự động khu vực công cộng.

 

- Về dịch vụ, hạ tầng xã hội

  • Có trung tâm thương mại hoặc siêu thị trong bán kính 1,5 km
  • Có 01 trong các tiện ích phục vụ thể thao sau: Phòng tập gym, bể bơi, sân tennis, sân thể thao khác... dành riêng, nằm trong công trình hoặc trong tổng thể quy hoặc hoặc trong bán kính 500 m;
  • Có sân chơi trẻ em và cư dân dành riêng hoặc trong tổng thể quy hoạch hoặc trong bán kính 500 m;
  • Có bệnh viện, phòng khám, trường mầm non, tiểu học trong bán kính 1 km.

- Về chất lượng quản lý, vận hành

  • Thang máy, đèn chiếu sáng công cộng, máy bơm, máy phát điện, thiết bị báo cháy, chữa cháy và các thiết bị khác nếu có như điều hòa, cấp gas, cấp nước nóng còn trong thời hạn bảo hành của nhà sản xuất hoặc đơn vị cung cấp thiết bị.
Trường hợp hết thời hạn bảo hành thì không quá 10 năm kể từ thời điểm hết thời hạn bảo hành và phải được kiểm định đảm bảo chất lượng, vận hành tốt.
  • Có đơn vị quản lý, vận hành chuyên nghiệp;
  • Có hệ thống camera kiểm soát trong bãi đỗ xe, sảnh, hành lang cầu thang.

1.3 Nhà chung cư hạng C

Nhà chung cư phân hạng C là nhà chung cư đáp ứng đầy đủ các yêu cầu để được phân hạng nhưng không đạt đủ tiêu chí để công nhận hạng A và hạng B như đã nêu ở trên.

2. Ai có quyền đề nghị công nhận phân hạng nhà chung cư?

Theo Điều 4 Thông tư 31/2016/TT-BXD, tổ chức, cá nhân đề nghị công nhận hạng nhà chung cư gồm:

- Đối với nhà chung cư có nhiều chủ sở hữu mà thuộc diện phải thành lập Ban quản trị nhà chung cư thì tổ chức sau đây đề nghị công nhận hạng nhà chung cư:

  • Trường hợp chưa thành lập Ban quản trị: Chủ đầu tư đề nghị công nhận hạng nhà chung cư;
  • Trường hợp đã thành lập Ban quản trị nhà chung cư: Ban quản trị đề nghị công nhận hạng nhà chung cư.

- Đối với nhà chung cư có nhiều chủ sở hữu nhưng không thuộc diện phải thành lập Ban quản trị nhà chung cư thì phải có văn bản thống nhất của trên 50% tổng số chủ sở hữu nhà chung cư đó đề nghị công nhận hạng nhà chung cư.

- Đối với nhà chung cư có một chủ sở hữu thì chủ sở hữu đề nghị công nhận hạng nhà chung cư.

Chủ đầu tư đề nghị công nhận hạng nhà chung cư
Chủ đầu tư đề nghị công nhận hạng nhà chung cư (Ảnh minh họa)

3. Phân hạng nhà chung cư cần đáp ứng yêu cầu gì?

Điều 3 Thông tư 31 năm 2016 của Bộ Xây dựng nêu rõ, việc phân hạng và công nhận hạng được thực hiện đối với từng tòa nhà chung cư và phải đảm bảo các yêu cầu sau đây:

- Có đề nghị của tổ chức, cá nhân nêu trên;

- Nhà chung cư được xây dựng phù hợp với quy hoạch chi tiết xây dựng đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;

- Nhà chung cư xây dựng theo đúng Giấy phép xây dựng được cấp;

- Nhà chung cư phải đảm bảo tuân thủ quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nhà chung cư và các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia khác có liên quan;

- Nhà chung cư đã hoàn thành việc đầu tư xây dựng, đã được bàn giao đưa vào sử dụng và không vi phạm các quy định của pháp luật tại thời điểm nộp hồ sơ đề nghị công nhận hạng;

- Nhà chung cư không thuộc diện bị phá dỡ, không thuộc khu vực đã có quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Trên đây là các tiêu chí phân hạng nhà chung cư mới nhất 2023. Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ 1900.6192 để được LuatVietnam hỗ trợ cụ thể.

Đánh giá bài viết:
(1 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Luật Đất đai 2024: Thêm cơ hội mua đất của Việt kiều

Luật Đất đai 2024: Thêm cơ hội mua đất của Việt kiều

Luật Đất đai 2024: Thêm cơ hội mua đất của Việt kiều

Luật Đất đai năm 2024 sửa đổi nhiều quy định và điều khoản, trong đó không thể không nhắc tới các quy định liên quan đến quyền mua đất của người Việt Kiều. Vậy sắp tới đây, quyền mua đất của Việt kiều theo Luật Đất đai 2024 sẽ được thay đổi như thế nào? 

Trích đo địa chính là gì? Có dùng để cấp Sổ đỏ được không?

Trích đo địa chính là gì? Có dùng để cấp Sổ đỏ được không?

Trích đo địa chính là gì? Có dùng để cấp Sổ đỏ được không?

Hoạt động quản lý đất đai nói chung và hoạt động cấp Sổ đỏ nói riêng, địa chính có thể tiến hành đo đạc thực địa và trong đó có việc trích đo địa chính. Để biết trích đo địa chính là gì và có bản trích đo địa chính được cấp Sổ đỏ không hãy xem quy định dưới đây.