Phân biệt tranh chấp đất đai với tranh chấp liên quan đến đất đai

Phân biệt tranh chấp đất đai với tranh chấp liên quan đến đất đai có ý nghĩa quan trọng vì cơ quan có thẩm quyền giải quyết, trình tự, thủ tục giải quyết là khác nhau.


Sự khác biệt giữa tranh chấp đất đai và tranh chấp liên quan

Tiêu chí

Tranh chấp đất đai

Tranh chấp liên quan đến đất đai

Khái niệm

- Tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai (theo khoản 24 Điều 3 Luật Đất đai năm 2013).

Tuy nhiên, khái niệm này không rõ ràng, nên không ít người bị nhầm trong việc xác định tranh chấp nào là tranh chấp đất đai dẫn tới việc áp dụng thủ tục hòa giải, khởi kiện sai quy định.

- Tranh chấp liên quan đến đất đai là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ giữa các bên trong quan hệ dân sự liên quan đến đất đai như giao dịch, di sản thừa kế, tài sản chung là quyền sử dụng đất.

Loại tranh chấp phổ biến

- Tranh chấp xác định ai là người có quyền sử dụng đất, cụ thể:

Tranh chấp ai là người có quyền sử dụng đất với toàn bộ thửa đất hoặc một phần thửa đất, bao gồm cả tranh chấp ranh giới giữa các thửa đất liền kề.

-  Tranh chấp về giao dịch liên quan đến quyền sử dụng đất (chuyển nhượng, tặng cho…);

- Tranh chấp về di sản thừa kế là quyền sử dụng đất;

- Tranh chấp tài sản chung là quyền sử dụng đất giữa vợ và chồng khi ly hôn.

Hòa giải tại UBND cấp xã

- Bắt buộc.

- Không bắt buộc.

Cách giải quyết tranh chấp

Phải hòa giải tại UBND cấp xã, trường hợp hòa giải không thành thì:

- Nếu đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì khởi kiện tại Tòa án.

- Tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có giấy tờ về quyền sử dụng đất thì chọn một trong hai hình thức:

+ Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại UBND cấp huyện, cấp tỉnh;

+ Khởi kiện tại Tòa án.

- Khi xảy ra tranh chấp có quyền khởi kiện tại Tòa án mà không cần thông qua hòa giải tại UBND cấp xã.

Cơ quan có thẩm quyền giải quyết

- Tòa án nhân dân nơi có đất xảy ra tranh chấp;

- UBND cấp huyện;

- UBND cấp tỉnh.

- Tòa án.

Luật điều chỉnh

- Luật Đất đai năm 2013;

- Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015.

- Bộ luật Dân sự năm 2015;

- Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014;

- Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015.

Trên đây là những điểm phân biệt tranh chấp đất đai với tranh chấp liên quan đến đất đai. Khi xảy ra tranh chấp người dân cần biết đó là tranh chấp đất đai hay là tranh chấp liên quan đến đất đai (căn cứ vào các loại tranh chấp phổ biến) vì lý do sau:

- Cơ quan có thẩm quyền giải quyết là khác nhau nên khi xảy ra tranh chấp các bên tranh chấp sẽ biết nơi nộp đơn khởi kiện hoặc đơn yêu cầu;

- Thủ tục giải quyết giữa hai loại tranh chấp trên là khác nhau cụ thể:

+ Tranh chấp đất đai bắt buộc phải hòa giải tại UBND cấp xã (xã, phường, thị trấn nơi có đất) trước khi khởi kiện hoặc yêu cầu UBND cấp huyện, tỉnh giải quyết. Nếu hòa giải không thành thì giải quyết theo 02 hình thức: Khởi kiện tại Tòa án hoặc nộp đơn yêu cầu giải quyết tại UBND nhân dân cấp huyện, tỉnh.

+ Tranh chấp liên quan đến đất đai được giải quyết là theo điều khoản quy định tại hợp đồng (đối với giao dịch) hoặc khởi kiện tại Tòa án.

>> Thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai: Hướng dẫn chi tiết nhất

Khắc Niệm

Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

6 điểm mới tại Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn 2024, áp dụng từ 01/7/2025

6 điểm mới tại Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn 2024, áp dụng từ 01/7/2025

6 điểm mới tại Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn 2024, áp dụng từ 01/7/2025

Vừa qua, Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn đã chính thức thông qua, thay thế cho Luật Quy hoạch đô thị 2009 và sửa đổi, bổ sung một số văn bản liên quan. và bắt đầu có hiệu lực từ 01/7/2025. Cùng LuatVietnam cập nhật 06 điểm mới tại Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn 2024 ngay trong bài viết dưới đây.