Phân biệt các thuật ngữ dễ nhầm lẫn trong Luật Đất đai

Một trong những vấn đề gặp phải khi áp dụng Luật Đất đai là hiểu chưa đúng các quy định. Để thuận tiện cho việc sử dụng, dưới đây là bảng phân biệt các thuật ngữ dễ nhầm lẫn trong Luật Đất đai.

Các thuật ngữ dễ nhầm lẫn trong Luật Đất đai

STT

Các thuật ngữ

1

Tranh chấp đất đai

Là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai (Khoản 24 Điều 3 Luật Đất đai năm 2013)

Ví dụ:

- Tranh chấp xem ai là người có quyền sử dụng đất;

- Tranh chấp về ranh giới thửa đất..

Tranh chấp liên quan đến đất đai

Là tất cả các tranh chấp có liên quan đến đất đai như:

- Tranh chấp hợp đồng liên quan đến đất đai như: Mua bán, tặng cho đất đai…

- Tranh chấp thừa kế di sản là quyền sử dụng đất, nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất..

Việc phân định tranh chấp thực tế là tranh chấp đất đai hay tranh chấp liên quan đến đất đai có ý nghĩa rất quan trọng, vì:

- Thủ tục giải quyết tranh chấp khác nhau, cụ thể:

+ Tranh chấp đất đai thì phải hòa giải tại UBND cấp xã (xã, phường, thị trấn.

Xem thêm: Infographic: Quy trình giải quyết tranh chấp đất đai.

+ Tranh chấp liên quan đến đất đai chủ yếu do Luật Dân sự điều chỉnh nên có quyền khởi kiện tại Tòa án nhân dân nơi có đất mà không phải thông qua hòa giải tại UBND cấp xã.

2

Chuyển nhượng quyền sử dụng đất

Là việc chuyển quyền sử dụng đất tử tổ chức, hô gia đình, cá nhân này sang cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân khác

(thường gọi là mua bán đất)

Xem: Thủ tục mua bán nhà đất.

Chuyển đổi quyền sử dụng đất

Hiện nay Luật Đất đai chỉ quy định quyền chuyển đổi đất nông nghiệp:

- Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất nông nghiệp thì chỉ được chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp trong cùng xã, phường, thị trấn cho hộ gia đình, cá nhân khác.

- Mục đích: Để thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp.

3

Bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất

Là việc Nhà nước trả lại một giá trị tương ứng khi thu hồi đất (nguyên tắc là có thiệt hại thì bồi thường).

Hiện nay, pháp luật đất đai quy định các loại bồi thường sau:

- Bồi thường về đất;

- Bồi thường về nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất.

- Bồi thường chi phí đầu tư vào đất;

- Bồi thường về vật nuôi, hoa màu.

Hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất

Là việc Nhà nước trợ giúp cho người có đất thu hồi để ổn định đời sống, sản xuất và phát triển (Khoản 14 Luật Đất đai 2013) gồm:

- Hỗ trợ ổn định đời sống và sản xuất;

- Hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm;

- Hỗ trợ tái định cư;

- Hỗ trợ khác.

4

Nghĩa vụ tài chính

Nghĩa vụ tài chính gồm: Tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, các loại thuế có liên quan đến đất đai và lệ phí trước bạ (Theo khoản 1 Điều 63 Nghị định 43/2014/NĐ-CP).

Theo đó, người sử dụng đất khi thực hiện các thủ tục hành chính như:

- Chuyển mục đích sử dụng đất;

- Cấp Giấy chứng nhận;

- Thủ tục thực hiện các quyền như chuyển nhượng, tặng cho…

Thì phải thực hiện nghĩa vụ tài chính (nếu chưa nộp).

Tiền sử dụng đất

Tiền sử dụng đất là số tiền mà người sử dụng đất phải trả cho Nhà nước khi được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, công nhận quyền sử dụng đất (Khoản 21 Điều 3 Luật Đất đai 2013).

Nộp tiền sử dụng đất trong các trường hợp sau:

- Được Nhà nước giao đất có thu tiền;

- Cho phép chuyển mục đích sử dụng đất;

- Công nhận quyền sử dụng đất.

5

Cho thuê đất

Là việc Nhà nước quyết định trao quyền sử dụng đất cho đối tượng có nhu cầu sử dụng đất thông qua hợp đồng cho thuê quyền sử dụng đất (khoản 8 Điều 3 Luật Đất đai 2013).

Cho thuê quyền sử dụng đất

Là việc người sử dụng đất chuyển giao quyền sử dụng đất của mình cho chủ thể khác để sử dụng trong một thời gian nhất định có thu tiền thuê.

6

Miễn tiền sử dụng đất

 Là trường hợp có thu tiền sử dụng đất nhưng được thuộc đối tượng được miễn tiền sử dụng đất.

Ví dụ: Hộ nghèo, hộ đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng kinh tế đặc biệt khó khăn.

Không thu tiền sử dụng đất

Là người được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất trong các trường hợp như:

- Hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp..

- Người sử dụng đất rừng phòng hộ

7

Thu hồi đất

Là việc Nhà nước quyết định thu lại quyền sử dụng đất của người được Nhà nước trao quyền sử dụng đất hoặc thu lại đất của người sử dụng đất vi phạm pháp luật về đất đai (Khoản 11 Điều 3 Luật Đất đai 2013).

Trưng dụng đất

Trong trường hợp thật cần thiết để thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh hoặc trong tình trạng chiến tranh, tình trạng khẩn cấp, phòng, chống thiên tai thì Nhà nước sẽ ra quyết định trưng dụng đất.

(trưng dụng đất thì có thời hạn, sau đó sẽ trả cho người bị trưng dụng).

8

Tiền sử dụng đất

Là số tiền mà người sử dụng đất phải trả cho Nhà nước khi được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, công nhận quyền sử dụng đất (Khoản 21 Luật Đất đai 2013).

Thuế sử dụng đất

Là số tiền người sử dụng đất phải nộp hàng năm cho Nhà nước dựa trên diện tích đất, giá đất và thuế suất của từng loại đất.

Xem thêm: Cách tính thuế sử dụng đất phi nông nghiệp.

9

Giao đất

Là việc Nhà nước ban hành quyết định giao đất để trao quyền sử dụng đất cho đối tượng có nhu cầu sử dụng đất (khoản 7 Điều 3 Luật Đất đai 2013).

Đối tượng: Tất cả các loại đất.

Giao khoán đất

Là việc tổ chức kinh tế, tổ chức quản lý rừng đặc dụng, tổ chức quản lý rừng phòng hộ giao đất cho hộ gia đình, cá nhân.

Đối tượng: Đất rừng đặc dùng, rừng phòng hộ.

10

Quy hoạch sử dụng đất

Là việc phân bổ và khoanh vùng đất đai theo không gian sử dụng cho các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh… trong một khoảng thời gian xác định (Khoản 2 Điều 3 Luật Đất đai 2013).

Kế hoạch sử dụng đất

Là việc phân chia quy hoạch sử dụng đất theo thời gian để thực hiện trong kỳ quy hoạch sử dụng đất (Khoản 3 Điều 3 Luật Đất đai 2013).

Trên đây là bảng phân biệt những thuật ngữ dễ nhầm lẫn trong Luật Đất đai. Để biết thêm các quy định về cấp Sổ đỏ, mua bán nhà đất…hãy xem tại chuyên mục Đất đai-Nhà ở của LuatVietnam. 

Khắc Niệm

Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

6 điểm mới tại Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn 2024, áp dụng từ 01/7/2025

6 điểm mới tại Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn 2024, áp dụng từ 01/7/2025

6 điểm mới tại Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn 2024, áp dụng từ 01/7/2025

Vừa qua, Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn đã chính thức thông qua, thay thế cho Luật Quy hoạch đô thị 2009 và sửa đổi, bổ sung một số văn bản liên quan. và bắt đầu có hiệu lực từ 01/7/2025. Cùng LuatVietnam cập nhật 06 điểm mới tại Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn 2024 ngay trong bài viết dưới đây.

Căn cứ xác định việc sử dụng đất ổn định khi cấp Sổ đỏ

Căn cứ xác định việc sử dụng đất ổn định khi cấp Sổ đỏ

Căn cứ xác định việc sử dụng đất ổn định khi cấp Sổ đỏ

Một trong những điều kiện để cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (Sổ đỏ) cho hộ gia đình, cá nhân là phải đang sử dụng đất ổn định. Vậy, thế nào là đang sử dụng đất ổn định và căn cứ xác định việc sử dụng đất ổn định khi cấp Sổ đỏ hãy xem quy định sau đây.