2 quy định chung về nhận quyền sử dụng đất cần nắm rõ

Nhận quyền sử dụng đất được gồm nhiều hình thức khác nhau như nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho, nhận thừa kế và với mỗi người sử dụng đất sẽ có quy định riêng mà theo đó người dân cũng cần biết khi thực hiện.


1. Người nhận quyền và hình thức nhận quyền sử dụng dất

Căn cứ khoản 1 Điều 169 Luật Đất đai 2013, người nhận quyền sử dụng đất và hình thức nhận quyền được thể hiện rõ như sau:

- Hộ gia đình, cá nhân được nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp thông qua chuyển đổi quyền sử dụng đất (hộ gia đình, cá nhân chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp trong cùng một xã, phường, thị trấn với nhau nhằm tạo sự thuận lợi trong sản xuất nông nghiệp).

- Tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân được nhận chuyển quyền sử dụng đất thông qua nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất, trừ trường hợp không được nhận chuyển nhượng quy định tại Điều 191 Luật Đất đai 2013; người Việt Nam định cư ở nước ngoài được nhận chuyển quyền sử dụng đất thông qua nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế.

- Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được nhận chuyển nhượng vốn đầu tư là giá trị quyền sử dụng đất theo quy định của Chính phủ, cụ thể:

+ Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được nhận chuyển nhượng vốn đầu tư là giá trị quyền sử dụng đất của doanh nghiệp đang sử dụng đất có nguồn gốc được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất trả tiền một lần cho cả thời gian thuê mà giá trị quyền sử dụng đất đã được vốn hóa vào vốn của doanh nghiệp, trừ trường hợp chuyển nhượng vốn đầu tư là giá trị quyền sử dụng đất sản xuất nông nghiệp, đất lâm nghiệp.

+ Doanh nghiệp, các thành viên là chủ sở hữu doanh nghiệp khi chuyển nhượng vốn đầu tư phải xác định phần vốn là giá trị quyền sử dụng đất trong tổng giá trị vốn chuyển nhượng và phải thực hiện nghĩa vụ thuế, phí, lệ phí theo quy định của pháp luật.

- Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư được nhận chuyển quyền sử dụng đất thông qua nhận tặng cho quyền sử dụng đất theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 174 và điểm e khoản 1 Điều 179 của Luật này, trừ trường hợp khong được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quy định tại Điều 191 Luật Đất đai 2013.

- Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư được nhận chuyển quyền sử dụng đất thông qua nhận thừa kế quyền sử dụng đất.

- Người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc diện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về nhà ở được nhận chuyển quyền sử dụng đất ở thông qua hình thức mua, thuê mua, nhận thừa kế, nhận tặng cho nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở hoặc được nhận quyền sử dụng đất ở trong các dự án phát triển nhà ở.

Xem thêm: 4 quy định Việt kiều cần biết khi mua nhà, đất tại Việt Nam

- Tổ chức kinh tế, doanh nghiệp liên doanh nhận chuyển quyền sử dụng đất thông qua nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất.

- Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được nhận quyền sử dụng đất thông qua việc Nhà nước giao đất; doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nhận quyền sử dụng đất thông qua việc Nhà nước giao đất để thực hiện các dự án đầu tư xây dựng nhà ở để bán hoặc để bán kết hợp cho thuê.

- Tổ chức kinh tế, tổ chức sự nghiệp công lập tự chủ tài chính, hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao được nhận quyền sử dụng đất thông qua việc Nhà nước cho thuê đất.

- Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, cơ sở tôn giáo được nhận quyền sử dụng đất thông qua việc Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất đối với đất đang được sử dụng ổn định.

- Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được nhận quyền sử dụng đất theo:

+ Kết quả hòa giải thành về tranh chấp đất đai được Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền công nhận;

+ Thỏa thuận trong hợp đồng thế chấp để xử lý nợ;

+ Quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về giải quyết tranh chấp đất đai, khiếu nại, tố cáo về đất đai, quyết định hoặc bản án của Tòa án nhân dân, quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án đã được thi hành;

+ Văn bản công nhận kết quả đấu giá quyền sử dụng đất phù hợp với pháp luật;

+ Văn bản về việc chia tách quyền sử dụng đất phù hợp với pháp luật đối với hộ gia đình hoặc nhóm người có quyền sử dụng đất chung.

- Cộng đồng dân cư, cơ sở tôn giáo, được nhận quyền sử dụng đất theo kết quả hòa giải thành về tranh chấp đất đai được Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền công nhận; quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về giải quyết tranh chấp đất đai, khiếu nại, tố cáo về đất đai, quyết định hoặc bản án của Tòa án nhân dân, quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án đã được thi hành.

- Tổ chức là pháp nhân mới được hình thành thông qua việc chia tách hoặc sáp nhập theo quyết định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền hoặc văn bản về việc chia tách hoặc sáp nhập tổ chức kinh tế phù hợp với pháp luật được nhận quyền sử dụng đất từ các tổ chức là pháp nhân bị chia tách hoặc sáp nhập.

nhan quyen su dung dat

2. Hộ gia đình, cá nhân được nhận chuyển nhượng không phụ thuộc vào nơi cư trú

Đối với hộ gia đình, cá nhân trong nước được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất không phụ thuộc vào nơi cư trú. Nghĩa là có thể nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất tại bất kỳ địa phương nào, trừ một số trường hợp. Nội dung này được quy định rõ tại khoản 2 Điều 169 Luật Đất đai 2013 như sau:

“2. Hộ gia đình, cá nhân được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất không phụ thuộc vào nơi cư trú, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 191 và Điều 192 của Luật này.”.

Theo đó, một số trường hợp hộ gia đình, cá nhân nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất phải đáp ứng điều kiện về nơi cư trú như không được nhận chuyển nhượng đất ở, đất nông nghiệp trong khu vực rừng phòng hộ, trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt, phân khu phục hồi sinh thái thuộc rừng đặc dụng nếu không sinh sống trong khu vực rừng phòng hộ, rừng đặc dụng đó.

Trên đây là một số quy định chung về nhận quyền sử dụng đất. Nếu cần tư vấn hãy gọi đến tổng đài 1900.6192 của LuatVietnam.

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Đất cơ sở tôn giáo là đất gì? Ai có thẩm quyền quản lý?

Đất cơ sở tôn giáo là đất gì? Ai có thẩm quyền quản lý?

Đất cơ sở tôn giáo là đất gì? Ai có thẩm quyền quản lý?

Cơ sở tôn giáo như chùa, nhà thờ, thánh thất, thánh đường, tu viện có quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật. Đất cơ sở tôn giáo được Nhà nước giao thì người đứng đầu cơ sở tôn giáo chịu trách nhiệm trước Nhà nước đối với việc sử dụng đất của cơ sở mình.