Nhận chuyển quyền sử dụng đất là gì? Khi nào được nhận?

Nhận chuyển quyền sử dụng đất là hình thức phổ biến để tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có quyền sử dụng đất. Vậy, nhận chuyển quyền sử dụng đất là gì và khi nào được nhận chuyển quyền sử dụng đất?


1. Nhận chuyển quyền sử dụng đất là gì?

Nhận chuyển quyền sử dụng đất là việc tổ chức, hộ gia đình, cá nhân nhận quyền sử dụng đất từ người sử dụng đất khác bằng những hình thức khác nhau theo quy định của pháp luật.

Khoản 12 Điều 3 Luật Đất đai 2024 quy định về chuyển quyền sử dụng đất như sau:

12. Chuyển quyền sử dụng đất là việc chuyển giao quyền sử dụng đất từ người này sang người khác thông qua hình thức chuyển đổi, chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất.

Theo đó, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân nếu không được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất thì vẫn có quyền sử dụng đất thông qua việc nhận chuyển quyền sử dụng đất từ người khác với nhiều hình thức khác nhau, cụ thể:

Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân được nhận chuyển quyền sử dụng đất khi chuyển đổi, nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho, nhận thừa kế hoặc doanh nghiệp nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất theo quy định.

2. 5 hình thức nhận chuyển quyền sử dụng đất

Căn cứ khoản 12 Điều 3 Luật Đất đai 2024, nhận chuyển quyền sử dụng đất từ người khác theo các hình thức sau:

(1) Chuyển đổi quyền sử dụng đất (chỉ áp dụng đối với đất nông nghiệp)

Điều 47 Luật Đất đai 2024 quy định:

Cá nhân sử dụng đất nông nghiệp do được Nhà nước giao đất, do chuyển đổi, nhận chuyển nhượng, nhận thừa kế, nhận tặng cho quyền sử dụng đất hợp pháp từ người khác thì chỉ được chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp trong cùng đơn vị hành chính cấp tỉnh cho cá nhân khác và không phải nộp thuế thu nhập từ việc chuyển đổi quyền sử dụng đất và lệ phí trước bạ.

Theo đó, chuyển đổi quyền sử dụng đất việc các hộ gia đình, cá nhân trong cùng một xã, phường, thị trấn đổi đất nông nghiệp với nhau nhằm tạo sự thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp.

Đổi đất nông nghiệp giữa hộ gia đình, cá nhân với nhau là quy định rất phù hợp với thực tế. Bởi lẽ, quyền chuyển đổi xuất phát từ thực tiễn hộ gia đình, cá nhân có các thửa đất nông nghiệp rải rác ở các nơi khác nhau trên địa bàn xã, phường, thị trấn có thể gây khó khăn cho cho hoạt động canh tác nông nghiệp.

Ví dụ: Ông A và ông B có 02 thửa ruộng, một thửa tại thôn A, một thửa tại thôn B. Vì đi lại khó khăn nên ông A và ông B quyết định đổi ruộng cho nhau để ông A có 02 thửa tại thôn A, ông B có 02 thửa tại thôn B.

(2) Nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất (mua đất)

Nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất hay nói cách khác là mua đất. Đây là hình thức phổ biến nhất để tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có quyền sử dụng đất.

(3) Nhận thừa kế quyền sử dụng đất

Thừa kế quyền sử dụng đất là hình thức chuyển giao quyền sử dụng đất của người chết cho người còn sống. Thừa kế quyền sử dụng đất theo ý chí của người để lại di sản (theo di chúc) hoặc thừa kế quyền sử dụng đất theo pháp luật.

(4) Nhận tặng cho quyền sử dụng đất

Tặng cho quyền sử dụng đất là hình thức chuyển giao quyền sử dụng đất từ người này sang người khác khi các bên còn sống, được thực hiện theo ý chí của người sử dụng đất.

(5) Nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất

Nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất là hình thức mà doanh nghiệp nhận chuyển giao quyền sử dụng đất từ tổ chức, cá nhân khi thành lập doanh nghiệp.

Nhận chuyển quyền sử dụng đất là gì
Nhận chuyển quyền sử dụng đất là gì? (Ảnh minh họa)

3. Điều kiện chuyển quyền và nhận chuyển quyền

* Điều kiện đối với bên chuyển quyền sử dụng đất

Khoản 1 Điều 45 Luật Đất đai 2024 quy định người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho, góp vốn bằng quyền sử dụng đất khi có đủ các điều kiện sau:

(1) Có Giấy chứng nhận (Sổ đỏ, Sổ hồng),trừ trường hợp thừa kế quyền sử dụng đất, chuyển đổi đất nông nghiệp khi dồn điền, đổi thửa, tặng cho quyền sử dụng đất cho Nhà nước, cộng đồng dân cư và trường hợp quy định tại khoản 7 Điều 124 và điểm a khoản 4 Điều 127 của Luật này

(2) Đất không có tranh chấp hoặc tranh chấp đã được giải quyết bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền, bản án, quyết định của Tòa án, quyết định hoặc phán quyết của Trọng tài đã có hiệu lực pháp luật;

(3) Quyền sử dụng đất không bị kê biên, áp dụng biện pháp khác để bảo đảm thi hành án theo quy định của pháp luật thi hành án dân sự;

(4) Trong thời hạn sử dụng đất;

(5) Quyền sử dụng đất không bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời theo quy định của pháp luật.

* Điều kiện đối với bên nhận chuyển quyền

Điều kiện đối với bên nhận chuyển quyền sử dụng đất chỉ đặt ra đối với một số trường hợp. Nói cách khác, không phải trường hợp nào cũng cần đáp ứng điều kiện này.

Căn cứ khoản 8 Điều 45 Luật Đất đai 2024, bên nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho phải không thuộc trường hợp bị cấm nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho hoặc hộ gia đình, cá nhân phải đang sinh sống trong khu vực rừng phòng hộ theo quy định.

4. Nhận chuyển quyền sử dụng đất phải đăng ký

Căn cứ  khoản 1 Điều 133 Luật Đất đai 2024, khi người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất phải đăng ký đất đai (đăng ký biến động).

Trên đây là bài viết giải thích rõ nhận chuyển quyền sử dụng đất là gì và khi nào được nhận chuyển quyền sử dụng đất. Nếu bạn đọc có vướng mắc hãy gọi đến tổng đài 1900.6192 để được tư vấn.

Đánh giá bài viết:
Bài viết đã giải quyết được vấn đề của bạn chưa?
Rồi Chưa
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Làm thế nào để biết Sổ đỏ là thật hay giả thông qua mã QR trên Sổ đỏ mẫu mới?

Làm thế nào để biết Sổ đỏ là thật hay giả thông qua mã QR trên Sổ đỏ mẫu mới?

Làm thế nào để biết Sổ đỏ là thật hay giả thông qua mã QR trên Sổ đỏ mẫu mới?

Hiện nay, mặc dù đã có quy định về mẫu Giấy chứng nhận mới với mã QR trên trang 01 nhưng cách tra cứu thông tin qua mã QR như thế nào, cách phân biệt Sổ đỏ thật hay giả thông qua mã QR trên Sổ đỏ mẫu mới vẫn là câu hỏi mà nhiều người đặt ra.

Có phải đổi sổ đỏ sang mẫu mới khi sắp xếp lại đơn vị hành chính?

Có phải đổi sổ đỏ sang mẫu mới khi sắp xếp lại đơn vị hành chính?

Có phải đổi sổ đỏ sang mẫu mới khi sắp xếp lại đơn vị hành chính?

Đây là câu hỏi mà rất nhiều người dân đặt ra khi các tỉnh, thành phố đang thực hiện việc sắp xếp, sáp nhập lại đơn vị hành chính cấp huyện, xã. Cùng LuatVietnam tìm hiểu ngay “Có phải đổi sổ đỏ sang mẫu mới khi sắp xếp lại đơn vị hành chính?” không trong bài viết dưới đây.

Làm thế nào để biết Sổ đỏ là thật hay giả thông qua mã QR trên Sổ đỏ mẫu mới?

Làm thế nào để biết Sổ đỏ là thật hay giả thông qua mã QR trên Sổ đỏ mẫu mới?

Làm thế nào để biết Sổ đỏ là thật hay giả thông qua mã QR trên Sổ đỏ mẫu mới?

Hiện nay, mặc dù đã có quy định về mẫu Giấy chứng nhận mới với mã QR trên trang 01 nhưng cách tra cứu thông tin qua mã QR như thế nào, cách phân biệt Sổ đỏ thật hay giả thông qua mã QR trên Sổ đỏ mẫu mới vẫn là câu hỏi mà nhiều người đặt ra.

Có phải đổi sổ đỏ sang mẫu mới khi sắp xếp lại đơn vị hành chính?

Có phải đổi sổ đỏ sang mẫu mới khi sắp xếp lại đơn vị hành chính?

Có phải đổi sổ đỏ sang mẫu mới khi sắp xếp lại đơn vị hành chính?

Đây là câu hỏi mà rất nhiều người dân đặt ra khi các tỉnh, thành phố đang thực hiện việc sắp xếp, sáp nhập lại đơn vị hành chính cấp huyện, xã. Cùng LuatVietnam tìm hiểu ngay “Có phải đổi sổ đỏ sang mẫu mới khi sắp xếp lại đơn vị hành chính?” không trong bài viết dưới đây.