Điều kiện mua nhà ở xã hội
Căn cứ khoản 1 Điều 51 Luật Nhà ở 2014, cán bộ, công chức, viên chức phải đáp ứng các điều kiện về nhà ở, cư trú, thu nhập như sau:
- Điều kiện về nhà ở: Chưa có nhà ở thuộc sở hữu của mình, chưa được mua, thuê hoặc thuê mua nhà ở xã hội, chưa được hưởng chính sách hỗ trợ nhà ở, đất ở dưới mọi hình thức tại nơi sinh sống, học tập hoặc có nhà ở thuộc sở hữu của mình nhưng diện tích nhà ở bình quân đầu người trong hộ gia đình thấp hơn mức 10m2.
- Điều kiện về cư trú:
+ Phải có đăng ký thường trú tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi có nhà ở xã hội.
+ Trường hợp không có đăng ký thường trú thì phải có đăng ký tạm trú từ 01 năm trở lên tại tỉnh, thành phố nơi có nhà ở xã hội.
- Điều kiện về thu nhập: Phải thuộc diện không phải nộp thuế thu nhập thường xuyên.
Thủ tục mua nhà ở xã hội cho công chức (Ảnh minh họa)
Hồ sơ mua nhà ở xã hội
Theo Điều 22 Nghị định 100/2015/NĐ-CP và Điều 10 Thông tư 20/2016/TT-BXD, hồ sơ mua nhà ở xã hội gồm 04 loại giấy tờ sau:
2. Giấy xác nhận của cơ quan, tổ chức nơi đang làm việc về đối tượng và thực trạng nhà ở theo mẫu số 03 ban hành kèm theo Thông tư 20/2016/TT-BXD.
3. Giấy tờ chứng minh về điều kiện cư trú:
+ Nếu có đăng ký thường trú tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi có nhà ở xã hội thì phải có bản sao có chứng thực hộ khẩu thường trú hoặc giấy đăng ký hộ khẩu tập thể tại địa phương nơi có nhà ở xã hội.
+ Nếu không có hộ khẩu thường trú thì phải có bản sao có chứng thực giấy đăng ký tạm trú; bản sao có chứng thực hợp đồng lao động có thời hạn từ 01 năm trở lên tính đến thời điểm nộp đơn hoặc hợp đồng không xác định thời hạn và giấy xác nhận (hoặc giấy tờ chứng minh) về việc có đóng bảo hiểm xã hội của cơ quan bảo hiểm tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi người đó đăng ký mua nhà ở xã hội.
4. Xác nhận của cơ quan, đơn vị đang làm việc về mức thu nhập thuộc diện không phải nộp thuế thu nhập thường xuyên.
Nộp hồ sơ mua nhà ở xã hội
Bước 1: Nộp hồ sơ
Căn cứ khoản 1 Điều 20 Nghị định 100/2015/NĐ-CP, người có nhu cầu đăng ký mua nhà ở xã hội nộp hồ sơ cho chủ đầu tư.
Người nhận hồ sơ phải ghi giấy biên nhận, nếu hồ sơ chưa hợp lệ thì người nhận hồ sơ có trách nhiệm ghi rõ lý do chưa giải quyết và trả lại cho người nộp hồ sơ để thực hiện việc bổ sung, hoàn thiện.
Bước 2: Tiếp nhận, giải quyết và ký hợp đồng
Lưu ý: Nơi nộp hồ sơ trên đây được áp dụng khi mua nhà ở xã hội của chủ đầu tư không có nguồn vốn từ ngân sách.
Trên đây là điều kiện, hồ sơ, thủ tục mua nhà ở xã hội của công chức. Để biết thủ tục chung cho các đối tượng hãy xem tại hướng dẫn chuẩn bị hồ sơ mua nhà ở xã hội năm 2020.