Hướng dẫn xem nguồn gốc sử dụng đất trong Sổ đỏ

Nguồn gốc sử dụng đất được ghi rõ trong Giấy chứng nhận (Sổ đỏ, Sổ hồng), đây là thông tin quan trọng giúp Nhà nước và người dân biết được quyền sử dụng đất có từ đâu.


Nguồn gốc sử dụng đất trong Sổ đỏ được ghi thế nào?

Căn cứ khoản 8 Điều 6 Thông tư 23/2014/TT-BTNMT, nguồn gốc sử dụng đất được ghi tại trang 2 Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất như sau:

TT

Nguồn gốc

Cách ghi trong Giấy chứng nhận

1

Trường hợp được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất

Ghi "Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất"

2

Được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất (kể cả trường hợp giao đất thông qua đấu giá quyền sử dụng đất; mua căn hộ chung cư và trường hợp được Ban quản lý khu công nghệ cao, khu kinh tế giao lại đất và trường hợp được miễn, giảm nghĩa vụ tài chính)

Ghi "Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất"

3

Trường hợp được Nhà nước cho thuê đất trả tiền một lần cho cả thời gian thuê (kể cả trường hợp thuê đất thông qua đấu giá quyền sử dụng đất, trường hợp được Ban quản lý khu công nghệ cao, khu kinh tế cho thuê đất và trường hợp công nhận quyền sử dụng đất theo hình thức thuê đất trả tiền thuê một lần và trường hợp được miễn, giảm nghĩa vụ tài chính)

Ghi "Nhà nước cho thuê đất trả tiền một lần"

4

Được Nhà nước cho thuê đất trả tiền hàng năm (kể cả trường hợp thuê đất thông qua đấu giá quyền sử dụng đất, trường hợp được Ban quản lý khu công nghệ cao, khu kinh tế cho thuê đất và trường hợp công nhận quyền sử dụng đất theo hình thức thuê đất trả tiền thuê hàng năm và trường hợp được miễn, giảm nghĩa vụ tài chính)

Ghi "Nhà nước cho thuê đất trả tiền hàng năm"

5

Trường hợp được Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất mà phải nộp tiền sử dụng đất, kể cả hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất vào mục đích phi nông nghiệp thuộc chế độ giao đất có thu tiền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai nhưng không phải nộp tiền hoặc được miễn, giảm nghĩa vụ tài chính

Ghi "Công nhận QSDĐ như giao đất có thu tiền sử dụng đất"

6

Được Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất thuộc chế độ giao đất không thu tiền

Ghi "Công nhận QSDĐ như giao đất không thu tiền sử dụng đất"

7

Trường hợp cấp Giấy chứng nhận do tách thửa, hợp thửa hoặc cấp lại, cấp đổi Giấy chứng nhận mà không thay đổi mục đích sử dụng đất.

Ghi nguồn gốc sử dụng đất như trên Giấy chứng nhận đã cấp lần đầu

8

Trường hợp chuyển quyền sử dụng đất mà phải cấp Giấy chứng nhận cho bên nhận chuyển quyền thì ghi lần lượt hình thức nhận chuyển quyền (như nhận chuyển đổi; nhận chuyển nhượng; nhận thừa kế; được tặng cho; nhận góp vốn; trúng đấu giá; xử lý nợ thế chấp; giải quyết tranh chấp; do giải quyết khiếu nại, tố cáo; thực hiện quyết định (hoặc bản án) của Tòa án; thực hiện quyết định thi hành án;…)

Ghi nguồn gốc sử dụng đất như trên Giấy chứng nhận đã cấp lần đầu.

Ví dụ: “Nhận chuyển nhượng đất được Nhà nước giao có thu tiền sử dụng đất”

Lưu ý:

- Trường hợp nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất để sử dụng vào mục đích khác mà phải làm thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất thì ghi nguồn gốc sử dụng đất theo hình thức quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 8 Điều 6 Thông tư 23/2014/TT-BTNMT (ghi như quy định tại thứ tự 1, 2, 3, 4) phù hợp với hình thức thực hiện nghĩa vụ tài chính với Nhà nước sau khi được chuyển mục đích sử dụng đất.

- Trường hợp công nhận quyền sử dụng đất đối với đất có nguồn gốc nhận chuyển quyền sử dụng đất hợp pháp của người khác mà đất này thuộc chế độ giao đất có thu tiền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai thì ghi “Công nhận QSDĐ như giao đất có thu tiền sử dụng đất”.

Ví dụ: Tổ chức A đã nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở của hộ gia đình, cá nhân trước năm 2005, hộ gia đình, cá nhân chưa được cấp Giấy chứng nhận, nay sử dụng vào mục đích sản xuất, kinh doanh, khi công nhận quyền sử dụng đất sẽ ghi trên Giấy chứng nhận là “Công nhận QSDĐ như giao đất có thu tiền sử dụng đất.

9

Khi chuyển mục đích sử dụng đất mà phải cấp Giấy chứng nhận

Ghi như quy định đối với trường hợp Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất (nếu người sử dụng đất nộp tiền sử dụng đất cho việc chuyển mục đích); ghi theo quy định đối với trường hợp Nhà nước cho thuê đất (nếu người sử dụng đất chuyển sang thuê đất hoặc tiếp tục thuê đất như trước khi chuyển mục đích); ghi như trước khi chuyển mục đích sử dụng đất đối với trường hợp được Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất mà không phải nộp tiền chuyển mục đích và không phải chuyển sang thuê đất

10

Trường hợp thuê đất, thuê lại đất của doanh nghiệp đầu tư hạ tầng trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và khu kinh tế theo hình thức trả tiền một lần

Ghi "Thuê đất trả tiền một lần của doanh nghiệp đầu tư hạ tầng khu công nghiệp (hoặc cụm công nghiệp, khu chế xuất,…)"

Trường hợp thuê đất, thuê lại đất của doanh nghiệp đầu tư hạ tầng trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và khu kinh tế theo hình thức trả tiền hàng năm

Ghi "Thuê đất trả tiền hàng năm của doanh nghiệp đầu tư hạ tầng khu công nghiệp (hoặc cụm công nghiệp, khu chế xuất,..

Lưu ý:

- Thửa đất gồm nhiều phần diện tích có nguồn gốc sử dụng đất khác nhau thì lần lượt ghi từng loại nguồn gốc và diện tích có nguồn gốc đó kèm theo;

- Trường hợp được miễn, giảm nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật thì ghi miễn, giảm vào Giấy chứng nhận theo quy định.


nguồn gốc sử dụng đấtNguồn gốc sử dụng đất được ghi rõ tại trang 2 Sổ đỏ (Ảnh minh họa)

Nguồn gốc sử dụng đất có ý nghĩa gì?

Thứ nhất, giúp Nhà nước và người dân biết rõ được quyền sử dụng đất mà người sử dụng đất đang sử dụng được hình thành từ đâu.

Ví dụ:

- Giấy chứng nhận ghi nguồn gốc là "Công nhận QSDĐ như giao đất có thu tiền sử dụng đất" sẽ biết được nguồn gốc của thửa đất là Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất mà phải nộp tiền sử dụng đất (Nhà nước cấp Giấy chứng nhận đối với đất không có nguồn gốc do Nhà nước giao, cho thuê).

- Giấy chứng nhận ghi nguồn gốc sử dụng là “Nhận chuyển nhượng đất được Nhà nước giao có thu tiền sử dụng đất” thì giúp Nhà nước và người dân biết được thửa đất này là do nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất.

Thứ hai, giúp người sử dụng đất biết được một số quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

Ví dụ: Nguồn gốc trong Giấy chứng nhận ghi là "Nhà nước cho thuê đất trả tiền hàng năm" thì người sử dụng đất chỉ có quyền sử dụng nhưng không được quyền chuyển nhượng, không được bồi thường về đất khi nhà nước thu hồi đất mà chỉ được bồi thường về tài sản hợp pháp gắn liền với đất và chi phí đầu tư còn lại vào đất (nếu có).

Đất có nguồn gốc “"Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất", "Công nhận QSDĐ như giao đất có thu tiền sử dụng đất",… thì người sử dụng đất có quyền sử dụng, được chuyển nhượng, chuyển đổi, thừa kế, tặng cho, góp vốn, thế chấp,… và được bồi thường vế đất khi Nhà nước thu hồi đất.

Trên đây là quy định về nguồn gốc sử dụng đất tại trang 2 Giấy chứng nhận. Nếu bạn đọc có vướng mắc vui lòng liên hệ 1900.6192 để được hỗ trợ nhanh nhất.

>> Sổ đỏ, Sổ hồng là gì? 9 điều cần biết về Sổ đỏ, Sổ hồng

>> Mục đích sử dụng đất là gì? Cách ghi mục đích sử dụng đất trên Sổ đỏ

Đánh giá bài viết:
(11 đánh giá)
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Điểm mới của Nghị định 175 về quản lý hoạt động xây dựng so với Nghị định 15

Điểm mới của Nghị định 175 về quản lý hoạt động xây dựng so với Nghị định 15

Điểm mới của Nghị định 175 về quản lý hoạt động xây dựng so với Nghị định 15

Nghị định 175 đã tập trung sửa đổi những quy định mâu thuẫn, chồng chéo, cản trở phát triển kinh tế, bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật. Dưới đây là điểm mới của Nghị định 175 về quản lý hoạt động xây dựng so với Nghị định 15.

9 trường hợp bắt buộc phải đổi sang mẫu Sổ đỏ mới từ 01/01/2025

9 trường hợp bắt buộc phải đổi sang mẫu Sổ đỏ mới từ 01/01/2025

9 trường hợp bắt buộc phải đổi sang mẫu Sổ đỏ mới từ 01/01/2025

Từ 01/01/2025, mẫu Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất mới chính thức bắt đầu được áp dụng. Cùng LuatVietnam cập nhật 09 trường hợp bắt buộc phải đổi sang mẫu Sổ đỏ mới từ 01/01/2025 trong bài viết dưới đây.

Cách đọc thửa đất trên bản đồ địa chính từ 15/01/2025

Cách đọc thửa đất trên bản đồ địa chính từ 15/01/2025

Cách đọc thửa đất trên bản đồ địa chính từ 15/01/2025

Vừa qua, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành Thông tư 26/2024/TT-BTNMT quy định về kỹ thuật đo đạc lập bản đồ địa chính bắt đầu có hiệu lực từ 15/01/2025, thay thế cho Thông tư 25/2014/TT-BTNMT cũ. Vậy cách đọc thửa đất trên bản đồ địa chính từ 15/01/2025 theo Thông tư 26 như thế nào? Cùng tìm hiểu.

Sang tên Sổ đỏ hộ gia đình 2025: Hồ sơ, thủ tục và tiền phải nộp

Sang tên Sổ đỏ hộ gia đình 2025: Hồ sơ, thủ tục và tiền phải nộp

Sang tên Sổ đỏ hộ gia đình 2025: Hồ sơ, thủ tục và tiền phải nộp

Khi sang tên đất hộ gia đình thường gặp một số vướng mắc, thậm chí là tranh chấp giữa các thành viên nếu có người phản đối việc chuyển nhượng. Nếu người dân nắm rõ quy định dưới đây sẽ biết cách bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

Hồ sơ địa chính là gì? Giá trị pháp lý của hồ sơ địa chính

Hồ sơ địa chính là gì? Giá trị pháp lý của hồ sơ địa chính

Hồ sơ địa chính là gì? Giá trị pháp lý của hồ sơ địa chính

Hồ sơ địa chính chứa đựng nhiều thông tin quan trọng về thửa đất, nó không chỉ phục vụ yêu cầu quản lý mà còn cung cấp thông tin cho người có liên quan. Mặc dù quan trọng như vậy nhưng không phải ai cũng biết hồ sơ địa chính là gì và giá trị pháp lý của nó.