Người dân muốn bồi thường bằng đất ở có được không?

Nhiều hộ gia đình, cá nhân khi thu hồi đất đều có mong muốn được bồi thường bằng đất ở, vì bản chất là được “đổi ngang” nên không phải chịu nhiều thiệt thòi so với phương án bồi thường bằng tiền. Vậy, khi thu hồi người dân muốn bồi thường bằng đất ở có được không?


Dân muốn bồi thường bằng đất ở có được không?

Mới nhất, tại khoản 2 Điều 91 Luật Đất đai 2024 có quy định nguyên tắc chung của việc bồi thường về đất được thực hiện như sau:

- Bồi thường bằng cách giao đất có cùng mục đích sử dụng (tức là nếu thu hồi đất ở thì được bồi thường bằng đất ở).

- Trường hợp địa phương không có đất để bồi thường: Bồi thường bằng tiền theo giá đất cụ thể.

- Trường hợp người có đất thu hồi được bồi thường bằng đất ở hoặc bằng nhà ở có nguyện vọng được bồi thường bằng tiền: Bồi thường bằng tiền theo nguyện vọng đã đăng ký.

- Trường hợp có nhu cầu sử dụng đất khác mục đích và địa phương có điều kiện về quỹ đất: Được xem xét bồi thường bằng đất khác mục đích sử dụng với loại đất thu hồi hoặc bồi thường bằng nhà ở.

Bên cạnh đó, khoản 2 Điều 11 Nghị định 88/2024/NĐ-CP có quy định khi Nhà nước thu hồi đất ở mà bị thu hồi hết đất ở hoặc phần diện tích đất ở còn lại sau thu hồi không đủ điều kiện để ở mà:

Trường hợp 1: Hộ gia đình, cá nhân không còn đất ở, nhà ở nào khác trong địa bàn nơi có đất bị thu hồi: Được bồi thường bằng đất ở hoặc nhà ở tái định cư.

Trường hợp 2: Hộ gia đình, cá nhân còn đất ở, nhà ở khác trên địa bàn nơi có đất thu hồi: Được bồi thường bằng tiền/đất ở, nhà ở hoặc bằng đất khác nếu địa phương có điều kiện về quỹ đất, quỹ nhà ở.

Như vậy, đối với câu hỏi “người dân muốn bồi thường bằng đất ở có được không” thì không thể khẳng định luôn và ngay là “có” hay “không”. Ngay cả khi thuộc trường hợp 1 cũng cần phải xem xét theo một số quy định sau:

- Khi thu hồi hết đất ở hoặc diện tích đất ở còn lại không đủ điều kiện để ở: Nhà nước sẽ ưu tiên phương án bồi thường bằng đất ở trong trường hợp hộ gia đình, cá nhân đó không còn đất ở, nhà ở nào khác trong phạm vi địa bàn nơi có đất ở thu hồi.

- Nhưng để được bồi thường bằng đất ở thì cần phải có quỹ đất dùng để bồi thường tại địa phương khi Nhà nước thu hồi đất.

- Đối với địa phương không có quỹ đất để bồi thường thì phương án bồi thường có thể là nhà ở tái định cư (trường hợp này xảy ra chủ yếu ở khu vực đô thị - nơi không có mặt bằng diện tích đất bồi thường cho người dân bị thu hồi đất).

Tóm lại, về nguyên tắc thì thu hồi đất ở sẽ được bồi thường bằng đất ở, tuy nhiên việc này còn phụ thuộc vào quỹ đất tại địa phương và nhu cầu được bồi thường bằng đất hay bằng tiền của người bị thu hồi đất.

Lưu ý: Khi tổ chức làm nhiệm vụ giải phóng mặt bằng họp lấy ý kiến về phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư thì hộ gia đình, cá nhân có quyền nêu ý kiến, mong muốn của mình về việc bồi thường bằng đất ở, nhà ở hay bằng tiền để cơ quan có thẩm quyền xem xét.

muon boi thuong bang dat o co duoc khong

Điều kiện được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất

* Điều kiện được bồi thường về đất

Căn cứ Điều 95 Luật Đất đai 2024, hộ gia đình, cá nhân được bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng khi có đủ điều kiện sau:

(1) Đáp ứng yêu cầu về chủ thể sử dụng đất:

- Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất không phải là đất thuê trả tiền thuê hàng năm;

- Người Việt Nam định cư ở nước ngoài;

- Tổ chức tôn giáo được Nhà nước cho phép hoạt động, sử dụng đất không phải do Nhà nước giao, cho thuê, hoặc nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho sau 01/07/2004;

- Cộng đồng dân cư đang sử dụng đất có công trình tín ngưỡng (chùa, đình, đền, miếu, nhà thờ họ...); đất nông nghiệp không có tranh chấp, được UBND cấp xã xác nhận sử dụng chung cho cộng đồng;

- Người Việt Nam định cư ở nước ngoài được Nhà nước giao hoặc cho thuê đất trả tiền một lần hoặc nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu kinh tế;

- Tổ chức được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất trả tiền thuê đất một lần; hoặc nhận thừa kế, chuyển nhượng, góp vốn bằng quyền sử dụng đất;

- Tổ chức kinh tế, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được giao đất hoặc cho thuê đất trả tiền một lần để thực hiện dự án nhà ở.

- Tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao thuê đất trả tiền thuê đất một lần;

(2) Đáp ứng yêu cầu về một trong những giấy tờ sau:

- Có Sổ đỏ/Sổ hồng…

- Có một trong các giấy tờ về quyền sử dụng đất làm căn cứ cấp Giấy chứng nhận;

- Có quyết định giao/cho thuê đất/cho phép chuyển mục đích sử dụng đất;

- Nhận chuyển quyền từ người có quyền sử dụng đất hợp pháp nhưng chưa hoàn tất thủ tục đăng ký;

- Sử dụng đất theo thỏa thuận trong hợp đồng thế chấp hoặc văn bản công nhận kết quả đấu giá mà người đấu giá đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính.

Lưu ý: Các trường hợp khác được bồi thường về đất và điều kiện được bồi thường về đất quy định tại Điều 5 Nghị định 88/2024/NĐ-CP.

* Điều kiện được bồi thường về tài sản gắn liền với đất

Tại khoản 3 Điều 91 Luật Đất đai 2024 có quy định như sau:

3. Chủ sở hữu tài sản theo quy định của pháp luật dân sự mà bị thiệt hại về tài sản thì được bồi thường thiệt hại; chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh phải ngừng sản xuất, kinh doanh do Nhà nước thu hồi đất thì được xem xét hỗ trợ.

Theo đó, chủ sở hữu tài sản được bồi thường thiệt hại về tài sản gắn liền với đất khi Nhà nước thu hồi đất nếu có đủ điều kiện sau:

(1) Tài sản được tạo lập hợp pháp;

(2) Khi Nhà nước thu hồi đất thì tài sản gắn liền với đất bị thiệt hại.

Trên đây là quy định trả lời cho câu hỏi: Người dân muốn bồi thường bằng đất ở có được không?

Thu hồi giải phóng mặt bằng là vấn đề khá phức tạp, không chỉ phức tạp trên thực tế mà phức tạp và khó hiểu ngay cả trong quy định của pháp luật đất đai. Do vậy, khi tìm hiểu vấn đề này cần phải đọc kỹ và hiểu đúng quy định, trường hợp chưa hiểu bạn đọc nên gọi đến tổng đài 19006192 hoặc hỏi những người am hiểu quy định để được tư vấn.

>> Cách tính tiền bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất

Đánh giá bài viết:
(1 đánh giá)
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Điểm mới của Nghị định 175 về quản lý hoạt động xây dựng so với Nghị định 15

Điểm mới của Nghị định 175 về quản lý hoạt động xây dựng so với Nghị định 15

Điểm mới của Nghị định 175 về quản lý hoạt động xây dựng so với Nghị định 15

Nghị định 175 đã tập trung sửa đổi những quy định mâu thuẫn, chồng chéo, cản trở phát triển kinh tế, bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật. Dưới đây là điểm mới của Nghị định 175 về quản lý hoạt động xây dựng so với Nghị định 15.

9 trường hợp bắt buộc phải đổi sang mẫu Sổ đỏ mới từ 01/01/2025

9 trường hợp bắt buộc phải đổi sang mẫu Sổ đỏ mới từ 01/01/2025

9 trường hợp bắt buộc phải đổi sang mẫu Sổ đỏ mới từ 01/01/2025

Từ 01/01/2025, mẫu Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất mới chính thức bắt đầu được áp dụng. Cùng LuatVietnam cập nhật 09 trường hợp bắt buộc phải đổi sang mẫu Sổ đỏ mới từ 01/01/2025 trong bài viết dưới đây.

Cách đọc thửa đất trên bản đồ địa chính từ 15/01/2025

Cách đọc thửa đất trên bản đồ địa chính từ 15/01/2025

Cách đọc thửa đất trên bản đồ địa chính từ 15/01/2025

Vừa qua, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành Thông tư 26/2024/TT-BTNMT quy định về kỹ thuật đo đạc lập bản đồ địa chính bắt đầu có hiệu lực từ 15/01/2025, thay thế cho Thông tư 25/2014/TT-BTNMT cũ. Vậy cách đọc thửa đất trên bản đồ địa chính từ 15/01/2025 theo Thông tư 26 như thế nào? Cùng tìm hiểu.

5 điều người dân sử dụng đất chưa có Sổ đỏ cần biết để tránh bị thiệt thòi

5 điều người dân sử dụng đất chưa có Sổ đỏ cần biết để tránh bị thiệt thòi

5 điều người dân sử dụng đất chưa có Sổ đỏ cần biết để tránh bị thiệt thòi

Việc sử dụng đất chưa có Sổ đỏ mang lại nhiều thiệt thòi về quyền lợi cho người sử dụng đất. Tuy nhiên, người dân vẫn cần lưu ý 5 điều sau đây khi sử dụng đất chưa có Sổ được LuatVietnam cập nhật ngay trong bài viết dưới đây.