2 việc cần làm khi mua phải đất quy hoạch, có tranh chấp

Tình trạng mua đất thuộc quy hoạch, đất có tranh chấp không phải là chuyện hiếm. Tuy nhiên, khi người dân biết được những việc cần làm khi mua phải đất quy hoạch, đất có tranh chấp dưới đây có thể bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của mình.


1. Kiểm tra nội dung hợp đồng chuyển nhượng

Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất gồm những điều khoản về thông tin thửa đất, thỏa thuận về giá chuyển nhượng, quyền và nghĩa vụ của các bên, cam kết của các bên,… Do vậy, nếu phát hiện vị trí thửa đất thuộc quy hoạch, có tranh chấp thì bên nhận chuyển nhượng cần kiểm tra trong hợp đồng có nội dung cam kết về việc đất không thuộc quy hoạch, không có tranh chấp hay không.

Trường hợp 1: Nếu có cam kết đất không thuộc quy hoạch, tranh chấp thì bên nhận chuyển nhượng có quyền yêu cầu bên chuyển nhượng trả lại tiền; nếu bên chuyển nhượng không thực hiện thì có quyền khởi kiện để thực hiện theo đúng hợp đồng.

Trường hợp 2: Nếu không có cam kết đất không thuộc quy hoạch thì bên nhận chuyển nhượng phải chấp nhận vì nội dung do các bên thỏa thuận, trừ trường hợp chứng minh bị lừa dối.

Ngoài ra, trường hợp đất có tranh chấp thì bên nhận chuyển nhượng có quyền yêu cầu bên chuyển nhượng trả lại tiền vì người sử dụng đất có tranh chấp không có quyền chuyển nhượng quyền sử dụng đất của mình cho người khác (theo khoản 1 Điều 188 Luật Đất đai 2013).

Lưu ý: Mặc dù không phổ biến nhưng các bên thỏa thuận về điều khoản phạt vi phạm thì có quyền yêu cầu bên vi phạm thực hiện theo đúng điều khoản đã thỏa thuận.

Xem thêm: Quy định về đặt cọc khi mua đất

mua phải đất quy hoạchVIệc cần làm khi mua phải đất quy hoạch, đất có tranh chấp (Ảnh minh họa)

2. Phải xem và nắm rõ quyền khi có đất thuộc quy hoạch

Dù không thể lấy lại tiền nhưng việc biết được quyền của người sử dụng đất nếu có đất thuộc quy hoạch sẽ giúp người mua yên tâm hơn khi không bị mất trắng và thực hiện đúng quyền, nghĩa vụ của mình.

* Được đề nghị cấp giấy phép xây dựng có thời hạn

Căn cứ khoản 33 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi 2020, sau 03 năm kể từ ngày công bố kế hoạch sử dụng đất hàng năm nhưng chưa có quyết định thu hồi (thường gọi là quy hoạch treo) thì người sử dụng đất được quyền đề nghị cấp giấy phép xây dựng có thời hạn.

* Có thể được chuyển nhượng, tặng cho

Trường hợp 1: Chưa có kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện

Khoản 1 Điều 6 Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của 37 Luật liên quan đến quy hoạch 2018 quy định:

“Trường hợp quy hoạch sử dụng đất đã được công bố mà chưa có kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện thì người sử dụng đất được tiếp tục sử dụng và được thực hiện các quyền của người sử dụng đất theo quy định của pháp luật.”.

Như vậy, nếu công bố quy hoạch nhưng chưa có kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện thì người sử dụng đất vẫn được chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp,… nếu có đủ điều kiện.

Trường hợp 2: Có kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện

Khoản 1 Điều 6 Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của 37 Luật liên quan đến quy hoạch 2018 quy định:

“… Trường hợp đã có kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện thì người sử dụng đất trong khu vực phải chuyển mục đích sử dụng đất và thu hồi đất theo kế hoạch được tiếp tục thực hiện các quyền của người sử dụng đất nhưng không được xây dựng mới nhà ở, công trình, trồng cây lâu năm; nếu người sử dụng đất có nhu cầu cải tạo, sửa chữa nhà ở, công trình hiện có thì phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép theo quy định của pháp luật.”.

Theo đó, khi có kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện thì người sử dụng đất trong khu vực phải chuyển mục đích sử dụng đất và thu hồi đất theo kế hoạch được tiếp tục thực hiện các quyền của người sử dụng đất nhưng không được xây dựng mới nhà ở, công trình, trồng cây lâu năm (bị hạn chế quyền).

Nếu người sử dụng đất có nhu cầu cải tạo, sửa chữa nhà ở, công trình hiện có thì phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.

Lưu ý: Diện tích đất ghi trong kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện đã được công bố phải thu hồi để thực hiện dự án hoặc phải chuyển mục đích sử dụng đất mà sau 03 năm chưa có quyết định thu hồi đất hoặc chưa được phép chuyển mục đích sử dụng đất thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt kế hoạch sử dụng đất phải điều chỉnh, hủy bỏ và phải công bố việc điều chỉnh, hủy bỏ việc thu hồi hoặc chuyển mục đích đối với phần diện tích đất ghi trong kế hoạch sử dụng đất.

Trường hợp cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt kế hoạch sử dụng đất không điều chỉnh, hủy bỏ hoặc có điều chỉnh, hủy bỏ nhưng không công bố việc điều chỉnh, hủy bỏ thì người sử dụng đất không bị hạn chế về quyền (được xây dựng mới nhà ở, công trình, trồng cây lâu năm).

* Được bồi thường về đất, tài sản gắn liền với đất

Căn cứ Điều 75 Luật Đất đai 2013, khi thuộc quy hoạch mà phải thu hồi thì sẽ được bồi thường về đất nếu đủ các điều kiện sau:

- Không phải là đất thuê trả tiền thuê đất hàng năm.

- Có Giấy chứng nhận (Sổ đỏ, Sổ hồng) hoặc có đủ điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận mà chưa được cấp, trừ duy nhất trường hợp không có Giấy chứng nhận vẫn được bồi thường.

Tóm lại, khi đất thuộc quy hoạch mà có kế hoạch sử dụng đất hàng năm thì người sử dụng đất bị hạn chế rất nhiều quyền và hầu hết sẽ bị thu hồi đất, trừ trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất theo kế hoạch sử dụng đất hàng năm. Khi thu hồi thì tiền bồi thường thấp hơn nhiều so với số tiền bỏ ra để có được thửa đất đó.

Trên đây là những việc cần làm khi mua phải đất quy hoạch, đất có tranh chấp. Nếu bạn đọc có vướng mắc vui lòng liên hệ 1900.6192 để được hỗ trợ nhanh nhất.

>> Sang tên Sổ đỏ: Hồ sơ, thủ tục và phí phải nộp

>> Thủ tục giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán nhà đất

>> Bồi thường khi thu hồi đấ: Không bị thiệt nếu biết 10 điều này

Đánh giá bài viết:
(2 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Hồ sơ địa chính là gì? Giá trị pháp lý của hồ sơ địa chính

Hồ sơ địa chính là gì? Giá trị pháp lý của hồ sơ địa chính

Hồ sơ địa chính là gì? Giá trị pháp lý của hồ sơ địa chính

Hồ sơ địa chính chứa đựng nhiều thông tin quan trọng về thửa đất, nó không chỉ phục vụ yêu cầu quản lý mà còn cung cấp thông tin cho người có liên quan. Mặc dù quan trọng như vậy nhưng không phải ai cũng biết hồ sơ địa chính là gì và giá trị pháp lý của nó.