Mua chung đất: Sổ đỏ đứng tên ai? Ai sẽ giữ Sổ đỏ?

Việc mua chung đất hiện nay xảy ra khá phổ biến giữa những người quen biết và tin tưởng nhau. Mặc dù có sự tin tưởng lẫn nhau nhưng khi góp tiền mua chung đất người dân vẫn phải biết rõ các quy định pháp luật.

Giải thích: Mua bán đất là cách gọi dùng để chỉ việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất.

Để nắm rõ thông tin pháp lý khi góp tiền mua chung đất, đồng thời tránh những rủi ro pháp lý thì pháp luật đã quy định rõ về vấn đề này và được giải đáp một cách đầy đủ thông qua bài viết dưới đây.

1. Mua chung đất Sổ đỏ đứng tên ai?

Theo Điều 135 Luật Đất đai số 31/2024/QH15 quy định, thửa đất có nhiều người chung quyền sử dụng đất, nhiều người sở hữu chung nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất thì Giấy chứng nhận (Sổ đỏ, Sổ hồng) phải ghi đầy đủ tên của những người đó.

Ngoài ra, nếu các chủ sử dụng đất, chủ sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất có yêu cầu thì cấp chung 01 Giấy chứng nhận và trao cho người đại diện (vẫn ghi thông tin tên của những người có chung quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất).

2. Ai sẽ giữ Sổ đỏ khi mua chung đất?

Căn cứ khoản 2 Điều 135 Luật Đất đai 2024, khi những người góp tiền nhận chuyển nhượng chung thửa đất không có yêu cầu cho một người đại diện giữ Giấy chứng nhận thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ cấp cho mỗi người 01 Giấy chứng nhận.

Trường hợp những người góp tiền nhận chuyển nhượng chung thửa đất có thỏa thuận bằng văn bản cấp 01 Giấy chứng nhận cho người đại diện thì Giấy chứng nhận sẽ được cấp cho người đại diện đó.

Như vậy, thửa đất có nhiều người chung quyền sử dụng đất thì cấp cho mỗi người 01 sổ đỏ.

Lưu ý: Yêu cầu cấp Giấy chứng nhận cho người đại diện phải được thể hiện bằng văn bản có công chứng hoặc chứng thực theo quy định pháp luật.

Mua chung đất

3. Mua chung đất Sổ đỏ sẽ ghi thế nào?

Theo khoản 5 Điều 32 Thông tư 10/2024/TT-BTNMT, căn cứ vào việc những người góp tiền cùng nhận chuyển nhượng có hay không có thỏa thuận về việc ghi và cấp Giấy chứng nhận cho người đại diện mà cách thể hiện trên Giấy chứng nhận cũng được chia thành 02 trường hợp khác nhau, cụ thể:

Trường hợp 1: Không có thỏa thuận cấp Giấy chứng nhận cho người đại diện

Tại trang 1 của Giấy chứng nhận ghi đầy đủ thông tin về người được cấp Giấy chứng nhận (ghi “Ông” hoặc “Bà” rồi ghi họ tên, tên và số giấy tờ nhân thân).

Với cá nhân là người nước ngoài hoặc gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài thì ghi “Ông” hoặc “Bà” rồi ghi họ và tên, quốc tịch, tên và số giấy tờ nhân thân.

Tiếp theo ghi “Cùng sử dụng đất, cùng sở hữu tài sản gắn liền với đất (hoặc Cùng sử dụng đất hoặc Cùng sở hữu tài sản) với người khác” (ghi lần lượt tên của những người còn lại có chung quyền sử dụng đất, chung quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất)”

Mã QR trên Giấy chứng nhận thể hiện đầy đủ thông tin của những người có chung quyền sử dụng, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất.

Trường hợp 2: Có thỏa thuận cấp Giấy chứng nhận cho người đại diện

Trường hợp những người có chung quyền sử dụng đất, chung quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất có thỏa thuận bằng văn bản cấp Giấy chứng nhận cho người đại diện thì được ghi như sau:

Tại trang 1 của Giấy chứng nhận ghi đầy đủ thông tin về người được cấp Giấy chứng nhận (ghi “Ông” hoặc “Bà” rồi ghi họ tên, tên và số giấy tờ nhân thân)

Với cá nhân là người nước ngoài hoặc gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài thì ghi “Ông” hoặc “Bà” rồi ghi họ và tên, quốc tịch, tên và số giấy tờ nhân thân.

Dòng tiếp theo ghi “Là đại diện cho những người cùng sử dụng đất” hoặc “là đại diện cho những người cùng sở hữu tài sản gắn liền với đất” hoặc “là đại diện cho những người cùng sử dụng đất và cùng sở hữu tài sản gắn liền với đất".

Với mẫu Giấy chứng nhận mới, mã QR tích hợp và thể hiện đầy đủ thông tin của những người có chung quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất.

* Lưu ý: Trường hợp không đủ chỗ để ghi thông tin của những người chung quyền sử dụng đất tại trang 1 thì Giấy chứng nhận chỉ ghi thông tin một hoặc một số thành viên có chung quyền sử dụng đất.

Thông tin của những người còn lại sẽ được tích hợp vào mã QR trên Giấy chứng nhận và được ghi trên Giấy chứng nhận như sau: “và các thành viên khác có chung quyền sử dụng đất của hộ được thể hiện tại mã QR”.

4. Mua chung có được phép tách thửa không?

Trường hợp nhiều người cùng góp tiền mua chung thửa đất về bản chất là “sở hữu chung theo phần” nên sẽ xác định được diện tích của các bên theo số tiền mà các bên đã góp hoặc theo sự thỏa thuận của các bên.

Nhiều người mua chung thửa đất nhưng khi có nhu cầu tách thửa thì được phép tách thửa nếu đáp ứng đủ điều kiện.

Căn cứ khoản 1, 2 Điều 220 Luật đất đai 2024 và quyết định quy định về diện tích tối thiểu được phép tách thửa của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, nếu thửa đất đáp ứng đủ điều kiện về diện tích tối thiểu được phép tách thửa thì được tách thửa.

5. Cách xử lý khi muốn bán nhưng người còn lại không đồng ý

Về nguyên tắc khi chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất chung thì phải được sự đồng ý bằng văn bản có công chứng hoặc chứng thực của tất cả những người có chung quyền sử dụng đất.

Tuy nhiên, trên thực tế khi muốn chuyển nhượng nhưng một hoặc một số người không đồng ý thì phải tách thửa để chuyển nhượng phần đất của mình. Nội dung này được quy định rõ tại điểm b khoản 2 Điều 27 Luật Đất đai 2024 như sau:

b) Trường hợp nhóm người sử dụng đất mà quyền sử dụng đất phân chia được theo phần cho từng thành viên trong nhóm, nếu từng thành viên của nhóm muốn thực hiện quyền đối với phần quyền sử dụng đất của mình thì phải thực hiện đăng ký biến động hoặc tách thửa theo quy định, làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất và được thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất theo quy định của Luật này.

Như vậy, trong trường hợp này phải có đủ điều kiện tách thửa thì mới chuyển nhượng được phần đất của mình.

Trên đây là những quy định khi mua chung đất mà người dân cần nắm rõ. Nếu bạn đọc cần giải đáp hãy gọi tới tổng đài 1900.6192.

>> Sang tên Sổ đỏ: Điều kiện, thủ tục và phí phải nộp

Đánh giá bài viết:
(9 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Xây nhà trổ cửa sổ nhìn thẳng vào nhà người khác, được không?

Xây nhà trổ cửa sổ nhìn thẳng vào nhà người khác, được không?

Xây nhà trổ cửa sổ nhìn thẳng vào nhà người khác, được không?

Nhiều người cho rằng đã là đất của mình thì mình xây thế nào, làm gì trên đất đó cũng được, miễn không xâm phạm phần đất của hàng xóm. Tuy nhiên, chủ sở hữu phải tuân thủ các quy tắc liên quan đến xây dựng công trình nhà ở, đặc biệt là vấn đề trổ cửa sổ.

Bị di dời mồ mả, được bồi thường thế nào?

Bị di dời mồ mả, được bồi thường thế nào?

Bị di dời mồ mả, được bồi thường thế nào?

Việc di chuyển mồ, mả, công trình thờ tự trên đất thường ít xảy ra do liên quan nhiều đến yếu tố tín ngưỡng, tâm linh. Vậy trường hợp buộc phải phải di dời mồ mả do Nhà nước thu hồi đất, các hộ gia đình có được đền bù? Bị di dời mồ mả được bồi thường thế nào? Cùng tìm hiểu.