Các bất động sản không hình thành từ một thửa đất
* Quyền về lối đi qua theo Luật
Khoản 1 Điều 254 Bộ luật Dân sự 2015 quy định quyền về lối đi qua như sau:
“1. Chủ sở hữu có bất động sản bị vây bọc bởi các bất động sản của các chủ sở hữu khác mà không có hoặc không đủ lối đi ra đường công cộng, có quyền yêu cầu chủ sở hữu bất động sản vây bọc dành cho mình một lối đi hợp lý trên phần đất của họ.
Lối đi được mở trên bất động sản liền kề nào mà được coi là thuận tiện và hợp lý nhất, có tính đến đặc điểm cụ thể của địa điểm, lợi ích của bất động sản bị vây bọc và thiệt hại gây ra là ít nhất cho bất động sản có mở lối đi.”.
Như vậy, quyền về lối đi qua là một quyền đặc biệt quan trọng, bởi lẽ một thửa đất luôn phải đi kèm với ít nhất một chủ sử dụng và người sử dụng này luôn có nhu cầu ra vào bất động sản của mình.
Theo đó, ngay cả khi người phía trước đã xây nhà, tường bao,… thì người có bất động sản bị vây bọc vẫn có quyền yêu cầu mở lối đi qua để ra đường công cộng.
* Hướng giải quyết khi người phía ngoài đã xây nhà
Theo quy định trên hướng giải quyết khi người phía ngoài xây nhà như sau:
- Dù có xây dựng hay không có xây dựng thì các bên phải thỏa thuận với nhau về mở lối đi qua để người ở phía trong có lối đi hợp lý trên bất động sản bên ngoài để ra đường công cộng.
- Trường hợp đã xây nhà mà bịt kín lối đi ra thì vẫn phải bảo đảm việc đi lại của người có bất động sản ở phía trong dù thực tế không dễ giải quyết (nhưng đây là quyền bất di bất dịch và quy định trong Luật).
Tại một số thành phố lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh đôi khi vẫn xảy ra trường hợp này và cách giải quyết thông thường là sẽ đi “tạm” qua tầng 1 hoặc có phương án mở lối đi qua theo đúng quy định.
- Nếu chủ bất động sản phía ngoài không mở lối đi qua thì có quyền khởi kiện để mở lối đi (thực tế khi khởi kiện người có bất động sản bị vây bọc luôn thắng kiện với yêu cầu mở lối đi qua nếu bị vây bọc).
* Thỏa thuận về vị trí, kích thước lối đi và vấn đề đền bù
- Chủ sở hữu bất động sản hưởng quyền về lối đi qua phải đền bù cho chủ sở hữu bất động sản chịu hưởng quyền, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
- Vị trí, giới hạn chiều dài, chiều rộng, chiều cao của lối đi do các bên thỏa thuận, bảo đảm thuận tiện cho việc đi lại và ít gây phiền hà cho các bên; nếu có tranh chấp về lối đi thì có quyền yêu cầu Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác xác định.
Các bất động sản hình thành từ một thửa đất
Một thửa đất rộng chia thành nhiều thửa nhỏ khác nhau thì khi chia thành nhiều thửa phải dành lối đi cho người ở phía trong.
Nội dung này được quy định rõ tại khoản 3 Điều 254 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:
“3. Trường hợp bất động sản được chia thành nhiều phần cho các chủ sở hữu, chủ sử dụng khác nhau thì khi chia phải dành lối đi cần thiết cho người phía trong theo quy định tại khoản 2 Điều này mà không có đền bù.”.
- Các bên thỏa thuận về vị trí, giới hạn chiều dài, chiều rộng, chiều cao của lối đi qua, bảo đảm thuận tiện cho việc đi lại và ít gây phiền hà cho các bên.
- Riêng trường hợp này việc mở lối đi qua không có đền bù.
Trên đây là bài viết trả lời: Mở lối đi qua thế nào khi người phía trước đã xây nhà? Theo đó, ngay cả khi người phía ngoài đã xây nhà, xây tường rào thì người phía trong vẫn có quyền mở lối đi, thậm chí là đi “tạm” qua tầng 1.
Nếu có vướng mắc hãy gọi đến tổng đài 1900.6192 để được tư vấn và giải đáp.