Mang Sổ đỏ đi thế chấp thì nhà trên đất có nằm trong diện bị thế chấp không?

Mang Sổ đỏ đi thế chấp thì nhà trên đất có nằm trong diện bị thế chấp không? là vấn đề mà nhiều người còn vướng mắc. Bài viết dưới đây của LuatVietnam sẽ giúp bạn đọc giải đáp vướng mắc này.

1. Mang Sổ đỏ đi thế chấp thì nhà trên đất có nằm trong diện bị thế chấp không?

Thế chấp quyền sử dụng đất là việc một bên (sau đây gọi là bên thế chấp) dùng quyền sử dụng đất của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và không giao tài sản cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận thế chấp).

Cụ thể tại Điều 318 Bộ luật Dân sự 2015 quy định như sau:

- Trường hợp thế chấp toàn bộ bất động sản có vật phụ thì vật phụ của bất động sản đó cũng thuộc tài sản thế chấp, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

- Trường hợp thế chấp một phần bất động sản có vật phụ thì vật phụ gắn với tài sản đó thuộc tài sản thế chấp, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

- Trường hợp thế chấp quyền sử dụng đất mà tài sản gắn liền với đất thuộc quyền sở hữu của bên thế chấp thì tài sản gắn liền với đất cũng thuộc tài sản thế chấp, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Như vậy, căn cứ theo quy định nêu trên, nếu bên thế chấp và bên nhận thế chấp không có thỏa thuận nào khác thì khi thế chấp quyền sử dụng đất có nhà trên đất thuộc sở hữu của bên thế chấp thì nhà này cũng thuộc diện tài sản thế chấp.

Mang Sổ đỏ đi thế chấp thì nhà trên đất có nằm trong diện bị thế chấp không? (Ảnh minh họa)

2. Thế chấp quyền sử dụng đất mà không thế chấp nhà thì xử lý tài sản thế nào?

Liên quan đến vấn đề này, Điều 325 Bộ luật Dân sự 2015 quy định như sau:

Điều 325. Thế chấp quyền sử dụng đất mà không thế chấp tài sản gắn liền với đất

1. Trường hợp thế chấp quyền sử dụng đất mà không thế chấp tài sản gắn liền với đất và người sử dụng đất đồng thời là chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất thì tài sản được xử lý bao gồm cả tài sản gắn liền với đất, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

2. Trường hợp thế chấp quyền sử dụng đất mà người sử dụng đất không đồng thời là chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất thì khi xử lý quyền sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất được tiếp tục sử dụng đất trong phạm vi quyền, nghĩa vụ của mình; quyền và nghĩa vụ của bên thế chấp trong mối quan hệ với chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất được chuyển giao cho người nhận chuyển quyền sử dụng đất, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Theo đó sẽ xảy ra 02 trường hợp:

- Người sử dụng đất đồng thời là chủ sở hữu nhà: Tài sản được xử lý bao gồm cả quyền sử dụng đất và nhà trên đất, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

- Người sử dụng đất không đồng thời là chủ sở hữu nhà, nếu không có thỏa thuận nào khác thì:

  • Khi xử lý quyền sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất được tiếp tục sử dụng đất trong phạm vi quyền, nghĩa vụ của mình;
  • Quyền và nghĩa vụ của bên thế chấp trong mối quan hệ với chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất được chuyển giao cho người nhận chuyển quyền sử dụng đất.

3. Hồ sơ thế chấp Sổ đỏ cần những giấy tờ gì?

Căn cứ Điều 27 Nghị định 99/2022/NĐ-CP, người yêu cầu đăng ký thế chấp nộp 01 bộ hồ gồm:

- Phiếu yêu cầu đăng ký thế chấp (bản chính);

- Hợp đồng bảo đảm hoặc hợp đồng bảo đảm có công chứng, chứng thực trong trường hợp Luật Đất đai, Luật Nhà ở, luật khác có liên quan quy định (01 bản chính hoặc 01 bản sao có chứng thực);

- Bản gốc Sổ đỏ, Sổ hồng trừ trường hợp nộp đồng thời Hồ sơ đăng ký biện pháp bảo đảm sau:

  • Hồ sơ đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất; hoặc
  • Hồ sơ chứng nhận quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất.

Về trình tự, thủ tục thực hiện mời bạn đọc tham khảo chi tiết tại bài viết: Thế chấp Sổ đỏ: Hồ sơ, thủ tục và cách xử lý khi vi phạm.

Trên đây là giải đáp về Mang Sổ đỏ đi thế chấp thì nhà trên đất có nằm trong diện bị thế chấp không? Mọi vấn đề còn vướng mắc vui lòng liên hệ 19006192 để được LuatVietnam hỗ trợ, giải đáp.

Chia sẻ:
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Xây nhà trổ cửa sổ nhìn thẳng vào nhà người khác, được không?

Nhiều người cho rằng đã là đất của mình thì mình xây thế nào, làm gì trên đất đó cũng được, miễn không xâm phạm phần đất của hàng xóm. Tuy nhiên, chủ sở hữu phải tuân thủ các quy tắc liên quan đến xây dựng công trình nhà ở, đặc biệt là vấn đề trổ cửa sổ.