Tổng hợp Luật Đất đai Việt Nam qua các thời kỳ [cập nhật]

Đất đai là lĩnh vực được Nhà nước đặc biệt quan tâm từ trước đến nay. Kể từ năm 1945 đã có nhiều văn bản Luật Đất đai được ban hành. Vậy Luật Đất đai qua các thời kỳ gồm những văn bản nào?

1. Kể từ năm 1945 tới nay, đã có bao nhiêu văn bản Luật Đất đai được ban hành?

Kể từ năm 1945 tới nay, đã có bao nhiêu văn bản Luật Đất đai được ban hành? (Ảnh minh hoạ)

Kể từ năm 1945 cho đến nay, đã có 06 văn bản Luật Đất đai chính thức được ban hành, cụ thể như sau:

(1) Luật Cải cách ruộng đất năm 1953

Ngày 04/12/1953, Quốc hội đã ban hành Luật Cải cách ruộng đất.

Đây được xem là Luật Đất đai đầu tiên của Việt Nam, quy định cơ bản về các nội dung: mục đích, ý nghĩa cải cách ruộng đất; việc tịch thu, trưng thu, trưng mua ruộng đất; cách chia ruộng đất; cơ quan chấp hành, phương pháp thực hiện việc cải cách ruộng đất.

(2) Luật Đất đai năm 1987

Ngày 29/12/1987, Quốc hội đã ban hành Luật Đất đai số 3-LCT/HĐNN8, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 08/01/1988.

Luật Đất đai năm 1987 quy định chế độ sở hữu toàn dân về đất đai và về quyền sử dụng đất.

Theo đó, đất đai thuộc sở hữu của toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu, thống nhất quản lý. Người sử dụng đất được Nhà nước giao, cho thuê và cho phép chuyển nhượng quyền sử dụng đất.

(3) Luật Đất đai năm 1993

Ngày 14/7/1993, Quốc hội đã ban hành Luật Đất đai số 24-L/CTN, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/10/1993 để thay thế cho Luật Đất đai năm 1987.

(4) Luật Đất đai năm 2003

Ngày 26/11/2003, Quốc hội đã ban hành Luật Đất đai số 13/2003/QH11, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/2004 để thay thế cho Luật Đất đai năm 1993.

Luật Đất đai 2003 quy định chi tiết về trách nhiệm, quyền hạn của Nhà nước - đại diện chủ sở hữu toàn dân và thống nhất quản lý đất đai, các chế độ quản lý, sử dụng đất đai và quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất.

(5) Luật Đất đai năm 2013

Ngày 29/11/2013, Quốc hội đã ban hành Luật Đất đai số 45/2013/QH13, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/2014 để thay thế cho Luật Đất đai năm 2003.

Theo đó, Luật Đất đai 2013 quy định chi tiết về chế độ sở hữu đất đai; trách nhiệm, quyền hạn của Nhà nước - đại diện chủ sở hữu toàn dân và thống nhất quản lý đất đai; các chế độ quản lý, sử dụng đất đai; và quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất đối với đất đai trong lãnh thổ nước Việt Nam.

(6) Luật Đất đai năm 2024 (hiện đang áp dụng)

Ngày 18/01/2024, Quốc hội đã ban hành Luật Đất đai số 31/2024/QH15 tại kỳ họp bất thường lần thứ 5, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/8/2024 để thay thế cho Luật Đất đai năm 2013.

Riêng Điều 190 và Điều 248 có hiệu lực từ ngày 01/4/2024 và việc lập, phê duyệt quy hoạch sử dụng đất được tiếp tục thực hiện theo Nghị quyết 61/2022/QH15; khoản 9 Điều 60 có hiệu lực thi hành từ ngày Nghị quyết 61/2022/QH15 hết hiệu lực.

Luật Đất đai qua các thời kỳ (Ảnh minh hoạ)

2. Các nội dung được tiếp thu, điều chỉnh trong Luật Đất đai 2024

Luật Đất đai 2024 đã quy định cụ thể nhiều nội dung để giải quyết các vấn đề phát sinh trong lĩnh vực đất đai hiện đang gặp phải. Theo đó, các nội dung được tiếp thu và điều chỉnh trong Luật Đất đai 2024 đó là:

  • Quyền, nghĩa vụ của người Việt Nam định cư tại nước ngoài về việc sử dụng đất.

  • Không mở rộng phạm vi nhận chuyển quyền của tổ chức kinh tế có vốn đầu tư của nước ngoài (Điều 28).

  • Về việc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư của nước ngoài nhận chuyển nhượng đối với dự án bất động sản.

  • Quyền, nghĩa vụ của tổ chức kinh tế và đơn vị sự nghiệp công lập sử dụng đất được cho thuê trả tiền hàng năm đối với tài sản gắn liền với đất (Điều 34).

  • Điều kiện với cá nhân không trực tiếp sản xuất nông nghiệp thực hiện nhận chuyển nhượng đất trồng lúa (khoản 7 Điều 45).

  • Nguyên tắc lập, phê duyệt quy hoạch sử dụng đất của các cấp (khoản 9 Điều 60).

  • Chỉ tiêu sử dụng đất xác định trọng nội dung của quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh và huyện (Điều 65, 66).

  • Tổ chức thực hiện quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất, thực hiện phân bổ chỉ tiêu sử dụng đất cấp tỉnh, cấp huyện (Điều 76).

  • Việc thu hồi đất để thực hiện dự án nhà ở thương mại, dự án hỗn hợp nhà ở kết hợp kinh doanh thương mại và dịch vụ (khoản 27 Điều 79).

  • Về việc phát triển, khai thác, quản lý quỹ đất (Chương VIII).

  • Mối quan hệ giữa những trường hợp thu hồi đất và việc thỏa thuận nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất thực hiện dự án về phát triển kinh tế - xã hội mà không sử dụng vốn ngân sách của nhà nước.

  • Việc cấp Giấy chứng nhận cho hộ gia đình và cá nhân đang sử dụng đất mà không có giấy tờ về đất, không vi phạm pháp luật và không thuộc trường hợp giao đất không đúng thẩm quyền (khoản 3 Điều 138).

  • Về tiền thuê đất đối với thuê đất trả tiền hàng năm (khoản 3 Điều 153).

  • Về phương pháp định giá đất; các trường hợp, điều kiện áp dụng đối với từng phương pháp (Điều 158).

  • Hoạt động lấn biển (Điều 190).

  • Đối tượng được sử dụng đất quốc phòng, an ninh kết hợp hoạt động lao động sản xuất và xây dựng kinh tế (khoản 1 Điều 201); quyền, nghĩa vụ của doanh nghiệp quân đội và công an khi sử dụng đất quốc phòng, an ninh kết hợp hoạt động lao động sản xuất và xây dựng kinh tế (điểm h khoản 3 Điều 201).

Trên đây là những thông tin về Tổng hợp Luật Đất đai Việt Nam qua các thời kỳ.
Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 19006192 để được hỗ trợ.
Chia sẻ:
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Xây nhà trổ cửa sổ nhìn thẳng vào nhà người khác, được không?

Nhiều người cho rằng đã là đất của mình thì mình xây thế nào, làm gì trên đất đó cũng được, miễn không xâm phạm phần đất của hàng xóm. Tuy nhiên, chủ sở hữu phải tuân thủ các quy tắc liên quan đến xây dựng công trình nhà ở, đặc biệt là vấn đề trổ cửa sổ.