Chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội được lựa chọn như thế nào?

Việc lựa chọn chủ đầu tư trong xây dựng nhà ở xã hội được nhiều người quan tâm. Luật Nhà ở 2023 quy định về điều này như thế nào? Thông tin trong bài viết dưới đây sẽ giải đáp về vấn đề này.

Lựa chọn chủ đầu tư trong xây dựng nhà ở xã hội như thế nào?

Điều 84 Luật Nhà ở 2023 hướng dẫn việc lựa chọn chủ đầu tư trong xây dựng nhà ở xã hội tùy thuộc từng trường hợp cụ thể:

(1) Dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội được đầu tư bằng nguồn vốn của Nhà nước để phát triển nhà ở

Dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội được đầu tư bằng nguồn vốn của Nhà nước để phát triển nhà ở bao gồm:

- Vốn đầu tư công theo quy định của pháp luật về đầu tư công;

- Vốn từ công trái quốc gia, trái phiếu, vốn hỗ trợ phát triển chính thức, vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước; vốn huy động từ Quỹ phát triển đất, các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách khác theo quy định của pháp luật.

Đối với các trường hợp này việc xác định chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư công và pháp luật về xây dựng.

Đối với dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội thuộc thẩm quyền quyết định đầu tư của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thì cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh đề xuất chủ đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư công và pháp luật về xây dựng.

(2) Dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội được đầu tư bằng nguồn tài chính công đoàn

Việc xác định chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội được thực hiện theo quy định áp dụng với dự án đầu tư công theo quy định của pháp luật về đầu tư công và pháp luật về xây dựng.

(3) Trường hợp phải dành quỹ đất trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại để đầu tư xây dựng nhà ở xã hội

Giao chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại trực tiếp đầu tư xây dựng nhà ở xã hội, trừ trường hợp Nhà nước sử dụng diện tích đất này để giao cho tổ chức khác thực hiện đầu tư xây dựng nhà ở xã hội.

(4) Dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội được đầu tư không bằng nguồn vốn quy định tại các trường hợp trên

Việc lựa chọn chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội thực hiện như sau:

- Trường hợp chỉ có 01 nhà đầu tư quan tâm theo quy định của pháp luật về đấu thầu

Cơ quan có thẩm quyền thực hiện thủ tục chấp thuận nhà đầu tư làm chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội khi nhà đầu tư đáp ứng các điều kiện, tiêu chí theo quy định của Chính phủ;

- Trường hợp có từ 02 nhà đầu tư trở lên quan tâm

Thực hiện lựa chọn chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội thông qua hình thức đấu thầu theo quy định của pháp luật về đấu thầu;

- Được chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời chấp thuận nhà đầu tư làm chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội khi nhà đầu tư có quyền sử dụng đất thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất đối với loại đất được thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội hoặc đang có quyền sử dụng đất đối với loại đất được thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội theo quy định của Luật Đất đai.

Lựa chọn chủ đầu tư trong xây dựng nhà ở xã hội như thế nào?
Lựa chọn chủ đầu tư trong xây dựng nhà ở xã hội như thế nào? (Ảnh minh họa)

Các hình thức phát triển nhà ở xã hội từ 01/8/2024

Điều 80 Luật Nhà ở 2023 quy định cụ thể các hình thức phát triển nhà ở xã hội gồm:

Thứ nhất, Nhà nước đầu tư xây dựng nhà ở xã hội bằng:

+ Vốn đầu tư công để cho thuê, cho thuê mua.

+ Vốn từ công trái quốc gia, trái phiếu, vốn hỗ trợ phát triển chính thức, vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước; vốn huy động từ Quỹ phát triển đất, các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách khác theo quy định của pháp luật để bán, cho thuê mua, cho thuê.

Thứ hai, doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã bỏ vốn đầu tư xây dựng nhà ở xã hội để bán, cho thuê mua, cho thuê cho đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 77 Luật Nhà ở 2023.

Thứ ba, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam là cơ quan chủ quản dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội bằng nguồn tài chính công đoàn cho công nhân, người lao động thuộc đối tượng được hưởng chính sách nhà ở xã hội thuê.

Thứ tư, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tham gia đầu tư phát triển nhà ở xã hội thông qua hình thức đầu tư vốn hoặc thực hiện đầu tư xây dựng nhà ở xã hội hoặc hợp tác kinh doanh với doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã trong nước để cùng thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội để bán, cho thuê mua, cho thuê theo quy định của Luật này, pháp luật về đất đai, pháp luật về kinh doanh bất động sản và quy định khác của pháp luật có liên quan.

thứ năm, cá nhân xây dựng nhà ở xã hội cho đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 77 Luật Nhà ở 2023.

Trên đây là thông tin về Lựa chọn chủ đầu tư trong xây dựng nhà ở xã hội 

Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 19006192 để được hỗ trợ.
Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

6 điểm mới tại Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn 2024, áp dụng từ 01/7/2025

6 điểm mới tại Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn 2024, áp dụng từ 01/7/2025

6 điểm mới tại Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn 2024, áp dụng từ 01/7/2025

Vừa qua, Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn đã chính thức thông qua, thay thế cho Luật Quy hoạch đô thị 2009 và sửa đổi, bổ sung một số văn bản liên quan. và bắt đầu có hiệu lực từ 01/7/2025. Cùng LuatVietnam cập nhật 06 điểm mới tại Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn 2024 ngay trong bài viết dưới đây.