Lối đi chung và lối đi qua có điểm gì khác nhau?

Lối đi chung và lối đi qua tồn tại rất phổ biến trên thực tế nhưng không vì lẽ đó mà người dân hiểu rõ thế nào là lối đi chung, thế nào là lối đi qua và điểm khác nhau giữa chúng. Trong nhiều trường hợp việc phân biệt giúp áp dụng đúng căn cứ để giải quyết tranh chấp lối đi.


Thế nào là lối đi chung, lối đi qua?

* Lối đi chung là gì?

Pháp luật hiện nay không quy định hay giải thích thế nào là lối đi chung. Bên cạnh việc pháp luật không quy định thì nguồn gốc lối đi chung cũng có sự khác nhau nhất định, có thể kể đến một số trường hợp phổ biến như sau:

(1) Lối đi chung được hình thành từ lối mòn, sử dụng lâu năm.

(2) Lối đi chung được người sử dụng đất phía ngoài tự dành ra hoặc theo thỏa thuận hoặc chuyển nhượng cho người phía trong để có lối ra đường công cộng (giống với lối đi qua).

(3) Lối đi chung do các chủ sử dụng đất cắt một phần đất của mình tạo nên, đồng thời lối đi chung tạo thành ranh giới sử dụng đất giữa các thửa đất liền kề (thường gọi là đường đi chung hoặc ngõ đi chung).

Mặc dù nguồn gốc, thời gian hình thành có thể khác nhau nhưng tựu chung lại lối đi chung vẫn được hiểu theo trường hợp phổ biến nhất, đó là:

Lối đi chung là phần diện tích đất được cắt ra để các chủ sử dụng đất sử dụng làm lối đi ra đường giao thông công cộng.

* Lối đi qua là gì?

Khác với lối đi chung, lối đi qua và quyền về lối đi qua được Bộ luật Dân sự và Luật Đất đai quy định rõ, cụ thể tại khoản 1 Điều 254 Bộ luật Dân sự 2015 quy định như sau:

“1. Chủ sở hữu có bất động sản bị vây bọc bởi các bất động sản của các chủ sở hữu khác mà không có hoặc không đủ lối đi ra đường công cộng, có quyền yêu cầu chủ sở hữu bất động sản vây bọc dành cho mình một lối đi hợp lý trên phần đất của họ.”.

Theo đó, lối đi qua là lối đi trên bất động sản của người khác do chủ sở hữu bất động sản bị vây bọc và chủ sở hữu bất động sản vây bọc thỏa thuận hoặc theo bản án của Tòa án hoặc quyết định của cơ quan nhà nước khác có thẩm quyền. 

loi di chung va loi di qua

Lối đi chung và lối đi qua có điểm gì khác nhau?

Lưu ý: Do pháp luật không có quy định cụ thể về lối đi chung nên bảng phân biệt dưới đây dùng để phân biệt giữa lối đi qua và trường hợp lối đi chung do các bên cắt một phần đất của mình tạo thành lối đi để sử dụng chung.

Ngoài ra, trong nhiều trường hợp không thể lấy quy định quyền về lối đi qua áp dụng để giải quyết tranh chấp về lối đi chung, thay vào đó phải áp dụng quy định giải quyết tranh chấp đất đai.

Tiêu chí

Lối đi qua

Lối đi chung

Nguồn gốc

Do các bên thỏa thuận. Bên cạnh đó còn do Tòa án, cơ quan nhà nước khác có thẩm quyền quyết định nếu không thỏa thuận được

Do các bên cắt một phần đất của mình để tạo thành lối đi chung

Đền bù

- Chủ bất động sản bị vây bọc phải đền bù cho chủ bất động sản vây bọc khi yêu cầu mở lối đi qua bất động sản của họ, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

- Trường hợp bất động sản được chia thành nhiều phần cho các chủ sở hữu, chủ sử dụng khác nhau thì khi chia phải dành lối đi cần thiết cho người phía trong mà không có đền bù.

Lối đi chung thường không có đền bù vì do các bên góp đất tạo thành lối đi để sử dụng chung

Đất mở lối đi

Vị trí lối đi qua nằm trên bất động sản vị vây bọc (mở lối đi qua đất của người khác).

Nói cách khác, đất mở lối đi là đất của người khác (chủ bất động sản vây bọc)

Do các bên thỏa thuận nhưng thông thường là ranh giới thửa đất của các bên hoặc lối mòn đã sử dụng nhiều năm

Đăng ký

Phải đăng ký với cơ quan đăng ký đất đai để ghi vào sổ địa chính (theo điểm l khoản 4 Điều 95 Luật Đất đai 2013)

Không bắt buộc phải đăng ký.

Trường hợp sử dụng nhiều năm mà tạo thành lối đi chung có thể được đo vẽ và thể hiện trong bản đồ địa chính.

Ngoài ra, lối đi chung cũng có thể tạo thành ranh giới giữa các bất động sản liền kề (tạo thành ranh giới khi tồn tại từ 30 năm trở lên mà không có tranh chấp)

Người hưởng quyền

Chủ bất động sản bị vây bọc (được hưởng quyền hạn chế đối với bất động của người khác)

Các bên đều được hưởng quyền (vì là lối đi chung)

Trên đây là một số điểm khác nhau giữa lối đi chung và lối đi qua. Trong một số trường hợp trên thực tế người dân vẫn thường đánh đồng giữa lối đi chung và lối đi chung; điều này không quá quan trọng bởi lẽ khi tranh chấp về lối đi chung hay lối đi qua đều có những căn cứ pháp luật để giải quyết.

Nếu bạn đọc có vướng mắc hãy gọi đến tổng đài 1900.6192 để được tư vấn và giải đáp.

Đánh giá bài viết:
(3 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Mở lối đi qua thế nào khi người phía trước đã xây nhà?

Mở lối đi qua thế nào khi người phía trước đã xây nhà?

Mở lối đi qua thế nào khi người phía trước đã xây nhà?

Quyền về lối đi qua là một quyền sử dụng hạn chế với bất động sản liền kề. Theo quy định chủ bất động sản bị vây bọc có quyền yêu cầu người phía trước mở lối đi ra đường công cộng trên bất động sản của họ. Vậy, mở lối đi qua thế nào khi người phía trước đã xây nhà?

Bồi thường về đất 2023: Điều kiện và cách tính tiền bồi thường

Bồi thường về đất 2023: Điều kiện và cách tính tiền bồi thường

Bồi thường về đất 2023: Điều kiện và cách tính tiền bồi thường

Khi Nhà nước thu hồi đất thì người có đất thu hồi quan tâm nhất là vấn đề bồi thường. Quy định bồi thường về đất gồm nhiều vấn đề khác nhau như điều kiện được bồi thường, giá bồi thường, cách tính tiền bồi thường, số tiền bồi thường nhận được.