Lối đi chung được thể hiện trên sổ đỏ thế nào?

Trong Sổ đỏ sẽ thể hiện các thông tin về thửa đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Vậy, lối đi chung thể hiện trên sổ đỏ thế nào? Bài viết dưới đây của LuatVienam sẽ làm rõ về vấn đề này.

Lối đi chung thể hiện trên Sổ đỏ thế nào?

Lối đi chung được hiểu là phần diện tích đất được cắt ra để các chủ sử dụng đất dùng làm lối đi ra đường giao thông công cộng. Nguồn gốc của lối đi chung có thể được hình thành từ lối mòn; từ một phần đất do các chủ sử dụng đất cắt ra; do người sử dụng đất phía ngoài tự dành ra hoặc theo thỏa thuận hoặc chuyển nhượng cho người phía trong để có lối ra đường công cộng

Lối đi chung được cấp Sổ đỏ hay không tùy thuộc vào nguồn gốc sử dụng đất và thỏa thuận của các chủ sử dụng đất cùng sử dụng lối đi chung. Theo đó, căn cứ Điều 12 Thông tư 23/2014/TT-BTNMT, thông tin về lối đi chung thể hiện trên Sổ đỏ như sau:

- Sơ đồ thửa đất thể hiện các thông tin gồm:

  • Hình thể thửa đất, chiều dài các cạnh thửa;
  • Số hiệu thửa hoặc tên công trình giáp ranh, chỉ dẫn hướng;

- Chỉ giới, mốc giới quy hoạch sử dụng đất, chỉ giới, mốc giới hành lang bảo vệ an toàn công trình trên thửa đất cấp Giấy chứng nhận được thể hiện bằng đường nét đứt xen nét chấm kèm theo ghi chú loại chỉ giới, mốc giới.

Trong đó:

  • Trường hợp thửa đất hợp nhất từ nhiều thửa khác có nguồn gốc, thời hạn sử dụng đất khác nhau hoặc có phần đất sử dụng riêng của một người và phần đất sử dụng chung của nhiều người thì thể hiện ranh giới giữa các phần đất bằng đường nét đứt xen nét chấm, kèm theo ghi chú thích theo mục đích của đường ranh giới đó.
  • Trường hợp đất có nhà chung cư mà diện tích đất sử dụng chung của các chủ căn hộ là một phần diện tích của thửa đất thì phải thể hiện phạm vi ranh giới phần đất sử dụng chung đó;

- Sơ đồ nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất:

  • Sơ đồ nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất được thể hiện bằng đường nét đứt liên tục trên sơ đồ thửa đất tại vị trí tương ứng với thực địa. Trường hợp đường ranh giới nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất trùng với ranh giới thửa đất thì thể hiện theo ranh giới thửa đất;
  • Sơ đồ nhà ở (trừ căn hộ chung cư), công trình xây dựng thể hiện phạm vi ranh giới xây dựng (là phạm vi chiếm đất tại vị trí tiếp xúc với mặt đất theo mép ngoài tường bao) của nhà ở, công trình xây dựng.

Theo quy định nêu trên, có thể thấy lối đi chung trên Sổ đỏ được thể hiện bằng đường nét đứt xen nét chấm, kèm theo ghi chú thích theo mục đích của đường ranh giới đó.

Lối đi chung thể hiện trên Sổ đỏ thế nào? là vướng mắc của không ít người (Ảnh minh họa)

Thủ tục cấp Sổ đỏ cho lối đi chung ra sao?

- Trường hợp lối đi chung do tách thửa đất ra, thủ tục cấp Sổ đỏ thực hiện như sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ, gồm:

  • Bản đo vẽ tách thửa;
  • Văn bản chấp thuận tách thửa;
  • Giấy tờ tùy thân, giấy tờ chứng minh nơi ở hợp pháp của các bên;
  • Sổ hộ khẩu hoặc văn bản có giá trị tương đương;
  • Hợp đồng mua bán, tặng cho… (nếu có);
  • Sổ đỏ bản gốc;
  • Đơn đăng ký biến động đất đai (mẫu 09/ĐK);

Bước 2: Nộp hồ sơ, xử lý hồ sơ

- Nơi nộp hồ sơ: Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất/Văn phòng đăng ký đất đai nơi có đất/Trung tâm hành chính công nơi có đất.

- Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền tiến hành:

  • Đo đạc địa chính để tách thửa;
  • Cập nhật thông tin vào cơ sở dữ liệu đất đai, hồ sơ địa chính;
  • Xác nhận biến động;
  • Trình cơ quan có thẩm quyền cấp sổ đỏ mới cho thửa đất mới được tách ra;
  • Gửi số liệu địa chính sang cơ quan thuế;
  • Các công việc khác (theo Điều 75 Nghị định 43/2014/NĐ-CP)

Bước 3: Nhận kết quả

Người sử dụng đất có yêu cầu và được phép ghi nhận, cấp sổ đỏ cho diện tích đất thuộc đường đi chung hoàn thành nghĩa vụ tài chính trước khi nhận sổ đỏ được mang tên mình.

- Trường hợp lối đi chung thuộc diện tích đất được quyền sử dụng hạn chế:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ gồm:

  • Văn bản thỏa thuận về việc sử dụng hạn chế đối với thửa đất liền kề;
  • Bản án/quyết định của Tòa án (nếu có);
  • Giấy tờ tùy thân, giấy tờ chứng minh nơi ở hợp pháp của các bên;
  • Sổ hộ khẩu hoặc văn bản có giá trị tương đương;
  • Hợp đồng mua bán, tặng cho… (nếu có);
  • Sổ đỏ (bản gốc);
  • Đơn đăng ký biến động đất đai (mẫu 09/ĐK);

Bước 2: Nộp hồ sơ tại Văn phòng đăng ký đất đai
Cơ quan này thực hiện kiểm tra hồ sơ, cập nhật thông tin vào cơ sở dữ liệu đất đai, hồ sơ địa chính, xác nhận biến động (quy định tại Điều 73 Nghị định 43/2014/NĐ-CP)

Bước 3: Nhận kết quả

Người sử dụng đất có yêu cầu và được phép ghi nhận, cấp Sổ đỏ cho diện tích đất thuộc đường đi chung hoàn thành nghĩa vụ tài chính trước khi nhận sổ đỏ được mang tên mình.

Trên đây là giải đáp vấn đề Lối đi chung thể hiện trên Sổ đỏ thế nào? Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ 1900.6192 để được LuatVietnam hỗ trợ, giải đáp.

Chia sẻ:
Đánh giá bài viết:
(1 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

6 điểm mới tại Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn 2024, áp dụng từ 01/7/2025

Vừa qua, Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn đã chính thức thông qua, thay thế cho Luật Quy hoạch đô thị 2009 và sửa đổi, bổ sung một số văn bản liên quan. và bắt đầu có hiệu lực từ 01/7/2025. Cùng LuatVietnam cập nhật 06 điểm mới tại Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn 2024 ngay trong bài viết dưới đây.