Loại đất nào khó được phép chuyển sang đất thổ cư?

Các loại đất muốn chuyển sang đất ở (đất thổ cư) phải được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Tuy nhiên, không phải cứ gửi đơn xin chuyển cũng được Nhà nước cho phép chuyển mục đích sử dụng đất. Vậy, có những loại đất nào khó được phép chuyển sang đất thổ cư?


Loại đất khó được phép chuyển sang đất thổ cư

Những loại đất khó, thậm chí là không thể chuyển sang đất thổ cư dưới đây được LuatVietnam chỉ ra dựa trên kinh nghiệm thực tiễn và một số quy định của pháp luật có liên quan, cụ thể:

* Loại đất thuộc nhóm đất nông nghiệp

TT

Loại đất

Lý do

1

Đất chuyên trồng lúa nước

Vì Nhà nước có chính sách bảo vệ đất trồng lúa, hạn chế chuyển đất trồng lúa sang sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp. Trường hợp cần thiết phải chuyển một phần diện tích đất trồng lúa sang sử dụng vào mục đích khác thì Nhà nước có biện pháp bổ sung diện tích đất hoặc tăng hiệu quả sử dụng đất trồng lúa (theo khoản 1 Điều 134 Luật Đất đai 2013).

Trên thực tế khi chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa sang đất phi nông nghiệp thì chủ yếu là chuyển để làm dự án đầu tư.

2

Đất trồng lúa nước còn lại

3

Đất lúa nương

4

Đất rừng phòng hộ

Là đất có rừng được sử dụng chủ yếu để bảo vệ nguồn nước, bảo vệ đất, chống xói mòn, sạt lở, lũ quét, lũ ống, chống sa mạc hóa, hạn chế thiên tai, điều hòa khí hậu, góp phần bảo vệ môi trường, quốc phòng, an ninh, kết hợp du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí; cung ứng dịch vụ môi trường rừng; được phân theo mức độ xung yếu

5

Đất rừng đặc dụng

Là đất có rừng được sử dụng chủ yếu để bảo tồn hệ sinh thái rừng tự nhiên, nguồn gen sinh vật rừng, nghiên cứu khoa học, bảo tồn di tích lịch sử - văn hóa, tín ngưỡng, danh lam thắng cảnh kết hợp du lịch sinh thái; nghỉ dưỡng, giải trí trừ phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của rừng đặc dụng; cung ứng dịch vụ môi trường rừng

6

Đất làm muối

Vì đây là diện tích đất trong quy hoạch phát triển sản xuất muối được cấp có thẩm quyền phê duyệt, bao gồm: Đất sản xuất muối quy mô công nghiệp và đất sản xuất muối thủ công.

* Loại đất thuộc nhóm đất phi nông nghiệp

TT

Loại đất

Ký hiệu

Lý do

1

Đất xây dựng trụ sở cơ quan

TSC

Những loại đất này khó được phép chuyển sang đất ở vì đã được Nhà nước quy hoạch sử dụng  theo mục đích đã định trước.

Bên cạnh đó, nhiều loại đất không thể chuyển sang đất ở vì không phải đất của hộ gia đình, cá nhân mà được Nhà nước sử dụng vào các mục đích theo quy hoạch như đất quốc phòng, đất an ninh, đất đất xây dựng trụ sở cơ quan, đất xây dựng cơ sở ngoại giao, đất giao thông,…

2

Đất xây dựng trụ sở của tổ chức sự nghiệp

DTS

3

Đất xây dựng cơ sở văn hóa

DVH

4

Đất xây dựng cơ sở y tế

DYT

5

Đất xây dựng cơ sở giáo dục và đào tạo

DGD

6

Đất xây dựng cơ sở thể dục thể thao

DTT

7

Đất xây dựng cơ sở khoa học và công nghệ

DKH

8

Đất xây dựng cơ sở dịch vụ xã hội

DXH

9

Đất xây dựng cơ sở ngoại giao

DNG

10

Đất xây dựng công trình sự nghiệp khác

DSK

11

Đất quốc phòng

CQP

12

Đất an ninh

CAN

13

Đất khu công nghiệp

SKK

14

Đất khu chế xuất

SKT

15

Đất cụm công nghiệp

SKN

16

Đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp

SKC

17

Đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản

SKS

18

Đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm

SKX

19

Đất giao thông

DGT

20

Đất thủy lợi

DTL

21

Đất công trình năng lượng

DNL

22

Đất công trình bưu chính, viễn thông

DBV

23

Đất sinh hoạt cộng đồng

DSH

24

Đất khu vui chơi, giải trí công cộng

DKV

25

Đất chợ

DCH

26

Đất có di tích lịch sử - văn hóa

DDT

27

Đất danh lam thắng cảnh

DDL

28

Đất bãi thải, xử lý chất thải

DRA

29

Đất công trình công cộng khác

DCK

30

Đất cơ sở tôn giáo

TON

31

Đất cơ sở tín ngưỡng

TIN

32

Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà hỏa táng

NTD

33

Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối

SON

34

Đất có mặt nước chuyên dùng

MNC


Khi nào được chuyển mục đích sang đất thổ cư?

Điều 57 Luật Đất đai 2013 quy định các loại đất không phải là đất ở muốn chuyển mục đích sử dụng đất sang đất ở phải được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Theo đó, thẩm quyền cho phép chuyển mục đích sử dụng đất như sau:

- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương) quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đối với tổ chức.

- Ủy ban nhân dân cấp huyện (huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương) có thẩm quyền cho phép chuyển mục đích sử dụng đối với hộ gia đình, cá nhân.

Trường hợp cho phép chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp để sử dụng vào mục đích thương mại, dịch vụ với diện tích từ 0,5 héc ta trở lên thì phải có văn bản chấp thuận của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trước khi quyết định.

Đồng thời, khi người dân xin chuyển mục đích sử dụng đất thì Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền không tự ý quyết định mà phải căn cứ vào kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp huyện đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt để ra quyết định.

Tóm lại, hộ gia đình, cá nhân chỉ được phép chuyển mục đích sử dụng đất sang đất ở nếu có quyết định của Ủy ban nhân dân cấp huyện, trường hợp tự ý thực hiện sẽ bị xử lý vi phạm hành chính (phạt tiền và buộc tháo dỡ nhà ở nếu có,…).

Trên đây là bài viết trả lời cho vướng mắc: Loại đất nào khó được phép chuyển sang đất thổ cư? Nếu bạn đọc có vướng mắc hãy gọi đến tổng đài 1900.6192 để được tư vấn.

>> Chuyển mục đích sử dụng đất: Hồ sơ, thủ tục và tiền phải nộp

Chia sẻ:
Đánh giá bài viết:
(1 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Xây nhà trổ cửa sổ nhìn thẳng vào nhà người khác, được không?

Nhiều người cho rằng đã là đất của mình thì mình xây thế nào, làm gì trên đất đó cũng được, miễn không xâm phạm phần đất của hàng xóm. Tuy nhiên, chủ sở hữu phải tuân thủ các quy tắc liên quan đến xây dựng công trình nhà ở, đặc biệt là vấn đề trổ cửa sổ.