Khi nào phải lấy ý kiến về nguồn gốc và thời điểm sử dụng đất?

Khi cấp Giấy chứng nhận trong nhiều trường hợp người đang sử dụng đất không có giấy tờ chứng minh nguồn gốc và thời điểm sử dụng đất (không có giấy tờ xác nhận đất sử dụng ổn định. Đối với trường hợp này phải lấy ý kiến về nguồn gốc và thời điểm sử dụng đất của khu dân cư.


1. Khi nào phải lấy ý kiến về nguồn gốc và thời điểm sử dụng đất?

Theo quy định của pháp luật đất đai khi thực hiện thủ tục đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất lần đầu (cấp Sổ đỏ lần đầu) nếu không có một trong những loại giấy tờ theo quy định tại khoản 2 Điều 21 Nghị định 43/2014/NĐ-CP hoặc trên giấy tờ đó không ghi rõ thời điểm xác lập giấy tờ và mục đích sử dụng đất thì phải lấy ý kiến khu dân cư về nguồn gốc và thời điểm sử dụng đất.

Nội dung này được quy định rõ tại khoản 4 Điều 21 Nghị định 43/2014/NĐ-CP như sau:

“4. Trường hợp không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Khoản 2 Điều này hoặc trên giấy tờ đó không ghi rõ thời điểm xác lập giấy tờ và mục đích sử dụng đất thì phải có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về thời điểm bắt đầu sử dụng đất và mục đích sử dụng đất trên cơ sở thu thập ý kiến của những người đã từng cư trú cùng thời điểm bắt đầu sử dụng đất của người có yêu cầu xác nhận trong khu dân cư (thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc, tổ dân phố) nơi có đất”.

Bên cạnh đó, tại khoản 2 Điều 12 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT cũng quy định các mẫu giấy tờ thực hiện thủ tục đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất lần đầu như sau:

“2. Mẫu giấy tờ thực hiện thủ tục đăng ký lần đầu gồm có:

a) Đơn đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất: Mẫu số 04a/ĐK;

đ) Phiếu lấy ý kiến của khu dân cư về nguồn gốc và thời điểm sử dụng đất: Mẫu số 05/ĐK;”.

lay y kien ve nguon goc va thoi diem su dung dat

2. Khi nào không cần phải lấy ý kiến về nguồn gốc và thời điểm sử dụng đất?

Căn cứ khoản 2 Điều 21 Nghị định 43/2014/NĐ-CP, trường hợp có giấy một trong các loại giấy tờ sau mà trên giấy tờ đó ghi thời điểm bắt đầu sử dụng đất ổn định thì không phải thực hiện thủ tục lấy ý kiến khu dân cư về nguồn gốc và thời điểm sử dụng đất:

- Biên lai nộp thuế sử dụng đất nông nghiệp, thuế nhà đất.

- Biên bản hoặc quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong việc sử dụng đất, biên bản hoặc quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong việc xây dựng công trình gắn liền với đất.

- Quyết định hoặc bản án của Tòa án nhân dân đã có hiệu lực thi hành, quyết định thi hành bản án của cơ quan Thi hành án đã được thi hành về tài sản gắn liền với đất.

- Quyết định giải quyết tranh chấp đất đai của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã có hiệu lực thi hành; biên bản hòa giải tranh chấp đất đai có chữ ký của các bên và xác nhận của đại diện Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất.

- Quyết định giải quyết khiếu nại, tố cáo của cơ quan nhà nước có thẩm quyền có liên quan đến việc sử dụng đất.

- Giấy tờ về đăng ký hộ khẩu thường trú, tạm trú dài hạn tại nhà ở gắn với đất ở; Giấy chứng minh nhân dân hoặc Giấy khai sinh, giấy tờ nộp tiền điện, nước và các khoản nộp khác có ghi địa chỉ nhà ở tại thửa đất đăng ký.

- Giấy tờ về việc giao, phân, cấp nhà hoặc đất của cơ quan, tổ chức được Nhà nước giao quản lý, sử dụng đất.

- Giấy tờ về mua bán nhà, tài sản khác gắn liền với đất hoặc giấy tờ về mua bán đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất có chữ ký của các bên liên quan.

- Bản đồ, sổ mục kê, tài liệu điều tra, đo đạc về đất đai qua các thời kỳ.

- Bản kê khai đăng ký nhà, đất có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã tại thời điểm kê khai đăng ký.

Lưu ý: Trường hợp thời điểm sử dụng đất thể hiện trên các loại giấy tờ trên có sự không thống nhất thì thời điểm bắt đầu sử dụng đất ổn định được xác định theo giấy tờ có ghi ngày tháng năm sử dụng đất sớm nhất.

3. Quy định lấy ý kiến về nguồn gốc và thời điểm sử dụng đất

* Thành phần cuộc họp lấy ý kiến

- Chủ trì cuộc họp: Trưởng (hoặc Phó) thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc, tổ dân phố.

- Đại diện Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất.

- Những người đã từng cư trú cùng thời điểm bắt đầu sử dụng đất của người có yêu cầu xác nhận trong khu dân cư (thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc, tổ dân phố) nơi có đất.

* Nội dung cuộc họp

Cuộc họp đã thống nhất xác định các vấn đề sau:

- Nguồn gốc sử dụng thửa đất (ghi cụ thể: tự khai phá, bao chiếm hoặc nhận chuyển nhượng, nhận thừa kế, được tặng cho, ... từ người sử dụng đất nào, vào thời gian nào)

- Thời điểm bắt đầu sử dụng vào mục đích đăng ký, đề nghị cấp Giấy chứng nhận từ ngày ... tháng .... năm…

- Tình trạng tranh chấp đất đai (ghi rõ không tranh chấp hay đang tranh chấp sử dụng đất với người sử dụng đất nào).

Sau khi lấy ý kiến những người tham gia cuộc họp cùng thống nhất ký tên vào Mẫu số 05/ĐK; sau đó chủ trì cuộc họp ký, ghi rõ họ tên và chức danh và cuối cung là xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu).

Trên đây là quy định về lấy ý kiến về nguồn gốc và thời điểm sử dụng đất khi đăng ký, cấp Sổ đỏ. Nếu cần giải đáp hãy gọi đến tổng đài 1900.6192 của LuatVietnam.

Đánh giá bài viết:
(4 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Từ 01/8, người bị thu hồi đất, chưa được bố trí tái định cư thì ở đâu?

Từ 01/8, người bị thu hồi đất, chưa được bố trí tái định cư thì ở đâu?

Từ 01/8, người bị thu hồi đất, chưa được bố trí tái định cư thì ở đâu?

Nhiều người lo lắng rằng nếu bị thu hồi đất và không còn nhà nào khác để ở mà phải chờ được cấp tái định cư thì sẽ mất rất nhiều thời gian. Vậy từ 01/8, người bị thu hồi đất, chưa được bố trí tái định cư thì ở đâu?

Xây mới nhà tập thể, người dân được đền bù thế nào?

Xây mới nhà tập thể, người dân được đền bù thế nào?

Xây mới nhà tập thể, người dân được đền bù thế nào?

Hiện nay, rất nhiều khu nhà tập thể tại các thành phố lớn đã xuống cấp nghiêm trọng, không đủ điều kiện sử dụng và bị thu hồi lại để xây mới. Mời bạn đọc cùng tìm hiểu người dân được đền bù thế nào khi xây mới nhà tập thể theo quy định của pháp luật.

Dịch vụ trong lĩnh vực đất đai gồm những gì? Ai thực hiện?

Dịch vụ trong lĩnh vực đất đai gồm những gì? Ai thực hiện?

Dịch vụ trong lĩnh vực đất đai gồm những gì? Ai thực hiện?

Dịch vụ trong lĩnh vực đất đai là những dịch vụ công phổ biến mà người sử dụng đất cần nắm rõ bởi lẽ trong nhiều trường hợp các dịch vụ này ảnh hưởng trực tiếp đến tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất như đấu giá hay đăng ký cấp Sổ đỏ, Sổ hồng.