Kiểm đếm khi thu hồi đất: Khi nào kiểm đếm? Quy trình thế nào?

Kiểm đếm khi thu hồi đất là việc phải thực hiện trong quy trình thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng nhằm xác định hiện trạng đất, thống kê tài sản để bồi thường.


1. Mục đích kiểm đếm khi thu hồi đất

Kiểm đếm khi thu hồi đất là công việc do cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiến hành (tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng tiến hành) nhằm xác định hiện trạng sử dụng đất, thống kê nhà ở, tài sản gắn liền với đất để có thông tin cho hoạt động bồi thường, giải phóng mặt bằng.

Mục đích kiểm đếm thu hồi đất trên thực tế thể hiện rất rõ, thông qua việc tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng thống kê nhà ở, số lượng và hiện trạng tài sản gắn liền với đất như số lượng cây trồng, loại, độ tuổi cây trồng.

2. Kiểm đếm thông thường

2.1. Thông báo kế hoạch kiểm đếm

Căn cứ khoản 1 Điều 67 Luật Đất đai 2013, trước khi có quyết định thu hồi đất, cơ quan có thẩm quyền phải thông báo thu hồi cho người có đất thu hồi biết, nội dung thông báo thu hồi bao gồm kế hoạch kiểm đếm, cụ thể:

- Chậm nhất là 90 ngày đối với đất nông nghiệp.

- Chậm nhất là 180 ngày đối với đất phi nông nghiệp.

2.2. Quy trình kiểm đếm thông thường

Căn cứ trình tự, thủ tục thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng quy định tại khoản 1 Điều 69 Luật Đất đai 2013, việc kiểm đếm được tiến hành như sau:

Bước 1: Ban hành kế hoạch kiểm đếm

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương), cấp huyện (huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương) ra thông báo thu hồi đất, trong đó bao gồm cả kế hoạch kiểm đếm.

Bước 2: Thông báo cho người có đất thu hồi biết

Thông báo thu hồi đất (có nội dung kế hoạch kiểm đếm) được gửi đến cho từng người có đất thu hồi, họp phổ biến đến người dân trong khu vực có đất thu hồi và thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng, niêm yết tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã (xã, phường, thị trấn), địa điểm sinh hoạt chung của khu dân cư nơi có đất thu hồi.

Bước 3: Tiến hành kiểm đếm

Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm phối hợp với tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng triển khai thực hiện kế hoạch thu hồi đất, điều tra, khảo sát, đo đạc, kiểm đếm. 

kiem dem khi thu hoi dat

3. Kiểm đếm bắt buộc

3.1. Khi nào phải kiểm đếm bắt buộc?

* Chỉ kiểm đếm bắt buộc khi người có đất thu hồi không phối hợp thực hiện

Điểm d khoản 1 Điều 69 Luật Đất đai 2013 quy định cụ thể về nội dung này như sau:

Trường hợp người sử dụng đất trong khu vực có đất thu hồi không phối hợp với tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng trong việc điều tra, khảo sát, đo đạc, kiểm đếm thì Ủy ban nhân dân cấp xã, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã nơi có đất thu hồi và tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng tổ chức vận động, thuyết phục để người sử dụng đất thực hiện.

Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày được vận động, thuyết phục mà người sử dụng đất vẫn không phối hợp với tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành quyết định kiểm đếm bắt buộc.

Người có đất thu hồi có trách nhiệm thực hiện quyết định kiểm đếm bắt buộc.

Trường hợp người có đất thu hồi không chấp hành thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định kiểm đếm bắt buộc và tổ chức thực hiện cưỡng chế thực hiện theo quy định.

* Điều kiện cưỡng chế thực hiện kiểm đếm bắt buộc

Khoản 2 Điều 70 Luật Đất đai 2013 quy định cưỡng chế thực hiện quyết định kiểm đếm bắt buộc được thực hiện khi có đủ các điều kiện sau:

(1) Người có đất thu hồi không chấp hành quyết định kiểm đếm bắt buộc sau khi Ủy ban nhân dân cấp xã, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã nơi có đất thu hồi và tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng đã vận động, thuyết phục.

(2) Quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định kiểm đếm bắt buộc đã được niêm yết công khai tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã, tại địa điểm sinh hoạt chung của khu dân cư nơi có đất thu hồi.

(3) Quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định kiểm đếm bắt buộc đã có hiệu lực thi hành.

(4) Người bị cưỡng chế đã nhận được quyết định cưỡng chế có hiệu lực thi hành.

Trường hợp người bị cưỡng chế từ chối không nhận quyết định cưỡng chế hoặc vắng mặt khi giao quyết định cưỡng chế thì Ủy ban nhân dân cấp xã lập biên bản.

3.2. Quy trình kiểm đếm bắt buộc

Căn cứ theo quy định tại khoản 4 Điều 70 Luật Đất đai 2013, việc cưỡng chế kiểm đếm được tiến hành như sau:

Bước 1: Vận động, thuyết phục, đối thoại

Tổ chức được giao thực hiện cưỡng chế vận động, thuyết phục, đối thoại với người bị cưỡng chế.

Bước 2: Tiến hành kiểm đếm

Nếu người bị cưỡng chế chấp hành quyết định cưỡng chế thì tổ chức được giao thực hiện cưỡng chế lập biên bản ghi nhận sự chấp hành và thực hiện điều tra, khảo sát, đo đạc, kiểm đếm.

Nếu người bị cưỡng chế không chấp hành quyết định cưỡng chế thì tổ chức được giao thực hiện cưỡng chế thi hành quyết định cưỡng chế.

Trên đây là quy định về kiểm đếm khi thu hồi đất, gồm kiểm đếm thông thường và kiểm đếm bắt buộc. Nếu người dân có vướng mắc hãy gọi đến tổng đài 1900.6192 để nhận được phương án tư vấn ngắn gọn, chính xác của đội ngũ chuyên viên pháp lý LuatVietnam.

>> Thông báo thu hồi đất: Ai thông báo? Thông báo trước bao lâu?

Đánh giá bài viết:
(2 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Xây nhà trổ cửa sổ nhìn thẳng vào nhà người khác, được không?

Xây nhà trổ cửa sổ nhìn thẳng vào nhà người khác, được không?

Xây nhà trổ cửa sổ nhìn thẳng vào nhà người khác, được không?

Nhiều người cho rằng đã là đất của mình thì mình xây thế nào, làm gì trên đất đó cũng được, miễn không xâm phạm phần đất của hàng xóm. Tuy nhiên, chủ sở hữu phải tuân thủ các quy tắc liên quan đến xây dựng công trình nhà ở, đặc biệt là vấn đề trổ cửa sổ.

Cập nhật: Toàn bộ chi phí xem thông tin về đất đai từ 01/8/2024

Cập nhật: Toàn bộ chi phí xem thông tin về đất đai từ 01/8/2024

Cập nhật: Toàn bộ chi phí xem thông tin về đất đai từ 01/8/2024

Thông tư 56/2024/TT-BTC của Bộ Tài chính đã cập nhật toàn bộ về mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý, sử dụng phí khai thác và sử dụng tài liệu đất đai từ Hệ thống thông tin Quốc gia về đất đai. Cùng LuatVietnam tổng hợp toàn bộ chi phí xem thông tin về đất đai từ 01/8/2024 ngay trong bài viết dưới đây.

5 điều người dân sử dụng đất chưa có Sổ đỏ cần biết để tránh bị thiệt thòi

5 điều người dân sử dụng đất chưa có Sổ đỏ cần biết để tránh bị thiệt thòi

5 điều người dân sử dụng đất chưa có Sổ đỏ cần biết để tránh bị thiệt thòi

Việc sử dụng đất chưa có Sổ đỏ mang lại nhiều thiệt thòi về quyền lợi cho người sử dụng đất. Tuy nhiên, người dân vẫn cần lưu ý 5 điều sau đây khi sử dụng đất chưa có Sổ được LuatVietnam cập nhật ngay trong bài viết dưới đây.