7 trường hợp không được tự ý chuyển mục đích sử dụng đất

Khi sử dụng đất nhiều trường hợp người dân không được tự ý chuyển mục đích sử dụng đất, bên cạnh đó có một số trường hợp được chuyển mục đích mà không phải xin phép cơ quan nhà nước nhưng phải đăng ký biến động.


Khi nào chuyển mục đích phải xin phép?

Căn cứ khoản 1 Điều 57 Luật Đất đai 2013, nếu thuộc một trong những trường hợp dưới đây thì người dân chỉ được chuyển mục đích sử dụng đất khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền đồng ý:

TT

Trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất phải xin phép

1

Chuyển đất trồng lúa sang đất trồng cây lâu năm, đất trồng rừng, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối.

2

Chuyển đất trồng cây hàng năm khác sang đất nuôi trồng thủy sản nước mặn, đất làm muối, đất nuôi trồng thủy sản dưới hình thức ao, hồ, đầm.

3

Chuyển đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất sang sử dụng vào mục đích khác trong nhóm đất nông nghiệp.

4

Chuyển đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp.

5

Chuyển đất phi nông nghiệp được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất sang đất phi nông nghiệp được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc thuê đất.

6

Chuyển đất phi nông nghiệp không phải là đất ở sang đất ở.

7

Chuyển đất xây dựng công trình sự nghiệp, đất sử dụng vào mục đích công cộng có mục đích kinh doanh, đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp không phải là đất thương mại, dịch vụ sang đất thương mại, dịch vụ; chuyển đất thương mại, dịch vụ, đất xây dựng công trình sự nghiệp sang đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp.

* Nơi nộp hồ sơ xin chuyển mục đích sử dụng đất

Khoản 1 và khoản 3 Điều 60 Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định nơi nộp hồ sơ xin phép chuyển mục đích sử dụng đất như sau:

- Nộp tại Phòng Tài nguyên và Môi trường nếu là hộ gia đình, cá nhân.

- Nộp tại Sở Tài nguyên và Môi trường nếu là tổ chức.

Lưu ý: Địa phương đã tổ chức bộ phận một cửa thì nộp hồ sơ tại bộ phận một cửa

* Khi nào Nhà nước cho phép chuyển mục đích sử dụng đất?

Theo Điều 52 Luật Đất đai 2013, cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất dựa vào căn cứ sau:

- Kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

- Nhu cầu sử dụng đất thể hiện đơn xin chuyển mục đích sử dụng đất.

Như vậy, mặc dù cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhận được đơn của người dân nhưng nếu kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện không cho phép chuyển mục đích thì cũng không được chuyển.

* Tự ý chuyển mục đích sử dụng đất có thể bị phạt tới 01 tỷ đồng

Từ ngày 05/1/2020, Nghị định 91/2019/NĐ-CP quy định xử lý vi phạm hành chính lĩnh vực đất đai có hiệu lực thi hành thì nhiều hành vi vi phạm bị xử phạt tới 01 tỷ đồng, trong đó có hành vi tự ý chuyển mục đích sử dụng đất.

Xem tại: Mức phạt tiền khi tự ý chuyển mục đích sử dụng đất

tự ý chuyển mục đích sử dụng đất7 trường hợp không được tự ý chuyển mục đích sử dụng đất (Ảnh minh họa)

5 trường hợp không phải xin phép khi chuyển mục đích

Theo Điều 11 Thông tư 02/2015/TT-BTNMT được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 1 Điều 12 Thông tư 33/2017/TT-BTNMT, các trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất không phải xin phép cơ quan nhà nước có thẩm quyền gồm:

- Chuyển đất trồng cây hàng năm sang đất nông nghiệp khác.

- Chuyển đất trồng cây hàng năm khác, đất nuôi trồng thủy sản sang trồng cây lâu năm.

- Chuyển đất trồng cây lâu năm sang đất nuôi trồng thủy sản, đất trồng cây hàng năm.

- Chuyển đất ở sang đất phi nông nghiệp không phải là đất ở.

- Chuyển đất thương mại, dịch vụ sang đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp không phải là đất thương mại, dịch vụ; chuyển đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp không phải là đất thương mại, dịch vụ hoặc đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp sang đất xây dựng công trình sự nghiệp.

Lưu ý: Mặc dù không phải xin phép cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhưng phải đăng ký biến động (bắt buộc đăng ký).

Trên đây là những trường hợp không được tự ý chuyển mục đích sử dụng đất và những trường hợp không phải xin phép nhưng phải đăng ký biến động. Để biết quy trình chuyển mục đích hãy xem hướng dẫn các bước chuyển mục đích sử dụng đất mới nhất.

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Xây nhà trổ cửa sổ nhìn thẳng vào nhà người khác, được không?

Xây nhà trổ cửa sổ nhìn thẳng vào nhà người khác, được không?

Xây nhà trổ cửa sổ nhìn thẳng vào nhà người khác, được không?

Nhiều người cho rằng đã là đất của mình thì mình xây thế nào, làm gì trên đất đó cũng được, miễn không xâm phạm phần đất của hàng xóm. Tuy nhiên, chủ sở hữu phải tuân thủ các quy tắc liên quan đến xây dựng công trình nhà ở, đặc biệt là vấn đề trổ cửa sổ.

2 trường hợp không có tên trong di chúc vẫn hưởng thừa kế nhà đất

2 trường hợp không có tên trong di chúc vẫn hưởng thừa kế nhà đất

2 trường hợp không có tên trong di chúc vẫn hưởng thừa kế nhà đất

Vì nhiều lý do khác nhau mà người lập di chúc không để lại tài sản của mình cho cha, mẹ, vợ, chồng, con chưa thành niên. Pháp luật dự liệu trước trường hợp này xảy ra trên thực tế nên quy định đối tượng không có tên trong di chúc vẫn hưởng thừa kế.