4 trường hợp không cung cấp thông tin đất đai cho người dân

​Để tránh rủi ro khi mua đất thì người mua cần kiểm tra rõ thông tin, cách chính xác nhất là xin thông tin tại Văn phòng đăng ký đất đai. Tuy nhiên, trong một số trường hợp Văn phòng đăng ký đất đai sẽ không cung cấp thông tin đất đai cho người dân.


Khi nào bị từ chối cung cấp thông tin đất đai?

Căn cứ Điều 13 Thông tư 34/2014/TT-BTNMT, những trường hợp không cung cấp dữ liệu đất đai gồm:

- Văn bản, phiếu yêu cầu cung cấp dữ liệu mà nội dung không rõ ràng, cụ thể; yêu cầu cung cấp dữ liệu thuộc phạm vi bí mật Nhà nước không đúng quy định.

- Văn bản yêu cầu không có chữ ký của người có thẩm quyền và đóng dấu xác nhận đối với tổ chức; phiếu yêu cầu không có chữ ký, tên và địa chỉ cụ thể của cá nhân yêu cầu cung cấp dữ liệu.

- Mục đích sử dụng dữ liệu không phù hợp theo quy định của pháp luật.

- Không thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định gồm: Phí khai thác và sử dụng tài liệu đất đai; chi phí in ấn, sao chụp hồ sơ, tài liệu; chi phí gửi tài liệu (nếu có).

Như vậy, chỉ cần thuộc một trong những lý do trên thì cơ quan cung cấp dữ liệu đất đai sẽ từ chối cung cấp thông tin đất đai.

không cung cấp thông tin đất đai4 trường hợp không cung cấp thông tin đất đai (Ảnh minh họa)

Hướng dẫn viết đơn yêu cầu để không bị từ chối

Khi hộ gia đình, cá nhân có nhu cầu khai thác thông tin đất đai để phục vụ việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất thì trước tiên phải tải đơn xin thông tin đất đai theo Mẫu số 01/PYC ban hành kèm theo Thông tư 34/2014/TT-BTNMT.

Trong phiếu yêu cầu cần điền đầy đủ, rõ ràng các thông tin như sau:

1. Nơi nhận phiếu yêu cầu: Đối với cá nhân, hộ gia đình thì ghi tên Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.

2. Thông tin người yêu cầu cung cấp thông tin đất đai phải ghi rõ các nội dung sau:

- Tên tổ chức, cá nhân người yêu cầu cung cấp thông tin.

- Số chứng minh thư nhân dân/căn cước công dân, ghi ngày cấp, nơi cấp.

- Ghi địa chỉ nơi cư trú.

- Ghi số điện thoại, e-mail (nếu có).

3. Danh mục và nội dung dữ liệu thửa đất cần cung cấp.

Để được cung cấp thông tin đất đai phải ghi chính xác số, địa chỉ thửa đất. Sau đó sẽ tích dấu nhân (x) vào ô thông tin dữ liệu cần xin, tùy thuộc vào nhu cầu của từng người mà có thể tích vào một ô hoặc nhiều ô hoặc ô tất cả thông tin.

4. Mục đích sử dụng dữ liệu: Người có yêu cầu phải ghi rõ mục đích, nếu không ghi hoặc không ghi rõ hoặc mục đích sử dụng không phù hợp sẽ bị từ chối cung cấp thông tin.

Ví dụ: Ông A cần thông tin về tình trạng pháp lý để tránh rủi ro khi nhận chuyển nhượng (mua đất) thì phải ghi rõ mục đích sử dụng dữ liệu là sử dụng vào việc xác minh thông tin thửa đất để nhận chuyển nhượng.

5. Về hình thức khai thác, sử dụng và phương thức nhận kết quả thì tích dấu nhân (x) vào phiếu yêu cầu theo mẫu như: Bản giấy sao chụp, nhận tại nơi cung cấp, email, gửi EMS theo địa chỉ.

Trên đây là 04 trường hợp không cung cấp thông tin đất đai cho người dân và cách ghi phiếu yêu cầu để không bị từ chối đơn. Khi mua đất để tránh rủi ro hãy xem 5 nguyên tắc “vàng” khi mua đất.

Đánh giá bài viết:
(2 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

2 trường hợp không có tên trong di chúc vẫn hưởng thừa kế nhà đất

2 trường hợp không có tên trong di chúc vẫn hưởng thừa kế nhà đất

2 trường hợp không có tên trong di chúc vẫn hưởng thừa kế nhà đất

Vì nhiều lý do khác nhau mà người lập di chúc không để lại tài sản của mình cho cha, mẹ, vợ, chồng, con chưa thành niên. Pháp luật dự liệu trước trường hợp này xảy ra trên thực tế nên quy định đối tượng không có tên trong di chúc vẫn hưởng thừa kế.