Có đúng hiện nay, không còn phân biệt Sổ hồng và Sổ đỏ?

Khi nhắc đến “Sổ đỏ” và “Sổ hồng” nhiều người cho rằng Sổ đỏ là loại sổ cấp cho đất, Sổ hồng cấp cho nhà ở. Vậy, quan niệm này có đúng hay không? có phân biệt Sổ hồng và Sổ đỏ không?


Không còn phân biệt Sổ hồng và Sổ đỏ

Cách gọi “Sổ đỏ”, “Sổ hồng” là cách gọi dựa theo màu bìa của từng loại giấy chứng nhận được cấp trước ngày 10/12/2009. Theo quy định, Sổ hồng và Sổ đỏ được cấp cho từng trường hợp như sau:

Tiêu chí

Sổ đỏ

Sổ hồng

Tên gọi

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở.

Căn cứ cấp Sổ

Nghị định 64-CP;

Thông tư 346/1998/TT-TCĐC về hướng dẫn cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Nghị định 60-CP ngày 05/7/1994 về quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu đất ở tại đô thị.

- Luật Nhà ở năm 2005.

Loại tài sản được chứng nhận

Đất ở nông thôn, đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất nuôi trồng thủy sản, làm muối.

Đất ở đô thị, căn hộ chung cư

Cơ quan ban hành mẫu Sổ

Bộ Tài nguyên và Môi trường

Bộ Xây dựng

Giá trị pháp lý hiện nay

Còn giá trị pháp lý (theo khoản 2 Điều 97 Luật Đất đai 2013)

Ngày 19/10/2009, Chính phủ ban hành Nghị định 88/2009/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 10/12/2009; kể từ thời điểm này thì không cấp riêng theo hai loại giấy chứng nhận như trước mà thống nhất cấp duy nhất một loại giấy chứng nhận với tên gọi “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất” theo mẫu do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành.

Từ ngày 01/7/2014, khi Luật Đất đai năm 2013 và các văn bản hướng dẫn thi hành có hiệu lực thi hành thì tên gọi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất được kết thừa.

Tuy thống nhất cấp loại giấy chứng nhận mới nhưng “Sổ hồng” và “Sổ đỏ” được cấp trước ngày 10/12/2009 vẫn có giá trị pháp lý và không phải cấp đổi sang “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất” (theo khoản 2 Điều 97 Luật Đất đai 2013).

Xem thêmTiền sử dụng đất khi cấp Sổ đỏ, chuyển mục đích sử dụng đất

không còn phân biệt sổ hồng và sổ đỏKhông còn phân biệt Sổ hồng và Sổ đỏ (Ảnh minh họa)

Một số thắc mắc liên quan đến giấy chứng nhận

1. Giấy chứng nhận mới có màu gì?

Theo khoản 1 Điều 3 Thông tư 23/2014/TT-BTNMT, giấy chứng nhận do Bộ Tài nguyên và Môi trường phát hành theo một mẫu thống nhất và được áp dụng trong phạm vi cả nước đối với mọi loại đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Giấy chứng nhận gồm một tờ có 04 trang, in nền hoa văn trống đồng màu hồng cánh sen và Trang bổ sung nền trắng.

Như vậy, loại giấy chứng nhận nhà đất được cấp hiện nay có bìa màu hồng cánh sen.

2. Cấp chung một loại giấy thì đất, nhà ở được ghi thế nào?

Căn cứ khoản 1 Điều 3 Thông tư 23/2014/TT-BTNMT giấy chứng nhận gồm một tờ có 04 trang và Trang bổ sung, trong đó tại trang 2 in chữ màu đen gồm mục "II. Thửa đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất", trong đó có các thông tin về thửa đất, nhà ở, công trình xây dựng khác, rừng sản xuất là rừng trồng, cây lâu năm và ghi chú.

Theo quy định trên, có những trường hợp sau:

Trường hợp 1: Khi người sử dụng đất có đủ điều kiện chứng nhận quyền sử dụng đất thì giấy chứng nhận sẽ ghi thông tin về thửa đất, không ghi thông tin về nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (chỉ chứng nhận quyền sử dụng đất).

Trường hợp 2: Khi chủ sở hữu nhà ở đủ điều kiện đăng ký quyền sở hữu nhà ở thì giấy chứng sẽ ghi thông tin về nhà ở.

Trường hợp 3. Khi chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất gồm: Chủ sở hữu công trình xây dựng không phải là nhà ở, chủ sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng, chủ sở hữu cây lây năm có đủ điều kiện đăng ký quyền sở hữu thì sẽ ghi thông tin về từng loại tài sản đó.

Trường hợp 4: Người có đủ điều kiện đăng ký quyền sử dụng đất và đủ điều kiện đăng ký quyền sở hữu nhà ở thì ghi thông tin cả thửa đất và nhà ở.

3. Sổ hồng và Sổ đỏ loại nào giá trị hơn?

Cả “Sổ hồng”, “Sổ đỏ” và loại giấy chứng nhận hiện nay đang cấp (có bìa màu hồng cánh sen) đều là chứng thư pháp lý được Nhà nước cấp cho người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất nên xét về giá trị pháp lý thì “Sổ hồng” và “Sổ đỏ” có giá trị như nhau.

Giá trị thực tế của từng loại Sổ phụ thuộc loại tài sản được chứng nhận quyền sử dụng, quyền sở hữu.

Ví dụ: Đối với 01 Sổ hồng được cấp trước ngày 10/12/2009 cấp cho căn hộ chung cư có giá trị 02 tỷ đồng, 01 Sổ đỏ cấp trước ngày 10/12/2009 cho diện đất ở nông thôn có giá trị 500 triệu đồng; trong trường hợp trên không phải Sổ đỏ cấp cho đất có trị giá hơn Sổ hồng cấp cho nhà ở.

Kết luận: Từ ngày 10/12/2009 đến nay không còn phân biệt Sổ hồng và Sổ đỏ vì chỉ cấp một loại mẫu giấy chứng nhận duy nhất cho cả đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

Lưu ý: Các bài viết của LuatVietnam vẫn thường sử dụng cách gọi “Sổ đỏ” với mục đích giúp người đọc dễ tiếp cận, dễ hiểu.

>> Thủ tục làm Sổ đỏ - Toàn bộ hướng dẫn mới nhất

Khắc Niệm

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

2 trường hợp không có tên trong di chúc vẫn hưởng thừa kế nhà đất

2 trường hợp không có tên trong di chúc vẫn hưởng thừa kế nhà đất

2 trường hợp không có tên trong di chúc vẫn hưởng thừa kế nhà đất

Vì nhiều lý do khác nhau mà người lập di chúc không để lại tài sản của mình cho cha, mẹ, vợ, chồng, con chưa thành niên. Pháp luật dự liệu trước trường hợp này xảy ra trên thực tế nên quy định đối tượng không có tên trong di chúc vẫn hưởng thừa kế.