Không còn hộ khẩu ở địa phương có được cấp Sổ đỏ không?

Không còn hộ khẩu ở địa phương có được cấp Sổ đỏ không? là câu hỏi mà rất nhiều người dân thắc mắc bởi việc chuyển nhà, chuyển khẩu hoặc mua đất ở khác nơi thường trú không phải là trường hợp hiếm gặp. Vậy, pháp luật quy định thế nào về vấn đề này? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

1. Hộ khẩu có liên quan đến việc cấp Sổ đỏ không?

Trước tiên cần hiểu thế nào là Sổ đỏ và thế nào là hộ khẩu? Theo đó, Sổ đỏ là tên thường gọi của chứng thư pháp lý mà Nhà nước cấp cho người sử dụng đất, người sở hữu tài sản gắn liền với đất nhằm khẳng định sự công nhận quyền sử dụng, quyền sở hữu hợp pháp của họ đối với diện tích đất, tài sản trên đất.

Trong khi đó, theo Luật Cư trú hiện hành, hộ khẩu được dùng để xác nhận địa chỉ đăng ký thường trú của công dân.

Ngoài ra, căn cứ quy định tại Thông tư 23/2014/TT-BTNMT, trên trang bìa của Sổ đỏ sẽ ghi thông tin của người được cấp sổ, giấy tờ chứng minh nhân thân và địa chỉ nơi cư trú.

Như vậy, hộ khẩu được dùng để xác nhận nơi đăng ký thường trú của người được cấp giấy chứng nhận và là căn cứ để cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ghi thông tin nơi cư trú của họ trên Sổ đỏ.

khong-con-ho-khu-co-duoc-cap-so-do
Không còn hộ khẩu ở địa phương có được cấp Sổ đỏ không? (Ảnh minh họa)

2. Không còn hộ khẩu ở địa phương có được cấp Sổ đỏ?

Theo quy định tại khoản 2 Điều 101 Luật Đất đai 2013 thì trường hợp không còn hộ khẩu thường trú, người dân vẫn được cấp Sổ đỏ nếu đáp ứng các điều kiện theo quy định của Luật Đất đai 2013.

Cụ thể, căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 101 Luật Đất đai 2013 thửa đất đáp ứng các điều kiện dưới đây sẽ được cấp Sổ đỏ ngay cả khi không còn hộ khẩu ở nơi có đất:

- Thửa đất phải được sử dụng ổn định từ trước ngày 01/7/2004, tức:

  • Đất sử dụng với một mục đích chính từ thời điểm bắt đầu đến thời điểm cấp sổ;
  • Thời điểm bắt đầu sử dụng đất ổn định được căn cứ vào một trong những giấy tờ, tài liệu quy định tại khoản 2 Điều này như căn cước công dân, giấy khai sinh, giấy tờ xác nhận việc nộp tiền điện, nước…có ghi địa chỉ nhà ở tại thửa đất đăng ký;

Trường hợp nếu không có giấy tờ về quyền sử dụng đất thì phải có xác nhận của Uỷ ban nhân dân cấp xã về thời điểm bắt đầu sử dụng đất dựa trên việc thu thập ý kiến của người đã từng cư trú cùng thời điểm bắt đầu sử dụng đất.

- Thửa đất không vi phạm pháp luật về đất đai

- Được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất xác nhận là đất không có tranh chấp

- Được xác nhận là phù hợp quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị/hoặc quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được phê duyệt.

Có thể thấy, việc không còn hộ khẩu tại địa phương không phải là một trong những căn cứ để cơ quan Nhà nước quyết định cấp Sổ đỏ cho người dân hay không. Do vậy, nếu người sử dụng đất đáp ứng đầy đủ các điều kiện nêu trên thì vẫn có thể được cấp Sổ đỏ ngay cả khi không còn hộ khẩu tại nơi có đất.

3. Hồ sơ xin cấp Sổ đỏ khi không có hộ khẩu tại địa phương gồm những giấy tờ gì?

Giấy tờ cần có khi thực hiện xin cấp sổ đỏ lần đầu trong trường hợp không còn hộ khẩu tại nơi có đất như sau (căn cứ khoản 2 Điều 101 Luật Đất đai 2013, Điều 8 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT, Điều 31 Nghị định 43/2014/NĐ-CP)

- Đơn đăng ký cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;

- Một trong các loại giấy tờ chứng minh thời điểm bắt đầu sử dụng đất ổn định: Biên lai đóng thuế; xác nhận của UBND cấp xã nơi có đất về thời điểm bắt đầu sử dụng đất…

- Một trong số những giấy tờ để chứng minh quyền sở hữu nhà ở như:

  • Giấy phép xây dựng…;
  • Văn bản xác nhận của UBND cấp xã về việc xây dựng nhà ở trước 1/7/2006 và được xây dựng trước khi có quy hoạch hoặc phù hợp với quy hoạch nếu xây dựng sau khi có quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị, quy hoạch điểm dân cư nông thôn;
  • Văn bản xác nhận của UBND cấp xã về việc nhà ở không phải xin cấp giấy phép xây dựng, phù hợp quy hoạch nếu nhà ở hoàn thành xây dựng sau 1/7/2006;
  • Văn bản/giấy tờ của cơ quan quản lý về xây dựng cấp huyện chấp thuận cho tồn tại nhà ở nếu nhà ở hoàn thành xây dựng sau 1/7/2006 mà thuộc trường hợp phải xin cấp giấy phép xây dựng mà không có giấy phép;…

- Văn bản về thừa kế, văn bản chuyển quyền sử dụng đất (tặng cho, chuyển nhượng…) (nếu có);

- Giấy tờ, chứng từ thực hiện nghĩa vụ tài chính hoặc giấy tờ, tài liệu chứng minh được miễn, giảm nghĩa vụ tài chính (nếu có)...

Trên đây là giải đáp về Không còn hộ khẩu ở địa phương có được cấp Sổ đỏ không? Mọi vấn đề còn vướng mắc vui lòng liên hệ 19006192 để được LuatVietnam hỗ trợ, giải đáp.

Đánh giá bài viết:
(2 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Xác định nguồn gốc đất cha ông để lại trước năm 1980 thế nào?

Xác định nguồn gốc đất cha ông để lại trước năm 1980 thế nào?

Xác định nguồn gốc đất cha ông để lại trước năm 1980 thế nào?

Đất cha ông để lại trước năm 1980 thường gặp các vấn đề liên quan đến việc xác định nguồn gốc đất ở trong trường hợp đất có vườn, ao xen kẽ. Đọc bài viết dưới đây của LuatVietnam để tìm hiểu rõ hơn về việc xác định nguồn gốc đất trong trường hợp này.