2 trường hợp không có tên trong di chúc vẫn hưởng thừa kế nhà đất

Vì nhiều lý do khác nhau mà người lập di chúc không để lại tài sản của mình cho cha, mẹ, vợ, chồng, con chưa thành niên. Pháp luật dự liệu trước trường hợp này xảy ra trên thực tế nên quy định đối tượng không có tên trong di chúc vẫn hưởng thừa kế.


Khoản 1 Điều 644 Bộ luật Dân sự 2015 quy định:

“1. Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó:

a) Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;

b) Con thành niên mà không có khả năng lao động”.

Như vậy, dù không được người lập di chúc cho hưởng di sản thì 02 trường hợp sau vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật:

Trường hợp 1: Cha, mẹ, vợ, chồng của người lập di chúc.

Trường hợp 2: Con chưa thành niên, con thành niên mà không có khả năng lao động.

không có tên trong di chúc vẫn hưởng thừa kế nhà đấtKhông có tên trong di chúc vẫn hưởng thừa kế nhà đất? (Ảnh minh họa)

Ví dụ: Vợ chồng ông A, bà B có tài sản chung là nhà đất trị giá 02 tỷ đồng, vì mâu thuẫn với vợ nên ông A trước khi chết đã lập di chúc với nội dung là để toàn bộ di sản cho 01 người con trai (cha, mẹ ông A đã chết).

Mặc dù không được ông A cho hưởng di sản theo di chúc nhưng bà B vẫn được hưởng vì là người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc theo quy định tại Điều 644 Bộ luật Dân sự 2015. Phần di sản bà B được hưởng như sau:

- Di sản thừa kế của ông A là 01 tỷ (vì nhà đất là tài sản chung nên chia đôi).

- Nếu chia thừa kế theo pháp luật thì người thừa kế của ông A là bà B và con trai, mỗi suất thừa kế là 500 triệu đồng. Căn cứ khoản 1 Điều 644 Bộ luật Dân sự 2015 thì bà B được hưởng di sản bằng 2/3 suất thừa kế. Do vậy, dù ông A không cho bà B hưởng di sản theo di chúc nhưng bà B vẫn được hưởng phần di sản thừa kế nhà đất với trị giá là 333.33 triệu đồng.

Lưu ý: Quy định người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc không áp dụng đối với người từ chối nhận di sản theo quy định tại Điều 620 hoặc họ là những người không có quyền hưởng di sản theo quy định tại khoản 1 Điều 621 Bộ luật Dân sự 2015.

Trên đây là những người không có tên trong di chúc vẫn hưởng thừa kế nhà đất. Để nhận được di sản thừa kế bạn đọc hãy xem và thực hiện theo thủ tục khai nhận di sản thừa kế mới nhất.

Đánh giá bài viết:
(18 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Xây nhà trổ cửa sổ nhìn thẳng vào nhà người khác, được không?

Xây nhà trổ cửa sổ nhìn thẳng vào nhà người khác, được không?

Xây nhà trổ cửa sổ nhìn thẳng vào nhà người khác, được không?

Nhiều người cho rằng đã là đất của mình thì mình xây thế nào, làm gì trên đất đó cũng được, miễn không xâm phạm phần đất của hàng xóm. Tuy nhiên, chủ sở hữu phải tuân thủ các quy tắc liên quan đến xây dựng công trình nhà ở, đặc biệt là vấn đề trổ cửa sổ.

Luật sư DFC tư vấn tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất

Luật sư DFC tư vấn tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất

Luật sư DFC tư vấn tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất

Ở nước ta, đất đai là tài sản thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Đây là nguyên tắc về sở hữu đất đai xuyên suốt được Hiến pháp và pháp luật ghi nhận, thống nhất trong các văn bản quy phạm pháp luật đất đai có liên quan và hiện hành là Luật Đất đai năm 2013. Một trong những quyền của người sử dụng đất đối với mảnh đất mà mình được Nhà nước công nhận đó là quyền thừa kế quyền sử dụng đất. Tuy nhiên, đất đai là vấn đề phức tạp, nhất là tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất.