Không cần khởi kiện vẫn giải quyết được tranh chấp đất đai

Việc biết rõ quy định không cần khởi kiện vẫn giải quyết được tranh chấp đất đai sẽ giúp người dân có thêm phương án giải quyết khi xảy ra tranh chấp đất đai thay vì chỉ có lựa chọn duy nhất là khởi kiện.


Hòa giải tranh chấp đất đai

Khi xảy ra tranh chấp đất đai (tranh chấp xác định ai là người có quyền sử dụng đất) thì các bên thực hiện việc hòa giải theo quy định tại khoản 1, 2 Điều 235 Luật Đất đai 2024, cụ thể:

- Hòa giải không bắt buộc gồm: Các bên tranh chấp tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai giữa các bên thông qua hòa giải ở cơ sở.

Hòa giải cơ cơ sở là việc hòa giải viên hướng dẫn, giúp đỡ các bên tranh chấp đạt được thỏa thuận, tự nguyện giải quyết với nhau tại thôn, làng, bản, ấp, buôn, phum, sóc, tổ dân phố, khối phố, khu phố và cộng đồng dân cư khác.

- Hòa giải bắt buộc: Là việc hòa giải tranh chấp đất đai tại UBND cấp xã (xã, phường, thị trấn) nơi có đất; hòa giải tại UBND cấp xã là bắt buộc, nếu không hòa giải sẽ không đủ điều kiện nộp đơn khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền hoặc không đủ điều kiện gửi đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại UBND cấp có thẩm quyền.

Kết quả hòa giải tại UBND cấp xã gồm: Hòa giải thành hoặc hòa giải không thành (mặc dù hòa giải thành nhưng các bên không bắt buộc phải thực hiện - nghĩa là tại thời điểm lập biên bản hòa giải thành thì sẽ kết thúc tranh chấp nhưng sau đó có thể đổi ý).

Không cần khởi kiện vẫn giải quyết được tranh chấp đất đaiKhông cần khởi kiện vẫn giải quyết được tranh chấp đất đai (Ảnh minh họa)

Đề nghị UBND cấp có thẩm quyền giải quyết

Khi xảy ra tranh chấp đất đai các bên thường lựa chọn hình thức giải quyết tranh chấp là khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền. Tuy nhiên, nhiều người dân không biết và không sử dụng hình thức giải quyết tranh chấp khác là đề nghị UBND cấp có thẩm quyền giải quyết; so với giải quyết tranh chấp bằng con đường khởi kiện thì hình thức này có những ưu điểm nhất định.

* Trường hợp áp dụng

Khoản 2 Điều 236 Luật Đất đai 2024 quy định khi tranh chấp đất đai xảy ra mà đương sự không có Giấy chứng nhận (Sổ đỏ, Sổ hồng) hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 137 Luật Đất đai 2024 thì đương sự chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết tranh chấp theo quy định như sau:

- Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại UBND cấp có thẩm quyền (UBND cấp huyện, cấp tỉnh) theo quy định.

- Khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định pháp luật về tố tụng dân sự.

Như vậy, riêng trường hợp tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận (Sổ đỏ, Sổ hồng) hoặc có một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại Điều 137 Luật Đất đai 2024 và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì không được lựa chọn một trong hai hình thức trên, thay vào đó là chỉ được khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền.

* Cơ quan có thẩm quyền giải quyết

Căn cứ khoản 3 Điều 236 Luật Đất đai 2024, trường hợp đương sự lựa chọn giải quyết tranh chấp đất đai tại UBND cấp có thẩm quyền thì việc giải quyết tranh chấp được thực hiện theo quy định như sau:

- Tranh chấp đất đai giữa cá nhân, hộ gia đình, cộng đồng dân cư với nhau thì Chủ tịch UBND cấp huyện giải quyết (huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương); khi có quyết định giải quyết nếu không đồng ý với quyết định giải quyết đó thì các bên tranh chấp có quyền khởi kiện tại Tòa án theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính hoặc khiếu nại đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

- Tranh chấp đất đai mà một bên tranh chấp là tổ chức, tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc, người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giải quyết (ví dụ tranh chấp giữa hộ gia đình, cá nhân với doanh nghiệp hoặc hộ gia đình, cá nhân với người Việt Nam định cư ở nước ngoài); khi có quyết định giải quyết nếu không đồng ý với quyết định giải quyết tranh chấp đó thì các bên tranh chấp có quyền khởi kiện tại Tòa án theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính hoặc khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường.

* Một số ưu điểm khi giải quyết tranh chấp tại UBND cấp có thẩm quyền

- Quyết định giải quyết vẫn được bảo đảm thực hiện: Theo khoản 4 Điều 236 Luật Đất đai 2024, quyết định giải quyết tranh chấp có hiệu lực thi hành phải được các bên nghiêm chỉnh chấp hành. Sau thời hạn 30 ngày kể từ ngày quyết định giải quyết tranh chấp có hiệu lực thi hành mà các bên hoặc một trong các bên không chấp hành sẽ bị cưỡng chế thi hành.

- Thời gian giải quyết nhanh hơn: Không quá 30 ngày kể từ thời điểm nhận được đơn yêu cầu hòa giải.

So với thời gian giải quyết vụ án tranh chấp đất đai tại Tòa án thì thời gian giải quyết do Chủ tịch UBND cấp huyện, cấp t nhanh hơn nhiều (thời gian giải quyết vụ án dao động từ 6-8 tháng, nhiều vụ kéo dài vài năm).

- Không phải nộp tạm ứng án phí, án phí: Khi nộp đơn khởi kiện thì người nộp đơn phải nộp tạm ứng án phí thì Tòa án mới thụ lý, trừ trường hợp được miễn, khi thua kiện phải nộp án phí; riêng trường hợp giải quyết tranh chấp tại UBND cấp có thẩm quyền thì không phải nộp những khoản tiền này.

Mặc dù có một số ưu điểm như trên nhưng hình thức giải quyết tranh chấp tại UBND cấp có thẩm quyền cũng có những hạn chế nhất định như không có hoạt động tranh tụng của luật sư hoặc những người am hiểu pháp luật để có thể tăng khả năng thắng kiện, giải quyết tranh chấp tại UBND không mang tính “chuyên nghiệp” như Tòa án,…

Kết luận: Các bên tranh chấp có thể không cần khởi kiện vẫn giải quyết được tranh chấp đất đai vì có quyền lựa chọn hình thức giải quyết tranh chấp khác là nộp đơn yêu cầu giải quyết tại UBND cấp có thẩm quyền theo quy định.

Nếu bạn đọc có vướng mắc về nội dung trên hãy gọi tới tổng đài 1900.6192 để được giải đáp.

Đánh giá bài viết:
(4 đánh giá)
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

6 điểm mới tại Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn 2024, áp dụng từ 01/7/2025

6 điểm mới tại Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn 2024, áp dụng từ 01/7/2025

6 điểm mới tại Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn 2024, áp dụng từ 01/7/2025

Vừa qua, Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn đã chính thức thông qua, thay thế cho Luật Quy hoạch đô thị 2009 và sửa đổi, bổ sung một số văn bản liên quan. và bắt đầu có hiệu lực từ 01/7/2025. Cùng LuatVietnam cập nhật 06 điểm mới tại Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn 2024 ngay trong bài viết dưới đây.

Cập nhật: Toàn bộ chi phí xem thông tin về đất đai từ 01/8/2024

Cập nhật: Toàn bộ chi phí xem thông tin về đất đai từ 01/8/2024

Cập nhật: Toàn bộ chi phí xem thông tin về đất đai từ 01/8/2024

Thông tư 56/2024/TT-BTC của Bộ Tài chính đã cập nhật toàn bộ về mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý, sử dụng phí khai thác và sử dụng tài liệu đất đai từ Hệ thống thông tin Quốc gia về đất đai. Cùng LuatVietnam tổng hợp toàn bộ chi phí xem thông tin về đất đai từ 01/8/2024 ngay trong bài viết dưới đây.

5 điều người dân sử dụng đất chưa có Sổ đỏ cần biết để tránh bị thiệt thòi

5 điều người dân sử dụng đất chưa có Sổ đỏ cần biết để tránh bị thiệt thòi

5 điều người dân sử dụng đất chưa có Sổ đỏ cần biết để tránh bị thiệt thòi

Việc sử dụng đất chưa có Sổ đỏ mang lại nhiều thiệt thòi về quyền lợi cho người sử dụng đất. Tuy nhiên, người dân vẫn cần lưu ý 5 điều sau đây khi sử dụng đất chưa có Sổ được LuatVietnam cập nhật ngay trong bài viết dưới đây.