Không được bồi thường đất nhưng bồi thường nhà ở, cây trồng?

Thông thường khi Nhà nước thu hồi đất mà đất được bồi thường thì tài sản gắn liền với đất cũng sẽ được bồi thường. Vậy, có khi nào người dân không bồi thường về đất nhưng được bồi thường nhà ở, cây trồng không?

Để biết có khi nào người dân không được bồi thường về đất nhưng được bồi thường về nhà ở, cây trồng, vật nuôi hay không hãy xem điều kiện bồi thường theo quy định của pháp luật đất đai sau đây:

Điều kiện bồi thường về đất

Điều 75 Luật Đất đai 2014 quy định điều kiện được bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng như sau:

“1. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất không phải là đất thuê trả tiền thuê đất hàng năm, có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (sau đây gọi chung là Giấy chứng nhận) hoặc có đủ điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của Luật này mà chưa được cấp, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 77 của Luật này;…”.

Như vậy, khi Nhà nước thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng thì hộ gia đình, cá nhân có đất thu hồi sẽ được bồi thường về đất nếu đáp ứng các điều kiện sau:

(1) Đất không phải là đất thuê trả tiền thuê đất hàng năm.

(2) Có Giấy chứng nhận (Sổ đỏ, Sổ hồng) hoặc đủ điều kiện cấp theo quy định nhưng chưa được cấp, trừ 01 trường hợp.

Do đó, nếu hộ gia đình, cá nhân không thỏa mãn các điều kiện trên sẽ không được bồi thường về đất.

khong boi thuong ve dat nhung duoc boi thuong nha o

Điều kiện bồi thường nhà ở, cây trồng

Khoản 1 Điều 88 Luật Đất đai 2013 quy định nguyên tắc bồi thường thiệt hại về tài sản khi Nhà nước thu hồi đất như sau:

“Khi Nhà nước thu hồi đất mà chủ sở hữu tài sản hợp pháp gắn liền với đất bị thiệt hại về tài sản thì được bồi thường.”.

Theo đó, trường hợp Nhà nước thu hồi đất thì chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất như nhà ở, cây trồng được bồi thường nếu có đủ điều kiện sau:

(1) Là tài sản hợp pháp.

Pháp luật đất đai hiện nay không có quy định hay giải thích thế nào là tài sản hợp pháp. Tuy nhiên, căn cứ theo Điều 92 Luật Đất đai 2013 tài sản gắn liền với đất là hợp pháp nếu tài sản đó không thuộc một trong những trường hợp sau:

- Tài sản gắn liền với đất được tạo lập trái quy định của pháp luật hoặc tạo lập từ sau khi có thông báo thu hồi đất của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

Ví dụ: Nhà ở xây dựng phải có giấy phép xây dựng nhưng khi tiến hành khởi công không có giấy phép hoặc không được hợp thức hóa trong quá trình xây dựng.

- Sử dụng đất không đúng mục đích đã được Nhà nước giao, cho thuê, công nhận quyền sử dụng đất và đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi sử dụng đất không đúng mục đích mà tiếp tục vi phạm.

Ví dụ: Xây nhà trên đất nông nghiệp, khi thu hồi đất nông nghiệp đó thì nhà ở không được bồi thường.

- Đất không được chuyển nhượng, tặng cho theo quy định mà nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho.

(2) Tài sản bị thiệt hại do Nhà nước thu hồi đất như nhà ở bị phá dỡ, cây trồng bị chặt bỏ,…

Tóm lại, từ điều kiện bồi thường về đất và tài sản gắn liền với đất như trên cho thấy việc người dân không được bồi thường đất nhưng được bồi thường về nhà ở, cây trồng, vật nuôi… là việc phổ biến và phù hợp với pháp luật nếu rơi vào trường hợp đất không đủ điều kiện bồi thường nhưng tài sản gắn liền với đất vẫn đủ điều kiện.

Bên cạnh đó người dân cũng cần lưu ý đối với trường hợp đất không đủ điều kiện chuyển nhượng, góp vốn khi doanh nghiệp trực tiếp thỏa thuận với người sử dụng đất để có quỹ đất thực hiện dự án thì trong một số trường hợp Nhà nước sẽ trực tiếp thu hồi đất (không bồi thường về đất) nhưng người dân được thỏa thuận bán tài sản gắn liền với đất cho doanh nghiệp.

Nội dung này được nêu rõ tại khoản 13 Điều 1 Nghị định 148/2020/NĐ-CP như sau:

“…

4. Trường hợp khu đất thực hiện dự án đầu tư có phần diện tích đất mà người dang sử dụng đất không có quyền chuyển nhượng, cho thuê, góp vốn bằng quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai nhưng có tài sản gắn liền với đất thì chủ đầu tư được phép thỏa thuận mua tài sản gắn liền với đất của người đang sử dụng đất, Nhà nước thực hiện thu hồi đất, giao đất hoặc cho chủ đầu tư thuê đất không thông qua đấu giá quyền sử dụng đất, không thông qua đấu thầu dự án có sử dụng đất, chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư và phải xác định giá đất cụ thể để tính thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất theo quy định…”.

Kết luận: Người dân không bồi thường về đất nhưng được bồi thường nhà ở là việc bình thường nếu thực hiện đúng quy định pháp luật. Trường hợp có vướng mắc hãy gọi đến tổng đài 1900.6192 để được tư vấn và giải đáp.

Không bị thiệt nếu biết 10 điều này khi Nhà nước thu hồi đất

Đánh giá bài viết:
(1 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Xây nhà trổ cửa sổ nhìn thẳng vào nhà người khác, được không?

Xây nhà trổ cửa sổ nhìn thẳng vào nhà người khác, được không?

Xây nhà trổ cửa sổ nhìn thẳng vào nhà người khác, được không?

Nhiều người cho rằng đã là đất của mình thì mình xây thế nào, làm gì trên đất đó cũng được, miễn không xâm phạm phần đất của hàng xóm. Tuy nhiên, chủ sở hữu phải tuân thủ các quy tắc liên quan đến xây dựng công trình nhà ở, đặc biệt là vấn đề trổ cửa sổ.

Pháp luật cấm lập vi bằng mua bán nhà đất không có Sổ đỏ?

Pháp luật cấm lập vi bằng mua bán nhà đất không có Sổ đỏ?

Pháp luật cấm lập vi bằng mua bán nhà đất không có Sổ đỏ?

Vi bằng là văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi có thật do Thừa phát lại trực tiếp chứng kiến, lập theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức theo quy định và trong nhiều trường hợp phải có giấy tờ nhất định. Vậy, pháp luật cấm lập vi bằng mua bán nhà đất không có Sổ đỏ, Sổ hồng không?