“Hứa mua”, “hứa bán” đất nhưng không thực hiện có bị phạt cọc?

Hiện nay có tình trạng các bên thỏa thuận lập hợp đồng “hứa mua”, “hứa bán” đất nhằm chuyển nhượng quyền sử dụng đất tại một thời điểm thích hợp trong tương lai. Vậy, khi hứa mua, hứa bán đất nhưng không thực hiện có bị phạt cọc hay không?


1. Pháp luật có quy định “hứa bán”, “hứa mua” đất không?

Hiện nay, việc “hứa mua”, “hứa bán” đất xảy ra tại nhiều địa phương. Tuy nhiên, pháp luật dân sự nói chung và pháp luật đất đai nói riêng không có bất kỳ điều khoản nào quy định hay giải thích thế nào là “hứa mua”, “hứa bán” đất.

Trên thực tế việc “hứa mua”, “hứa bán” đất xảy ra chủ yếu đối với một số trường hợp sau:

(1) Người sử dụng đất chưa đủ điều kiện để chuyển nhượng quyền sử dụng đất do các nguyên nhân như đất chưa được cấp Giấy chứng nhận (chưa có Sổ đỏ, Sổ hồng).

(2) “Hứa bán” một phần thửa đất nhưng cần thời gian thực hiện thủ tục tách thửa nên chưa thể chuyển nhượng được ngay theo quy định của pháp luật.

(3) “Hứa bán” một phần hoặc toàn bộ thửa đất nhưng quyền sử dụng đất đang thế chấp tại ngân hàng.

(4) Dự án chưa đủ điều kiện chuyển nhượng, chưa đủ điều kiện “phân lô, bán nền” nhưng một số công ty bất động sản có nhu cầu huy động vốn nên mời gọi người dân ký các loại hợp đồng như hợp đồng góp vốn (trong hợp đồng có kèm điều khoản hứa mua, hứa bán đất).

Có thể thấy những trường hợp trên thì chưa đủ điều kiện để thực hiện thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, vì nhiều lý do khác nhau mà người đang sử dụng đất cũng như người mua sẵn sàng ký hợp đồng “hứa mua”, “hứa bán” quyền sử dụng đất trong tương lai. Trong hợp đồng này có thể có hoặc không có quy định đặt cọc và phạt cọc.

Tóm lại, pháp luật không có điều khoản nào quy định “hứa bán”, “hứa mua” đất.

2. Hứa mua, hứa bán đất nhưng không thực hiện có bị phạt cọc?

* Hứa mua, hứa bán nhưng hợp đồng không ghi là “đặt cọc”

Bên không thực hiện hợp đồng sẽ không bị phạt cọc (có thể bị phạt vi phạm hợp đồng nếu hợp đồng đó hợp pháp và có quy định phạt vi phạm hợp đồng).

* Hứa mua, hứa bán nhưng có ghi là “đặt cọc”

Căn cứ Điều 328 Bộ luật Dân sự 2015, nếu hợp đồng có ghi là “đặt cọc” và hợp đồng đó hợp pháp mà một trong các bên từ chối giao kết hoặc thực hiện hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất thì sẽ bị phạt cọc, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.

Lưu ý: Chỉ được coi là đặt cọc nếu trong hợp đồng do các bên thỏa thuận có ghi là “đặt cọc” (việc xác định có phải là đặt cọc hay không rất quan trọng bởi lẽ đây là một trong những biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ nên có kèm theo quy định phạt cọc khi không thực hiện).

hua ban dat nhung khong thuc hien co bi phat coc khong

3. "Hứa mua", "hứa bán" khác gì với đặt cọc

Mặc dù pháp luật không quy định thế nào là hứa mua, hứa bán nhưng căn cứ vào thực tiễn hợp đồng các bên đã ký kết và quy định về đặt cọc trong Bộ luật Dân sự 2015, có thể thấy hứa mua, hứa bán khác với đặt cọc, cụ thể:

Tiêu chí

Hứa mua, hứa bán đất

Đặt cọc mua đất

Khái niệm

Hứa mua, hứa bán là lời hứa, cam kết của người đang sử dụng đất và người muốn nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất nhằm chuyển nhượng quyền sử dụng đất trong tương lai.

Đặt cọc là việc một bên (bên đặt cọc) giao cho bên kia (bên nhận đặt cọc) một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng.

Biện pháp bảo đảm

Không phải là biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ để giao kết hoặc thực hiện hợp đồng.

Đặt cọc là một biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ nhằm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng.

Phạt cọc

Không bị phạt cọc.

Nếu có đặt một khoản tiền thì được xác định là tiền trả trước để thực hiện nghĩa vụ thanh toán, nên khi bên dự định mua không tiến hành giao kết hợp đồng như ý chí ban đầu (không mua) thì khoản tiền trả trước sẽ được trả lại cho bên mua.

Bị phạt cọc:

- Nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc

- Nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc.

Lưu ý: Nếu các bên thỏa thuận không phạt cọc hoặc thỏa thuận phạt cọc với mức cao hoặc thấp hơn mức phạt cọc trên thì thực hiện theo thỏa thuận đó.

Bắt buộc thực hiện

Không bắt buộc thực hiện.

Phải giao kết hoặc thực hiện hợp đồng (nếu không sẽ bị phạt cọc), trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Lưu ý: Trường hợp một bên trong hợp đồng giao cho bên kia một khoản tiền mà các bên không xác định rõ là tiền đặt cọc hoặc tiền trả trước thì số tiền này được coi là tiền trả trước (theo Điều 38 Nghị định 21/2021/NĐ-CP). Trường hợp này không bị phạt cọc.

Trên đây là bài viết trả lời cho câu hỏi: Hứa mua, hứa bán đất nhưng không thực hiện có bị phạt cọc hay không? Theo đó, cần phải xem xét từng điều khoản của hợp đồng cụ thể nhưng trên thực tế hầu hết sẽ không bị phạt cọc vì hợp đồng không ghi là “đặt cọc” và nhiều trường hợp quyền sử dụng đất không đủ điều kiện chuyển nhượng.

Đây là vấn đề rất phức tạp trên thực tế, nếu người dân gặp vướng mắc hoặc cần giải đáp về quy định nêu trên hãy liên hệ ngay tổng đài 1900.6192 để được tư vấn.

>> 7 điều phải biết khi ký hợp đồng đặt cọc mua đất

Đánh giá bài viết:
(1 đánh giá)
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

6 điểm mới tại Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn 2024, áp dụng từ 01/7/2025

6 điểm mới tại Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn 2024, áp dụng từ 01/7/2025

6 điểm mới tại Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn 2024, áp dụng từ 01/7/2025

Vừa qua, Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn đã chính thức thông qua, thay thế cho Luật Quy hoạch đô thị 2009 và sửa đổi, bổ sung một số văn bản liên quan. và bắt đầu có hiệu lực từ 01/7/2025. Cùng LuatVietnam cập nhật 06 điểm mới tại Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn 2024 ngay trong bài viết dưới đây.

Xin giấy phép xây dựng ở đâu? Cần chuẩn bị giấy tờ gì?

Xin giấy phép xây dựng ở đâu? Cần chuẩn bị giấy tờ gì?

Xin giấy phép xây dựng ở đâu? Cần chuẩn bị giấy tờ gì?

Đối với công trình, nhà ở thuộc trường hợp phải có giấy phép xây dựng trước khi khởi công thì chủ đầu tư phải xin giấy phép trước thời điểm này. Tuy nhiên, có không ít hộ gia đình, cá nhân không biết xin giấy phép xây dựng ở đâu, xin giấy phép cần những giấy tờ gì?