Cách hợp thức hóa đất dôi dư so với Sổ đỏ

Đất dôi dư gồm nhiều trường hợp như đất dôi dư so với sổ, giấy tờ đang sử dụng hoặc do lấn chiếm hoặc đất dôi dư, xen kẹt nhưng chưa ai sử dụng. Khi người dân nắm rõ cách hợp thức hóa đất dôi dư sẽ giúp bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

Đất dôi dư so với Giấy chứng nhận (Sổ đỏ, Sổ hồng) hoặc so với số liệu trên giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại Điều 100 Luật Đất đai 2013 có thể được chia thành nhiều trường hợp khác nhau, tương ứng với mỗi trường hợp đó sẽ có cách xử lý (cách hợp thức hóa) khác nhau, cụ thể:

1. Đất dôi dư do đo không chính xác

Diện tích thực tế và diện tích trên giấy tờ không phải khi nào cũng giống nhau, nhất là đối với thửa đất có hình thể phức tạp và phần nào đó là do đo thủ công.

Đối với trường hợp ranh giới không thay đổi nhưng có đất dôi dư thì nguyên nhân là do đo đạc không chính xác, đối với trường hợp này xử lý theo quy định tại khoản 5 Điều 98 Luật Đất đai 2013 như sau:

“5. Trường hợp có sự chênh lệch diện tích giữa số liệu đo đạc thực tế với số liệu ghi trên giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này hoặc Giấy chứng nhận đã cấp mà ranh giới thửa đất đang sử dụng không thay đổi so với ranh giới thửa đất tại thời điểm có giấy tờ về quyền sử dụng đất, không có tranh chấp với những người sử dụng đất liền kề thì khi cấp hoặc cấp đổi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất diện tích đất được xác định theo số liệu đo đạc thực tế. Người sử dụng đất không phải nộp tiền sử dụng đất đối với phần diện tích chênh lệch nhiều hơn nếu có.”.

Theo đó, khi ranh giới thửa đất đang sử dụng không thay đổi so với ranh giới tại thời điểm có giấy tờ về quyền sử dụng đất hoặc cấp Sổ đỏ, không có tranh chấp với những người sử dụng đất liền kề thì khi cấp hoặc cấp đổi Sổ đỏ diện tích đất được xác định theo số liệu đo đạc thực tế.

Nghĩa là diện tích dôi dư nghiễm nhiên thuộc về người sử dụng đất và không phải nộp tiền sử dụng đất đối với phần diện tích này.

Xem thêm: Hồ sơ cấp Sổ đỏ, Sổ hồng cho đất tăng thêm

hop thuc hoa dat doi du

2. Đất dôi dư do lấn chiếm

Trái ngược với trường hợp trên, trường hợp đo đạc lại mà ranh giới thửa đất có thay đổi so với ranh giới tại thời điểm có giấy tờ về quyền sử dụng đất thì phần diện tích chênh lệch nhiều hơn (nếu có) được xem xét cấp Sổ đỏ theo quy định.

Nội dung này cũng được nêu rõ tại nguyên tắc cấp sổ quy định tại khoản 5 Điều 98 Luật Đất đai 2013, cụ thể:

“Trường hợp đo đạc lại mà ranh giới thửa đất có thay đổi so với ranh giới thửa đất tại thời điểm có giấy tờ về quyền sử dụng đất và diện tích đất đo đạc thực tế nhiều hơn diện tích ghi trên giấy tờ về quyền sử dụng đất thì phần diện tích chênh lệch nhiều hơn (nếu có) được xem xét cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định tại Điều 99 của Luật này.”.

Theo đó, đối với diện tích đất dôi dư mà chủ sử dụng đất đã sử dụng trước ngày 01/7/2014 thì xử lý theo quy định tại Điều 22 Nghị định 43/2014/NĐ-CP.

Xem chi tiết: Đất lấn chiếm có được cấp Sổ đỏ không?

3. Đất dôi dư nhưng chưa sử dụng hoặc sử dụng sau ngày 01/7/2014

Đất dôi dư trong trường hợp này là đất dôi dư, xen kẹt chưa sử dụng hoặc sử dụng sau ngày 01/7/2014. Về nguyên tắc diện tích đất dôi dư này thuộc về nhà nước (nếu tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng sau ngày 01/7/2014 cũng không đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận và bị coi là hành vi lấn, chiếm đất).

Tuy nhiên, đối với phần diện tích đất dôi dư này vẫn có những cách xử lý mà theo đó nếu người dân nắm rõ có thể được sử dụng hợp pháp theo bằng quyết định của cơ quan quản lý hành chính nhà nước, cụ thể:

- Làm đơn xin giao đất, cho thuê đất:

Trên thực tế có một điều hiển nhiên rằng phần diện tích đất dôi dư thường không nhiều và không đủ điều kiện diện tích tối thiểu để tạo thành một thửa đất riêng. Đối với phần diện tích này cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ xem xét giao đất, cho thuê đất theo quy định của Luật Đất đai 2013 và khoản 11 Điều 1 Nghị định 148/2020/NĐ-CP.

- Tham gia đấu giá quyền sử dụng đất:

Đấu giá quyền sử dụng đất chủ yếu được thực hiện khi phần diện tích đất dôi dư, xen kẹt chưa được sử dụng hoặc sử dụng sau ngày 01/7/2014 và có từ hai chủ sử dụng đất liền kề trở lên (cả hai đều có nhu cầu sử dụng).

Việc đấu giá thực hiện theo quy định đấu giá quyền sử dụng đất, đối tượng tham gia đấu giá quyền sử dụng đất là các chủ sử dụng đất ở liền kề với thửa đất đấu giá.

Lưu ý: Đối với phần đất dôi dư, xen kẹt không đủ điều kiện tạo thành thửa đất riêng khi có quyết định giao đất, cho thuê đất hoặc trúng đấu giá quyền sử dụng đất thì người sử dụng đất thực hiện thủ tục hợp thửa với thửa đất đang sử dụng để tạo thành một thửa chung.

Trên đây là cách hợp thức hóa đất dôi dư trong các trường hợp phổ biến, có thể thấy quy định này khá phức tạp và trong nhiều trường hợp người dân không thể tự mình thực hiện được. Do đó, nếu cần tư vấn hãy gọi đến tổng đài 1900.6192 của LuatVietnam để được giải thích rõ đối với từng trường hợp trên thực tế.

Đánh giá bài viết:
(3 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Trường hợp nào được thuê đất trả tiền hàng năm và một lần?

Trường hợp nào được thuê đất trả tiền hàng năm và một lần?

Trường hợp nào được thuê đất trả tiền hàng năm và một lần?

Theo Luật Đất đai 2024, sắp tới, khi Nhà nước cho thuê đất, một số trường hợp được cho thuê đất thu tiền một lần sẽ được chuyển sang trả tiền hàng năm để giảm áp lực tài chính. Vậy khi nào được thuê đất trả tiền hàng năm và một lần? Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

5 trường hợp đất người dân không nên mua

5 trường hợp đất người dân không nên mua

5 trường hợp đất người dân không nên mua

Khi mua đất (nhận chuyển nhượng) người mua phải biết một số quy định cơ bản để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Theo đó, những trường hợp đất người dân không nên mua dưới đây không chỉ nêu ra những trường hợp cần tránh xa mà còn có những cách xử lý nếu “nhỡ” mua phải đất này.

Con ra ở riêng có quyền yêu cầu cha mẹ chia đất không?

Con ra ở riêng có quyền yêu cầu cha mẹ chia đất không?

Con ra ở riêng có quyền yêu cầu cha mẹ chia đất không?

Cha mẹ chia đất cho con khi con ra ở riêng là việc rất phổ biến và nhiều bậc cha mẹ, con cái cho đó là điều hiển nhiên. Tuy nhiên, mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh nên không phải khi nào mọi thứ cũng diễn ra thuận lợi. Vậy, khi con ra ở riêng có quyền yêu cầu cha mẹ chia đất không?

Vì sao nhiều dự án bỏ hoang nhưng không bị thu hồi đất?

Vì sao nhiều dự án bỏ hoang nhưng không bị thu hồi đất?

Vì sao nhiều dự án bỏ hoang nhưng không bị thu hồi đất?

Đất đai là tài nguyên quan trọng của quốc gia và giá trị loại tài nguyên này được thể hiện khi chúng được đưa vào sử dụng, nhưng trên thực tế hiện nay không ít dự án bị bỏ hoang. Để lý giải vì sao nhiều dự án bỏ hoang nhưng không bị thu hồi đất hãy cùng LuatVietnam tìm hiểu một số nguyên nhân sau.